Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016
NGUYỆT DẠ CA I và II (Mai Sơn Phủ và Hồ Xuân Hương )
[I] Sau khi mối tình đầu với Nguyễn Du, trong đợi chờ vô vọng, khoảng năm 1799-1801, Hồ Phi Mai tự Xuân Hương, lúc đó khoảng 27-29 tuổi, đã gặp một chàng trai ở Vịnh Phố, (tức thành phố Vinh, đô thị loại 1, tỉnh Nghệ An ngày nay) ra Thăng Long trọ học là Mai Sơn Phủ. Hai người đã say đắm yêu nhau, tình yêu đã được công khai thề nguyện và có làm thơ(cắt tóc mỗi người một mớ, gọp lại, chia hai, rồi mỗi người giữ một phần, đồng thời cắt tay trích máu cho vào hai chung rượu, gọi là chén tử và chén sinh, uống thề trọn đời yêu nhau; bài thơ chữ Hán, Thệ viết hữu cảm và đã chung sống như vợ chồng).
Lần nầy, Mai Sơn Phủ về quê,thu xếp xin gia đình chấp thuận cưới nàng. Trên đường đi, chàng đã gửi về cho Hồ Phi Mai bài thơ Nguyệt Dạ Ca I như sau: (TheoMối tình của Hồ Xuân Hương và Mai Sơn Phủ qua Lưu Hương ký của TS Phạm Trọng Chánh):
Văn bản chữ Hán:
月 夜 歌 其 一
露 如 珠 兮 月 如 王差
倏 往 來 兮 照 予 懷
惋 故 人 兮 天 涯
愛 不 見 兮 心 徘 繄 徊
苔 荒 神 女 廟
雲 散 楚 王 臺
明 月 光 如 許
我 思 之 人 兮 焉 在 哉
Phiên âm:
Nguyệt dạ ca I
Lộ như châu hề nguyệt như sai, (1)
Thúc vãng lai hề chiếu dư hoài.
Uyển cố nhân hề thiên nhai ! (3)
Ái bất kiến hề tâm bồi hồi !
Đài hoang Thần Nữ miếu, (5)
Vân tán Sở Vương đài.
Minh nguyệt quang như thử (7)
Ngã tư chi nhân hề yên tại tai.
Dịch nghĩa:
Sương móc như những hạt châu chừ ánh trăng lấp lánh (trên lá) như những hạt ngọc trai.
Những tia sáng long lanh đó chừ khiến ta nhớ thương ,
Người tuyệt vời chừ ở phương trời,
Yêu chẳng gặp nhau chừ lòng bồn chồn.
Miếu Thần Nữ rêu phủ,
Đài Sở Vương mây trôi. (Nhớ những giây phút ân ái củaThần Nữ Vu Sơn với Sở Tương Vương; giờ không còn nữa, như rêu phủ, mây trôi)
Ánh trăng thanh sáng như thế, (như những ngày hẹn nhau dưới trăng nơi Hồ Tây, nơi Cổ Nguyệt Đường).
Ta nhớ đến người ấy chừ vô cùng.
Chú giải:
Thần Nữ miếu, 神女廟, Miếu Thần Nữ núi Vu Sơn
Sở Vương Đài, 楚王臺,Đài Sở Vương,nơi Sở Tương Vương nằm mộng thấy giao hoan cùng thần nữ núi Vu Sơn.
Dịch thơ:
(1)Bản dịch của [không rõ]
gửi bởi Vanachi ngày 27/04/2006, 08:12
Sương giọt ngọc nguyệt ánh ngà,
Du du rọi rọi hồn ta gieo sầu.
Người xưa duyên dáng nơi đâu?
Xa xôi cách trở lòng rầu chẳng nguôi.
Miếu Thần Nữ- ngói rêu phơi
Đền đài Vương Sở-nền trời mây tan.
Đêm nay vằng vặc trăng vàng
Hỡi người trong mộng, biết nàng phương nao?
*
(2) Bản dịch của Trần Nhất Lang
gửi bởi Vanachi ngày 18/04/2007,
Trăng ngời, sương móc như châu,
Soi lòng cô quạnh thêm sầu lòng ta
Cố nhân ở tận trời xa,
Yêu nhau không gặp thiết tha ngậm ngùi.
Sở Đài mây lạnh lùng trôi
Miếu hoang thần nữ ai người sửa sang
Tứ bề trăng giãi mênh mang,
Nhớ thương nào biết gửi nàng nơi đâu
.
*
(3)Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn
Gửi bởiVanachi ngày 22/08/2008,
Trăng ngà sương móc châu sa,
Rập rờn qua lại lại qua ngời ngời.
Cố nhân góc bể chân trời,
Yêu nhau chả gặp ngậm ngùi lòng nhau.
