Trong lịch sử, đã có rất nhiều ví dụ minh chứng những người tị nạn có thể mang tới đóng góp to lớn cho nhân loại, về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, chính trị và thể thao.
Hiện vấn nạn di cư đang là nỗi trăn trở của các nhà lãnh đạo châu Âu và thu hút được sự quan tâm của thế giới.
Mỗi
năm có đến hàng ngàn người tị nạn rời bỏ quê hương, mạo hiểm tính mạng
trên những con thuyền nhỏ bé lênh đênh triển biển hay chèn ép thân mình
trong những chiếc xe tải ngột ngạt để có thể tìm cuộc sống mới tại châu
Âu.
Ở nhiều nơi, dân tị nạn
còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhóm người địa phương vì những
người này cho rằng dân nhập cư là thủ phạm gây ra các vụ gây rối, mất
trật tự xã hội.
Nhờ
những chính sách hỗ trợ người nhập cư "hậu hĩnh" khiến nhiều người địa
phương cảm thấy họ cạn kiệt dần nguồn ngân sách, tài nguyên của đất nước
mình.
Tuy nhiên trong lịch
sử, đã có rất nhiều ví dụ minh chứng những người tị nạn có thể mang tới
đóng góp to lớn cho nhân loại, trên mọi lĩnh vực như khoa học, nghệ
thuật, chính trị và thể thao.
Dưới đây là 8 nhân vật huyền thoại có xuất thân là dân tị nạn:
Bà Marlene Dietrich là biểu tượng trong giới điện ảnh và là ca sĩ thành danh của Đức vào những năm 1920.
Sau
khi quân phát xít tấn công vào thị trấn quê nhà của bà và giành quyền
kiểm soát, bất bình trước đế chế tàn bạo của Hitler, bà đã bỏ sang Mỹ và
theo đuổi sự nghiệp diễn xuất tại Hollywood trong năm 1930.
Khi
trở thành công dân Mỹ, bà đã tham gia biểu diễn cho các doanh trại quân
đội khối Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Freddie
Mercury là người hát chính cho ban nhạc rock huyền thoại nổi tiếng một
thời ở Anh. Freddie Mercury là người Pháp được sinh ra tại Vương quốc
Hồi giáo Zanzibar.
Gia
đình của ông đã quyết định ly hương trong bối cảnh Zanzibar tiến hành
cách mạng lật đổ bọn tư bản địa chủ và lập nên nước Cộng hoà nhân dân
Zanzibar vào năm 1964. Sau đó, ông tới London sinh sống và phát triển
tài năng cũng như sự nghiệp âm nhạc vang dội tại đây.
Nhà
vật lý Albert Einstein nổi tiếng với "Thuyết tương đối" - trụ cột chính
yếu của vật lý hiện đại - đã bị quân Đức Quốc xã khởi tố khi gán thuyết
này của ông vào tên gọi "Phát minh của người Do Thái". Sau đó, ông đã
chuyển đến sống tại Mỹ vào năm 1933 và chưa bao giờ quay trở lại Đức.
Ngôi sao bóng rổ Luol Deng sinh năm 1985 ngay trong thời điểm Sudan đang diễn ra nội chiến.
Từ
lúc nhỏ, Luol Deng đã cùng gia đình chạy nạn sang Ai Cập và sau đó đến
nước Anh. Luol nhập học ở Mỹ trước khi chính thức đi theo con đường bóng
rổ chuyên nghiệp. Hiện cầu thủ lừng danh này đang chơi cho đội Chicago
Bulls và Miami Heat.
Ít người biết được nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ Madeleine Albright là người Séc.
Bà
Madeleine Albright sinh năm 1937 vì muốn thoát khỏi áp thống trị của
quân phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2 cũng đã tới Mỹ tìm cuộc sống
bình yên cho gia đình.
Chân dung Sigmund Freud, người được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học.
Cha
đẻ của ngành tâm lý học Sigmund Freud – nhân vật đã khiến mọi người
trên thế giới này có cách nhìn nhận khác về cách vận hành tâm lý, suy
nghĩ của loài người – cũng trở thành người tị nạn khi đến cuối đời.
Sau khi quân Đức tiến đánh chiếm giành quyền kiểm soát ở Áo, bác sĩ tâm lý Sigmund Freud cùng vợ rời Vienna sang London.
Nhà
văn nhà thơ có tác phẩm kinh điển "Những người khốn khổ", đóng góp cho
nền văn học nhân loại Victor Hugo là một nhà hoạt động chính trị năng
nổ.
Ông phản đối chính
quyền cai trị của Napoleon III giữa thế kỷ 19, điều này đã buộc ông bị
đi đày gần 20 chục năm trên đảo Jersey và Guernesey (Anh).
Khi
cha của Thabo Mbeki bị bắt và giam giữ cùng ông Nelson Mandela trên Đảo
Robben, Mbeki cũng bị đi đày trong khoảng 10 năm sinh sống ở các vùng
đất khác nhau.
Ông đã bị
buộc thôi học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ và tự học ở
nhà. Trưởng thành về chính trị, Mbeki vận động sinh viên và thanh niên
biểu tình chống lại Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa Nam Phi năm 1961.
Dưới
sự lãnh đạo của Đại hội dân tộc Phi, Thabo Mbeki rời Nam Phi cùng với
các sinh viên khác đến Zimbabuwe, và dừng chân ở nước Anh tiếp tục
nghiên cứu học tập. Sau đó, ông trở về Nam Phi vào năm 1990 và nối tiếp
ông Mandela trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi từ năm 1999.
(Nguồn: CNN).
Hồng Hạnh
toàn những người giỏi
Trả lờiXóa