Đông y cho rằng, nếu chỉ luộc, xào hay nấu canh thì chúng ta
vô tình đã bỏ lỡ 3 bài thuốc tuyệt vời để chữa các bệnh về huyết áp, mỡ
máu và lượng đường trong máu cao.
Chuyên gia gọi rau muống là “khắc tinh” của bệnh “tam cao”
Rau muống là món ăn phổ biến của người Việt bởi đây là thực vật dễ
trồng, phổ biến ở hầu hết các địa phương. Trước đây, rau chỉ được trồng
theo mùa, nhưng giờ có thể tìm mua được quanh năm, kể cả khi trái vụ.
Theo nghiên cứu của Đông y, rau muống không chỉ đơn thuần là một món
ăn, nó còn được xem là một vị thuốc nếu biết chế biến đúng cách.
Công dụng của rau muống
Theo Đông y, rau muống có tác dụng giải cảm nắn, bù nước, thanh
nhiệt, giải độc, cầm máu nhanh, làm mát máu, nhuận tràng, thông tiện.
Trong sách “Nam phương thảo bản trạng” (Trung Quốc) còn ghi rằng đây là
loại rau “kỳ lạ” vì có thể thích ứng với khẩu vị của nhiều người, chữa
bệnh không kém gì dược liệu.
Cụ thể, rau muống có tác dụng chữa bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong
phân, bị rắn cắn, nhiễm trùng, khô dịch tiết âm đạo, ngộ độc thực phẩm.
Thông thường, người bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ em chảy
máu cam, nên ăn canh rau muống nhiều hơn để tăng cường hiệu quả điều
trị.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, rau muống
giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy
sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi
lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu
diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.
Ngoài ra, rau muống có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận
tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư
ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C
và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh
rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho
người bị tiểu đường.
3 cách chế biến món rau muống thành vị thuốc
1. Rau muống + Trứng gà = Hạ huyết áp
Những người bị bệnh huyết áp cao nên nấu rau muống cùng với trứng gà. Cách làm như sau:
Rau muống nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh
nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa
vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì
thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.
2. Rau muống + Thịt gà = Giảm hấp thụ Cholesterol
Người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc
thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn
nhiều hơn món này. Cách làm như sau:
Rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào
chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa
to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm
rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.
3. Rau muống + Râu ngô = Giảm lượng đường trong máu
Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều
đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp bạn cải
thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản. Cách làm như
sau:
Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm
nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một
ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị
bệnh đường máu hiệu quả.
Lưu ý, bài viết chỉ có giá trị tham khảo và điều trị hỗ trợ, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ khám và tham vấn thêm.
Nguồn: ttvn.vn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thơ MP.Trường Giang Thủy : TÓC DÀI TÓC NGẮN , HOA LÒNG
TÓC DÀI TÓC NGẮN Tóc dài xưa nợ bàn tay, Gỡ từng sợi rối thẹn ngày gió thu... Nắng hồng dính vệt sương mù Soi trên tóc ngắn bạc từ hôm qua...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
rau muống rất tốt
Trả lờiXóa