Ngủ
trưa có tốt không, ngủ trưa với thời gian bao lâu thì có lợi cho sức
khỏe. Một giấc ngủ trưa quá ngắn hay quá dài ảnh hưởng như thế nào đến
cơ thể bạn?
Một giấc ngủ trưa là một giấc ngủ ban ngày
ngắn của người vào giờ nghỉ trưa, thời gian khoảng buổi trưa hoặc đầu
giờ chiều tùy theo trường lớp, cơ quan hoặc lịch sinh hoạt cá nhân, có
thể theo sau bữa ăn trưa. Đây là một thói quen truyền thống ở nhiều
nước, đặc biệt là các nước có khí hậu ấm áp.
Giấc ngủ trưa đặc
biệt có lợi cho những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc 8
tiếng mỗi ngày, phụ nữ có thai và người già. Vậy ngủ trưa với thời gian
bao lâu là tốt nhất?
Ngủ trưa quá lâu không tốt cho sức khỏe
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giấc ngủ 5 phút không mang lại
hiệu quả. Giấc ngủ khoảng 10 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh
chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là trong khoảng 2 tiếng
rưỡi.
Nếu giấc ngủ kéo dài 20 – 30 phút sẽ cải thiện đáng kể khả
năng làm việc và hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, với thời gian ngủ
trưa như vậy sẽ không tránh khỏi cảm giác ngái ngủ sau khi dậy.
Khi
thời gian ngủ trưa tăng lên 45- 90 phút thì giấc ngủ trưa bắt đầu có
hại cho sức khỏe của bạn, bởi đó là một giấc ngủ sâu nhưng không hoàn
thiện.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ kéo dài 90 phút sẽ
gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ. Bởi, lúc đó, nếu bị đánh
thức hay buộc phải thức dậy, con người sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ
đẫn…do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.
Giấc
ngủ quá dài vào ban ngày có liên quan đến một rối loạn gọi là chứng ngủ
rũ. Thay vì chỉ cảm thấy mệt mỏi đơn thuần, những người bị chứng ngủ rũ
thường gà gật suốt ngày, đặc biệt là vào những thời điểm chẳng mấy thích
hợp như khi đang làm việc hoặc thậm chí là đang họp. Ngủ quá nhiều còn
liên quan với bệnh tuyến giáp, bệnh thận và bệnh gan, trầm cảm và sa sút
trí tuệ.
Vì vậy một giấc ngủ trưa kéo dài từ 20 - 30 phút được
đánh giá là tốt cho sức khỏe. Những người có một giấc ngủ trưa ngắn ít
nhất 3 lần/tuần giảm 37% nguy cơ chết vì bệnh tim. Và nếu cơ thể có một
giấc ngủ trưa mỗi ngày sẽ giảm 64% nguy cơ chết vì bệnh tim.
Ngoài
ra, giấc ngủ trưa ngắn ngăn chặn sự kiệt sức. Nó làm giảm căng thẳng và
giúp cho con người có một khởi đầu mới. Ngủ trưa cũng giúp cải thiện sự
sáng tạo bằng cách thư giãn tâm trí và giúp sự lôgic được khởi động
lại.
Để ngủ trưa phát huy tác dụng, chúng ta cũng cần lưu ý thời
gian, tư thế ngủ sao cho đúng. Với nhiều người, nhất là giới văn phòng,
sau giờ ăn trưa, họ thường gục đầu xuống bàn làm việc hay ngả người ra
sau chiếc ghế tựa để chợp mắt.
Ngủ như vậy sau khi thức dậy họ sẽ
cảm thấy mệt mỏi, đau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do
ngủ sai tư thế. Việc ngủ không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ dẫn
đến căng cơ, gây đau cổ và khiến cơ thể nhức mỏi thường xuyên. Vì thế
bạn nhất thiết phải chọn tư thế ngủ phù hợp nhất để tránh những tác hại
không đáng có.
Lưu ý, khi thức giấc, bạn không nên đứng dậy ngay
mà hãy ngồi tại chỗ khoảng 1 - 3 phút để cơ thể tỉnh táo hẳn rồi mới
đứng dậy và bắt tay vào công việc buổi chiều.
Theo Công lý
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
GIẬN HỜN - Thơ Sông Thu Và 18 Bài Họa Của Các Thi Hửu
GIẬN HỜN Em giận chi mà chả nói năng Suốt ngày thần sắc lạnh như băng Quay lưng né mặt không thèm ngó Buông đũa rời mâm chẳng muốn ăn Lặng l...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét