Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Nguồn Gốc Núi Thái Sơn Trong Câu Ca Dao :" Công Cha Như..."

Có một bài ca dao đã nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ người Việt Nam:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Vậy rốt cuộc, núi Thái Sơn là ở đâu, cao tới chừng nào?
Núi Thái Sơn
Núi Thái Sơn. (Ảnh: Internet)
“Ngũ nhạc kiếm phái” lừng danh trong tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ” của Kim Dung vốn được phóng tác từ Ngũ nhạc danh sơn, năm ngọn núi có thật ở Trung Nguyên đã đi vào huyền thoại: Thái Sơn – Đông nhạc ở miền Sơn Đông, Hành Sơn – Nam nhạc của tỉnh Hồ Nam, Tung Sơn – Trung nhạc của miền Thiếu Lâm Tự Hà Nam, Hằng Sơn – Bắc nhạc của vùng Hà Bắc, và Hoa Sơn – Tây nhạc. Trong đó, Thái Sơn được coi là ngọn núi linh thiêng nhất trong Ngũ nhạc.
Tương truyền rằng sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, đầu, thân và tứ chi biến thành Ngũ nhạc, Thái Sơn chính là đầu của Bàn Cổ hóa thành nên đứng đầu Ngũ nhạc. Nằm ở phía Đông, Thái Sơn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa là khởi nguồn của vạn vật, là hóa thân của Thần linh, là biểu tượng của sinh và tái sinh. Đây là nơi đón nhận nguồn linh khí đầu tiên đến từ phía mặt trời mỗi sớm mai.
Nằm ở miền Trung của tỉnh Sơn Đông, Thái Sơn có núi non trập trùng, vách đá dựng đứng, rừng cây cổ thụ cứng cáp xanh tươi, những thác nước trong vắt tựa như những dòng suối ngọc chảy giữa đất trời lung linh huyền ảo.
“Biển mây ngọc lượn quanh.
Hoàng Hà bồi đắp hai dải vàng lấp lánh
Hoàng hôn huyền ảo trong sương….”
Thời cổ đại, Thái Sơn có tên là “Đại Sơn”, “Đại Tông”. Núi Thái Sơn có tổng diện tích hơn 420 km2, gồm nhiều dãy núi hùng vĩ, trong đó có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Vì vậy, núi Thái Sơn còn được mệnh danh là “cột chống trời.” Trên đỉnh Ngọc Hoàng phía Đông Quan Nhật Đình phía Tây có Vọng Hà Đình. Vào buổi sáng, khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, và phủ khắp Thái Sơn. Có lẽ chính vì cảnh quan tráng lệ mà nơi đây đã được chọn làm cảnh quay chính của hai bộ phim “Tây Du ký” và “Ỷ Thiên Đồ Long Ký.”
Vọng Hà Đình
Ngắm bình minh ở Vọng Hà Đình. (Ảnh sưu tầm/Internet)
Núi Thái Sơn là Thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của nhiều triều đại Trung Hoa. Sử sách chép rằng từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời vua Càn Long đã có tới 12 vị Hoàng đế Trung Hoa lên núi Thái Sơn tế trời. Các đế vương cử hành đại lễ phong thiền nơi đây nhằm bố cáo với thiên thượng, dầu uy quyền tột đỉnh nhưng không quên trên đầu còn có ông Trời, tự coi mình là con của Trời, thay Trời giáo hóa chúng dân.
Núi Thái Sơn
Núi Thái Sơn là Thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của nhiều triều đại Trung Hoa. (Ảnh sưu tầm/Internet)
Tương truyền nhiều vạn năm về trước, đã có người sống trên đỉnh núi này. Cách đây 500 năm, sườn núi phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu. Trong lịch sử vẫn lưu truyền nhiều cố sự về các đạo sĩ tu luyện trong núi sâu rừng thẳm, có thể cưỡi mây về gió thật tự tại, tâm hoàn toàn rũ bỏ danh lợi tình chốn phàm gian. Trên đỉnh núi còn có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo. Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… đều là các kỳ quan kiến trúc cổ với giá trị nghệ thuật đặc sắc của Thái Sơn.
Nhiều tao nhân mặc khách cũng đã đến thưởng ngoạn phong cảnh và lưu lại bút tích nơi đây, tiêu biểu như Khổng Tử với: “Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ” hay Đỗ Phủ: “Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu.” Từ xưa đến nay, có tới hàng ngàn bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Thái Sơn.
Núi Thái Sơn
Nhiều đời hoàng đế Trung Hoa đều lên núi Thái Sơn làm lễ tế Trời. (Ảnh sưu tầm/Internet)
nui-thai-son-4
“Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu.” (Ảnh sưu tầm/Internet)
may-nui
“Biển mây ngọc lượn quanh…” (Ảnh sưu tầm/Internet)
Hội đồng di sản thế giới đánh giá về Thái Sơn như sau: “Các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập một cách hoàn mỹ và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Thái Sơn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại.” Được mệnh danh là “Hoa Hạ Thần Sơn,” núi Thái Sơn là chứng tích hùng vĩ của nền văn hóa Thần truyền 5000 năm, lưu giữ mối liên hệ sâu xa giữa con người và thiên thượng.
Mã Lương tổng hợp và biên soạn
(H.Phi chuyển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trang Thơ NKĐ (T.10/24. 2 ) : ĐÓN ĐƯA , ĐƯỜNG XƯA , THÂN PHẬN , MẶC TÌNH

1./ ĐÓN ĐƯA Bây giờ đường sá phẳng phiu Người qua kẻ lại dập dìu hơn xưa Một ngày mấy lượt đón đưa Cháu đi trường học , ta mua chuyện đời Ph...