Miếu hoang thần nữ rêu rầu,
Đài cao vua Sở một màu mây hoang.
Bốn bề trăng sáng mênh mang,
Người ta mong nhớ giờ đang nơi nào?
Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán-chữ Nôm &giai thoại, Bùi Hạnh Cẩn, Thông Tin,1999
*
(4) Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn
Gửi bởiVanachi ngày 22/08/2008, 10:02
Móc như hạt châu chừ trăng ngọc ngời
Qua lại chừ lòng ta soi
Nhớ cố nhân chừ chân trời
Yêu không gặp chừ lòng bùi ngùi
Rêu mờ miếu Thần Nữ,
Mây tản bay Sở đài.
Trăng sáng ngời như thế,
Ở nơi đâu chừ người ta mong nhớ ơi!
Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán-chữ Nôm &giai thoại, Bùi Hạnh Cẩn, Thông Tin,1999
*
(5) Bản dịch của Cao Tư Thanh
Gửi bởi TTH ngày 10/03/2009,
Sương như châu chừ trăng như mây,
Cứ qua lại chừ soi lòng nầy.
Hờn người xưa chừ nơi chân trời,
Nhớ không gặp chừ lòng bồi hồi.
Miếu thần nữ rêu phủ,
Đài Sở Vương mây phai.
Trăng trong sáng như thế,
Người nơi đâu chừ người ta thương ơi!
(6) Bản dịch của Nhất Uyên
Sương như châu, kìa trăng sáng ngời,
Sáng lấp lánh kìa chiếu hồn ai,
Người yêu ơi! giờ nơi phương trời !
Yêu chẳng gặp lòng bồi hồi.!
Miếu Thần Nữ rêu phủ,
Đài Sở Vương mây trôi.
Trăng trong sáng như thế !
Người ta mơ tưởng giờ nơi đâu rồi.
Thơ Mai Sơn Phủ, trong Lưu Hương Ký, Nhất Uyên dịch thơ.
Ghi chú:
Câu (5-6), Nhớ những giây phút ân ái củaThần Nữ Vu Sơn với Sở Tương Vương; giờ không còn nữa, như rêu phủ, mây trôi.
(Câu 7), như những ngày hẹn nhau dưới trăng nơi Hồ Tây, nơi Cổ Nguyệt Đường.
*
(7) Bản dịch của Ngân Triều
Sương móc như châu; ánh ngọc trai,(*)
Long lanh tia ngọc đẫm u hoài,
Cõi tình mong ngóng người xa thẳm,
Cách núi thương yêu hồn lạc loài!
Rêu phủ vấn vương Thần Nữ Miếu,
Mây bay ngơ ngẩn Sở Vương Đài.
Đêm trăng sáng tỏ, lòng tê tái,
Ta nhớ người xa tim buốt thay!
-----
(*)Ánh trăng lấp lánh trên cành lá như những viên ngọc trai.
*****
• [II]Khi nhận được bài thơ trên của Mai Sơn Phủ, Hồ Phi Mai họa ngay:
Nguyệt dạ ca kỳ 2
• Bài hát đêm trăng kỳ 2
Văn bản chữ Hán:
Ngân Triều soạn
月 夜 歌 其二
花 其 字 兮 葩 其 詩
霞 為 裳 兮 雲 為 衣
亦 旣 覯兮 我 心 則 夷
語 曷 旣 兮 栖 遲
愁 泰 湘 水 聽
悶 壓 蜀 山 低
日 月 無 根 兮
情 之 所 鍾
不 知 其 期
Phiên âm:
Nguyệt dạ ca II
Hoa kỳ tự hề ba kỳ thi,
Hà vi thường, hề vân vi y,
Diệc ký câu hề ngã tâm tắc di.
Ngữ hạt ký hề thê trì.
Sầu thái Tương thủy thính, Muộn áp Thục Sơn đê, = ép vào, nén/ giăng trùm lên chân núi Thục.
Nhật nguyệt vô căn hề,
Tình chi sở chung ?
Bất tri kỳ kỳ?
Chú giải:
thường裳là chiếc quần; còn Xiêm, 襜 , áo lót che trước ngực của phụ nữ ngày xưa, tức là chiếc yếm; còn có nghĩa là chiếc quần, Ở văn cảnh nầy sử dụng thường, 裳chiếc xiêm hay chiếc quần)
diệc亦=cũng) dịch gặp lại nhau.
thính, 聽nghe, theo, đoán, định.
chung, 鍾cái chuông, còn có nghĩa thời giờ
Tương thủy湘 水,nước sông Tương.
Tương Giang bắt nguồn từ núi Duyên, huyện Hưng Yên tỉnh Quảng Tây. Trong bài Trường Tương tư 長相思 của Lương Ý Nương 梁意娘có một đoạn thơ:
我在湘江頭,
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水
Ngã tại Tương Giang đầu,
Quân tại Tương Giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy
*
Đầu sông thiếp vẫn đợi chờ,
Cuối sông chàng nhớ bơ phờ lòng đau.
