Tác giả: Epoch Times Staff | Dịch giả: DDT
Một nghiên cứu mới cho thấy, sử dụng mạng xã hội càng nhiều, giới trẻ càng có khả năng mắc chứng trầm cảm.Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này có thể hướng đến các can thiệp về y tế lâm sàng và sức khỏe cộng đồng để đối phó với bệnh trầm cảm, căn bệnh được dự báo sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng suy nhược ở các nước có thu nhập cao vào năm 2030.
Trong khi nhiều nghiên cứu trước đó mang lại những kết quả khác nhau, bị giới hạn bởi các mẫu trên một diện nhỏ hoặc cục bộ, và tập trung chủ yếu vào một nền tảng mạng xã hội cụ thể, chứ không phải trên một phạm vi rộng như thực tế thường được sử dụng bởi giới trẻ, thì đây là lần đầu tiên một nghiên cứu mang tính quốc gia trên diện rộng nghiên cứu mối liên quan giữa việc sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông xã hội khác nhau và chứng trầm cảm.
“Do mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp giữa con người, nên quan trọng là các bác sỹ khi tương tác với giới trẻ chú ý đến việc khuyến khích các tác dụng tích cực tiềm tàng của việc sử dụng mạng xã hội và định hướng lại việc sử dụng chúng một cách tiêu cực,” theo tác giả Brian A. Primack, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về truyền thông, Công nghệ và Y tế tại Đại học Pittsburgh.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Depression and Anxiety, Primack đã khảo sát 1.787 thanh niên Mỹ ở độ tuổi từ 19 đến 32 năm 2014, dùng phiếu thăm dò ý kiến để xác định các mạng xã hội được sử dụng và một công cụ đánh giá sự hình thành chứng trầm cảm. Các phiếu này đặt ra các câu hỏi về 11 trang mạng xã hội phổ biến nhất vào thời điểm đó: Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine, và LinkedIn.
Trung bình những người tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội 61 phút mỗi ngày và đăng nhập vào các tài khoản khác nhau 30 lần một tuần. Hơn một phần tư số người tham gia được xếp vào loại có chỉ số “cao” của bệnh trầm cảm.
Nghiên cứu cho thấy liên hệ đáng kể và tuyến tính giữa việc sử dụng mạng xã hội và chứng trầm cảm dù cho việc sử dụng mạng xã hội được xác định trên tổng thời gian sử dụng hay tần suất đăng nhập. Ví dụ, so với những người ít đăng nhập vào mạng xã hội nhất, những người tham gia thường xuyên trong suốt cả tuần có khả năng bị trầm cảm cao gấp 2.7 lần.
Tương tự như vậy, so với những người dành ít thời gian hơn trên mạng xã hội, những người dành hầu hết thời gian trong ngày có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1.7 lần. Các nhà nghiên cứu đã kiểm soát các yếu tố khác có thể góp phần gây nên chứng trầm cảm, bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tình trạng quan hệ, hoàn cảnh sống, thu nhập hộ gia đình, và trình độ học vấn.
Bởi vì đây là một nghiên cứu chéo, nó không nằm ngoài sự rối rắm của các quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, tác giả chính Lui yi Lin, nói. “Có thể là những người đang chán nản, thất vọng có xu hướng sử dụng mạng xã hội để lấp đầy khoảng trống.”
Ngược lại, khi tiếp xúc với mạng xã hội cũng có thể gây ra chứng trầm cảm, điều mà có thể làm gia tăng động cơ để sử dụng mạng xã hội nhiều hơn sau đó. Ví dụ:
• Tiếp xúc với những hình mẫu lý tưởng của bạn bè trên mạng xã hội gợi cảm giác ghen tị và niềm tin sai lệch rằng những người khác có cuộc sống hạnh phúc hơn và thành công hơn mình.
• Tham gia vào các hoạt động ít ý nghĩa trên mạng xã hội có thể cho một cảm giác “lãng phí thời gian” làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.
• Sử dụng mạng xã hội có thể làm gia tăng “chứng nghiện Internet”, một trạng thái bệnh lý tinh thần có liên quan chặt chẽ với chứng trầm cảm.
• Dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơ bị đe dọa trên mạng hoặc các tác động tiêu cực tương tự khác, mà có thể gây ra cảm giác trầm cảm.
Ngoài việc khuyến khích các bác sĩ hỏi về việc sử dụng mạng xã hội ở những người bị trầm cảm, những phát hiện này có thể được sử dụng như một cơ sở cho sự can thiệp y tế công cộng tận dụng mạng xã hội.
‘Mọi thứ ổn cả chứ?’
Một số trang mạng xã hội đã đã tạo ra các biện pháp phòng ngừa như vậy. Ví dụ, khi một người tìm kiếm trên trang blog Tumblr cho thấy dấu hiệu khủng hoảng về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như “chán nản”, “tự tử”, hoặc “vô vọng” – họ sẽ được nhận một thông điệp “Mọi thứ ổn cả chứ?” trước khi truy cập vào trang đích.Tương tự như vậy, một năm trước đây Facebook đã thử nghiệm một tính năng cho phép bạn báo cáo ẩn danh các bài viết đáng lo ngại. Người đăng bài viết sau đó sẽ nhận được các tin nhắn bày tỏ sự quan tâm và khuyến khích họ nói chuyện với một người bạn hoặc các đường dây trợ giúp.
“Chúng tôi hy vọng nghiên cứu tiếp theo sẽ cho phép những nỗ lực như vậy được sàng lọc để đạt được các kết quả khả quan hơn,” Primack nói. “Các tiếp xúc phương tiện truyền thông xã hội là không giống nhau.”
“Các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét liệu có thể có rủi ro khác nhau cho chứng trầm cảm phụ thuộc vào hoặc là sự tương tác truyền thông xã hội với người dân đã có xu hướng tích cực hơn so với thụ động hoặc liệu họ có xu hướng đối đầu hơn so với hỗ trợ. Điều này sẽ giúp chúng tôi phát triển thêm những khuyến cáo chi tiết quanh việc sử dụng mạng xã hội “.
Viên Y tế Quốc gia và Viện Ung thư Quốc gia tài trợ nghiên cứu và sẽ được đăng trực tuyến trên tạp chí Depression and Anxiety.
Bài viết này được xuất bản lần đầu bởi Đại học Pittsburgh. Tái bản qua Futurity.org theo giấy phép Creative Commons 4.0.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét