Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Các nhà khoa học công khai xác nhận: Đại hồng thủy 4.000 năm trước là hoàn toàn có thật

Mới đây, các nhà khoa học đã công khai khẳng định rằng, trận đại hồng thủy xảy ra ở Trung Quốc cách đây 4.000 năm trong lịch sử là hoàn toàn có thật, không chỉ là truyền thuyết.

đại vũ trị thủy, đại hồng thủy, sông Hoàng Hà, nhà khoa học, lũ lụt, Bài chọn lọc,
(Ảnh minh họa)
Ngày 4/8/2016, trên tạp chí “Khoa học” (Science) của hãng truyền thông Reuters đã đăng tải một bài viết, trong đó các nhà khoa học công bố rằng có bằng chứng cho thấy trận đại hồng thủy xảy ra ở Trung Quốc vào 4.000 năm trước là có thật, không chỉ là huyền thoại.
Trên thế giới có nhiều tộc người, như Lưỡng Hà, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Maya và các nền văn minh khác, đều có truyền thuyết về đại hồng thủy. Tại Trung Quốc được nhiều người biết nhất chính là trận đại hồng thủy xảy ra vào khoảng năm 1920 TCN và câu chuyện Đại Vũ trị thủy.
Tương truyền, lúc bấy giờ “hồng thủy trông giống như một vạc nước sôi bất tận, tràn ngập khắp nơi. Những cơn sóng cao ngút mắt đập vào hai bờ sông Hoàng Hà, phá hủy tất cả mọi thứ trên đường đi. Trận lũ tràn vào các con đường trong các thành phố sơ khai của Trung Quốc cổ, cuốn trôi vùng đất trồng trọt xung quanh…”. Rồi một người đàn ông vĩ đại đã chế ngự được cơn hồng thủy và khôi phục vạn vật sinh cơ, khiến cho nền văn minh cổ Trung Hoa tiếp tục kéo dài. Ông chính là hoàng đế Hạ Vũ, người sáng lập ra vương triều nhà Hạ – triều đại đầu tiên của Trung Quốc.
đại vũ trị thủy, đại hồng thủy, sông Hoàng Hà, nhà khoa học, lũ lụt, Bài chọn lọc,
Chân dung vị vua sáng lập ra nhà Hạ, triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài tới 500 năm.
“Washington Post” cũng đưa tin, đối với đại hồng thủy như thế này, cho dù với ngành nghiên cứu khoa học như ngày nay cũng phải bó tay hết cách, không thể có biện pháp khắc chế. Bởi vậy, đối với người hiện đại mà nói, hơn 4.000 năm trước đại hồng thủy xảy ra ở Trung Quốc và câu chuyện Đại Vũ trị thủy, đa số chỉ coi là thần thoại.
Sở dĩ nó đã trở thành thần thoại, là bởi vì các nhà lịch sử không tìm thấy những bằng chứng khảo cổ bị đại hồng thủy tàn phá có mối liên hệ đến việc trị thủy, không có văn vật lịch sử của vương triều nhà Hạ còn sót lại, mà chỉ tìm được những nội dung câu chuyện được ghi chép lại lưu truyền qua nhiều thế hệ đời sau.
Cho đến mới đây, ngày 4/8, nhà địa chất học Ngô Khánh Long (Wu Qinglong) ở đại học Nam Kinh – Trung Quốc, công bố trên tạp chí “Science” rằng đã tìm thấy dấu vết một trận đại hồng thủy ở sông Hoàng Hà vào khoảng năm 1.900 – 2.000 TCN – cùng thời điểm với trận đại hồng thủy trong truyền thuyết.
Tổng biên tập tạp chí “Science” cho biết: “Nghiên cứu này mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về nền văn minh Trung Quốc cổ đại, là minh chứng thực tế về nguồn gốc của một nền văn minh cũng như sự xuất hiện hoàn cảnh xã hội của nền văn minh cổ”.
Năm 2007, khi đang nghiên cứu địa chất xung quanh sông Hoàng Hà, ông Wu Qinglong để ý tới một số mẫu đất trông giống trầm tích của một trận lũ bùng phát. Trầm tích này có những lớp dày hơn bình thường so với khu vực, điều này cho thấy nó hình thành nhanh chóng bởi một trận lũ lớn. Hơn nữa còn phát hiện rất nhiều đá bùn và đá phiến lục được cho là ở trên tầng cao của các ngọn núi. Những dấu hiệu này tiết lộ rằng sông Hoàng Hà vào thời cổ đại đã từng trải qua một trận hồng thủy nghiêm trọng.