Nhớ nhau chẳng thấy mặt nhau
Nước sông cùng uống dạ sầu chẳng khuây.
*
Thục Sơn蜀 山 ,ở phía Đông Nam huyện Tuyên Hưng Tỉnh Giang Tô.Nhưng trong bài này Hồ Xuân Hương nói đến núi Thục trên đường đi qua Ba Thục của Lý Bạch:
(Bài Thục đạo nan, 蜀道難,Lý Bạch, 李 白 có đoạn:
蜀 道 之 難 難 於 上 青 天
使 人 聽 此 凋 朱 顏
連 峰 去 天 不 盈 尺
枯 松 倒 掛 倚 絕 壁
Thục đạo chi nan nan ư thướng thanh thiên
Sử nhân thính thử điêu chu nhan
Liên phong khứ thiên bất doanh xích
Khô tùng đảo quái ỷ tuyệt bích
***
Đường đi Thục khó, khó hơn lên trời xanh
Khiến cho ai nghe tới đang mặt mày tươi tắn liền phải khổ sầu
Mấy dãy núi san sát nhau, cách trời không đầy thước
Cây tùng khô treo ngược dính vào vách đá cao ngất
***
Đường Thục khó hơn lên trời xanh
Khiến người nghe nói héo mặt son
Núi liền cách trời chẳng đầy thước
Thông khô vắt vẻo vách cao ngất
Muộn áp Thục Sơn đê, 悶 壓 蜀 山 低,buồn giăng trùm núi Thục.
Dịch nghĩa:
Bài ca đêm trăng II.
Hoa là chữ, chừ nhụy là thơ,
Ráng là chiếc xiêm chừ mây là y trang
Khi gặp lại nhau, chừ lòng ta phơi phới.
Lời thư chừ sao chậm tới,
Nghe sầu trôi miết sông Tương,
Buồn giăng trùm lên núi Thục.
Thời gian chờ đợi khô héo rễ lòng,
Khi nào gặp lại ? Biết đến bao giờ?
*
Diễn văn xuôi của Nhất Uyên:
(Tức TS Phạm Trọng Chánh, Paris)
Hoa là chữ, nhụy là thơ.
Ráng hồng hoàng hôn là xiêm, mây là áo.
Nơi nào cùng có hoa có nhụy, có ráng chiều, có mây là nơi ta gặp nhau; khi gặp nhau lòng ta phơi phới.
Nhưng giờ đây thư chàng sao chậm tới?
Lòng thiếp, lòng chàng như kẻ đầu sông Tương, cuối sông Tương, không gặp nhau nhưng cùng một lòng nhớ thương nhau, (cùng uống nước sông Tương).
Nỗi buồn nào chất ngất như Lý Bạch đứng dưới chân núi Thục.
Ngày tháng này tâm hồn thiếp như không còn gốc rễ; lênh đênh như ngọn cỏ bồng.
Mình sẽ gặp lại nhau nơi nào, bao giờ đây ?
Theo TS Phạm Trọng Chánh, Paris.
*
Dịch thơ:
(1)Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn
Gửi bởi Vanachi ngày 22/08/2008
Hoa làm chữ chừ nhụy làm thơ,
Ráng làm xiêm chừ mây làm áo.
Cũng đã gặp nhau chừ lòng ta vui vầy
Lời gửi chừ sao chậm chầy
Sông Tương nghe buồn chảy
Non Thục sầu nén đầy
Trời trăng chừ không gốc
Chung đúc mối tình, biết bao giờ đây?
Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán - chữ Nôm & giai thoại,
Bùi Hạnh Cẩn, NXB Văn hoá - Thông tin, 1999
(2)Bản dịch của Ngân Triều:
Bài ca đêm trăng II.
Tình ta hoa nhụy đẹp văn thi,
Mây ráng là trang phục ngoại y.
Thương nhớ gặp nhau bừng rạng rỡ,
Chờ mong tin nhạn bặt rì rì.
Sông Tương sóng gợn dào thương nhớ,
Núi Thục buồn giăng kín lối đi.
Mòn mỏi miên man chờ chết lặng!
Mong thay chớ lỡ hẹn sai kỳ.
Chân dung hư cấu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương trên bìa sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến, 1916.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
ỚT HIỂM - Thơ Anh Khờ Và Bài Họa Của Các Thi Hửu
Bài Xướng ỚT HIỂM Ớt hiểm con con quả thật cay! Mằn sơ chút xíu... đỏ môi mày Sưng mồm xé lưỡi... thôi thì chạy... Nóng mặt phình mang... ch...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét