Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Báo động: 1.640 lao động chết vì kiệt sức mỗi ngày, Trung Quốc thành ‘địa ngục công xưởng’?


Trang tin Sri Lanka Guardian dẫn lời một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết ước tính có khoảng 600.000 lao động Trung Quốc tử vong vì làm việc quá sức mỗi năm, nghĩa là mỗi ngày có tới 1.643 người chết vì làm việc kiệt sức.
Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn thống kê năm 2006 của tờ Tuần san Liêu vọng Đông phương, trong đó cho rằng ít nhất 1 triệu công nhân Trung Quốc tử vong mỗi năm do công việc quá tải.
Văn hóa làm việc tại khu vực Đông Á nổi tiếng thế giới vì lịch làm việc kéo dài và mệt mỏi. Rất nhiều công nhân tại các nhà máy của Trung Quốc cũng như các nhân viên văn phòng phải làm việc quá sức.
Một báo cáo về thị trường lao động của Trung Quốc năm 2014 cho thấy có đến 90% công nhân Trung Quốc đã làm việc hơn 40 giờ/tuần, và một số người vượt 50 giờ/tuần. Luật Lao động của Trung Quốc quy định thời gian làm thêm giờ có thể là một giờ, nhưng phải là trong những trường hợp đặc biệt, và không được làm thêm giờ hơn 36 giờ mỗi tháng.
Trước đây, quốc gia nổi tiếng nhất về làm việc quá sức không phải là Trung Quốc, mà là Nhật Bản. Cách đây không lâu, một báo cáo của chính phủ Nhật Bản cho biết khoảng 1/5 số lao động nước này đang làm việc ở mức thời gian nguy hiểm cho tính mạng.
Theo cuộc điều tra của Nhật Bản, được thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 1/2016, bình quân khoảng 21,3% số lao động Nhật Bản làm thêm ít nhất 49 tiếng mỗi tuần, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 16,4% công bố tại Mỹ, 12,5% tại Anh và 10,4% tại Pháp.
Như vậy, tỷ lệ làm việc ngoài giờ của Trung Quốc hiện cao hơn rất nhiều so với các cường quốc kinh tế khác.
Áp lực kiếm miếng cơm manh áo trong một đất nước đông dân, áp lực phát triển sự nghiệp do tự thân đặt ra, và sự cạnh tranh khốc liệt giữa chính các doanh nghiệp đang buộc nhiều người trẻ tuổi phải căng mình làm việc, đe dọa đến chất lượng cuộc sống và thậm chí là tính mạng của họ.
Tin tức về những nạn nhân của tình trạng làm việc quá sức xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc vài năm qua.
Biên tập viên một tờ báo ở tỉnh Hà Bắc hồi tháng 5 qua đời do bệnh ung thu gan liên quan đến làm việc quá sức, hay một biên tập viên khác tại Bắc Kinh đột quỵ tại một nhà ga điện ngầm hồi tháng 7. Trường hợp mới nhất là một kỹ sư 24 tuổi đã chết trong một lần làm thêm giờ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng làm việc quá sức.
Thiếu sự bảo vệ về mặt pháp lý cũng khiến người lao động không có điều kiện làm việc lành mạnh. Tuy Liên đoàn Lao động Trung Quốc quy định mỗi người chỉ phải làm việc 8 giờ/ngày, 44 giờ/tuần, nhưng tại nhiều công ty, người không làm thêm giờ thường bị xem là lười biếng và thiếu tinh thần làm việc nên rốt cuộc vẫn phải vắt sức làm việc.
Nhưng Trung Quốc cũng không thiếu những lao động phải làm việc đến kiệt sức vì… bị ép phải làm việc.
“Địa ngục” lao động 
Tại Trung Quốc vẫn còn tồn tại một hệ thống các trại lao động cưỡng bức, được xây dựng với mục đích “cải tạo” những nghi phạm hoặc những người bị phạt tội nhẹ thông qua lao động.
Những trại lao động này từng hoạt động cực mạnh dưới thời Giang Trạch Dân, khi cựu lãnh đạo này của Trung Quốc phát động một cuộc trấn áp phong trào tập Pháp Luân Công – một môn khí công mặc dù có những nguyên lý hướng cho người dân trở thành người tốt và nâng cao sức khỏe nhưng số người tập lại phát triển quá nhanh và quá đông, lại có tư tưởng hữu thần, nên gây lo ngại cho những nhà cầm quyền phần lớn có tư tưởng vô thần.
Sau khi bài trí một số vụ tự thiêu giả mạo và vu khống cho Pháp Luân Công là cực đoan, Giang Trạch Dân đã cho lực lượng chức năng bắt bớ những người theo tập. Nhưng do không đủ lý lẽ để kết luận những người tập khí công này là tội phạm, nên một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị đưa vào các trại cải tạo lao động cưỡng bức và trở thành “dân số chính” tại các trại này.
 Một trại cải tạo lao động ở Trung Quốc

Một bài viết trên trang tin Minghui từng tiết lộ lá thư của một tù nhân ở Trại lao động Mã Tam Gia tại Trung Quốc giấu trong một hộp đựng đồ trang trí Halloween được bán ở Mỹ. Trong thư, tù nhân từng là người tập Pháp Luân Công đó đã nêu ra tình trạng cưỡng bức lao động khắc nghiệt trong nhà tù và cầu xin sự trợ giúp từ bên ngoài.
Theo bài viết đó, các tù nhân bị ép phải lao động với thời gian làm việc lên tới 12-15 giờ mỗi ngày, thậm chí nhiều khi phải làm việc tối ngày để đáp ứng tiến độ đặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều người không có đủ thời gian để ăn uống, vệ sinh. Đó là chưa kể đến môi trường làm việc đầy hơi độc và khói bụi.
Có thể hiểu rằng đây là những lao động không phải trả công, lại làm ra nguồn lợi lớn, nên đã được chính quyền Giang Trạch Dân tận dụng triệt để nhằm tạo ra hàng hóa giá rẻ, đè bẹp mọi khả năng cạnh tranh của những thị trường có giá rẻ nhất trên thế giới.
Nhờ những sản phẩm có chi phí lao động bằng không ít người biết đến này, cùng với những sản phẩm có chi phí lao động thấp khác, hàng hóa Trung Quốc giờ đây đã thống trị được thị trường thế giới, bất chấp những lời tố cáo vi phạm nhân quyền từ nhiều chính phủ.
Là một nước công nghiệp hóa đang gồng mình sánh kịp với các nền kinh tế phát triển đi trước, Trung Quốc không dễ gì sớm từ bỏ việc lạm dụng nhân quyền để tiếp tục chinh phục các thị trường xuất khẩu, làm giàu cho kho dự trữ ngoại hối vốn đã không nước nào sánh kịp của mình.
Hệ quả là Việt Nam cũng trở thành một nạn nhân. Mặc dù gần đây Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá là một “cường quốc mới nổi” về xuất khẩu, nhưng nếu nhìn lại, Việt Nam đang nhập khẩu rất nhiều hàng hóa sản xuất rất đơn giản từ Trung Quốc nhưng Việt Nam không đủ sức cạnh tranh dù chi phí lao động được coi là thấp. Không kể đến những mớ rau, rổ quả, mà những thứ như bát, đũa, giày, dép, bông tai, kim chỉ, chiếu, chăn… có nguồn gốc từ Trung Quốc đang chi phối mọi thành phố, thôn làng của Việt Nam.
Và nếu không có một thứ nào đó trong chuỗi các mắt xích này thay đổi, số người chết vì làm việc kiệt sức tại Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở con số 1.643 người/ngày.
Hạo Nhân

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...