Nhận ra tầm quan trọng của phát hiện này, ông Wu nhanh chóng tập hợp một đội ngũ các nhà khảo cổ, địa chất và sử học để tiến hành nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã đi tới Lajia thuộc tỉnh Thanh Hải và các vùng lân cận, trong một hang động sụp đổ họ đã tìm thấy trầm tích lũ trộn lẫn với gốm sứ vỡ. Ngược lên thượng nguồn sông Hoàng Hà, họ phát hiện một lượng trầm tích lớn đã bị mắc kẹt ở độ cao lên đến hơn 50 m so với mực nước sông.
đại vũ trị thủy, đại hồng thủy, sông Hoàng Hà, nhà khoa học, lũ lụt, Bài chọn lọc,
Vùng núi nơi sông Hoàng Hà chảy qua được cho từng xuất hiện một hồ nước lớn gây nên trận đại hồng thủy – Ảnh: Science
Ngoài ra, hàng ngàn năm trước, một trận động đất lớn đè sập Lajia, xương của trẻ em được tìm thấy ở đây, kết quả kiểm tra carbon phóng xạ, phát hiện thảm họa này xảy ra vào năm 1922 TCN.
Bức tranh lớn dần được hình thành, nhóm nghiên cứu dựa vào những bằng chứng tìm được, phỏng đoán: Hàng ngàn năm trước, một trận động đất lớn làm rung chuyển cả khu vực hình thành nên một con đập chặn ngang sông Hoàng Hà. Mực nước dâng lên, bắt đầu tích tụ, sau khoảng 9 tháng thì vỡ tung và tràn xuống hạ lưu.
Trợ lý giảng dạy tại Đại học Quốc gia Đài Loan, ông David J. Cohen, trưởng nhóm nghiên cứu, thông qua việc khảo sát địa chất Thanh Hải khẳng định các lưu vực sông Hoàng Hà vào năm 1920 thực sự đã có một trận đại hồng thủy lớn nhất trong lịch sử suốt mười ngàn năm qua.
đại vũ trị thủy, đại hồng thủy, sông Hoàng Hà, nhà khoa học, lũ lụt, Bài chọn lọc,
Ông David J. Cohen, trợ lý giảng dạy tại Đại học Quốc gia Đài Loan. (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học tính toán được rằng nước đã đổ xuống với lưu lượng 300.000 đến 500.000 m3 mỗi giây, và sự tàn phá kéo dài đến 2.000 km về hạ lưu.
Nhà địa chất học Darryl Granger (Đại học Purdue) nói: “Tốc độ này tương ứng với tốc độ tối đa của con sông lớn nhất thế giới – sông Amazon khi cơn lũ lớn nhất xảy ra. Đây là cơn lũ lớn nhất trên địa cầu trong mười ngàn năm qua, lượng mưa khiến nước sông Hoàng Hà tăng hơn 500 lần”.
Granger nói: “Vậy nên đại hồng thủy này, đối với hạ lưu sông Hoàng Hà thực sự là một sự hủy diệt”.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích carbon của các trầm tích chứa chất hữu cơ, kết quả cho thấy, đại hồng thủy ước chừng xảy ra vào năm 2.000 TCN, gần Lajia, về cơ bản là trùng với những ghi chép được lưu truyền trong lịch sử cho đến ngày nay.
Ngoài ra, các vết nứt động đất đã được tìm thấy trong trầm tích của đại hồng thủy, cho thấy hai sự kiện phát sinh vào thời gian gần nhau.
Thời gian xảy ra đại hồng thủy là ăn khớp với thời gian sông Hoàng Hà biến đổi, cùng với miêu tả Đại Vũ trị thủy liên tục mấy chục năm trong truyền thuyết là nhất quán với nhau.
Di tích văn hóa Nhị Lý Đầu (Erlitou) thuộc thành phố Yển Sư, tỉnh Hà Nam được cho là xuất hiện vào thời gian không lâu sau khi đại hồng thủy xảy ra. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc xác định văn hóa Nhị Lý Đầu là thuộc văn hóa triều Hạ.
Cho đến nay, không có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa Erlitou và vương triều nhà Hạ. Tuy nhiên, nếu Hạ triều thực sự tồn tại, thì Erlitou rất có thể là lãnh thổ mà triều đại nhà Hạ cai trị.
Nhà địa chất học David Montgomery thuộc Đại học Washington cho rằng, nhóm nghiên cứu của ông Wu Qinglong đã cung cấp những bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của đại hồng thủy.
Ông nói: “Giờ đây chúng ta biết đại hồng thủy của Trung Quốc là có thật. Vậy thì những câu chuyện cổ xưa khác về đại tai nạn, phải chăng cũng là sự thật?”.
Bảo An, theo NTDTV

1 nhận xét:

CHIẾC VÒNG MÃ NÃO - Thái Thanh

Vòng tay mã não là sản phẩm trang sức từ đá tự nhiên - ảnh Internet Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn Qui Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả ...