1. Bệnh tim mạch: trước khi ngủ uống một ly nước cứu mạng
Nếu tim của bạn không khỏe thì hãy tập thói quen uống một ly nước trước khi ngủ, như vậy thì có thể phòng những căn bệnh dễ xảy ra vào sáng sớm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là do độ đặc của máu quá cao. Khi chúng ta ngủ sâu, do mồ hôi đổ ra, cơ thể bị mất nước, làm giảm thành phần nước trong máu, độ đặc của máu sẽ trở nên rất cao. Thế nhưng nếu bạn uống một ly nước trước khi ngủ thì có thể giảm độ đặc của máu, giảm nguy cơ đột phát bệnh tim mạch. Vì thế, ly nước trước khi đi ngủ là ly nước cứu mạng đấy
2. Tàn nhang: một ly nước lọc mát vào sáng sớm
Có rất nhiều người nghe nói về việc uống một ly nước vào sáng sớm có lợi cho cơ thể. Có người uống nước muối, có người lại uống nước mật ong, còn có người uống nước chanh để làm đẹp. Rốt cuộc uống nước nào là tốt nhất? Sau một quá trình trao đổi chất, những chất thừa thãi trong cơ thể cần một thứ tác động mạnh từ bên ngoài để bài tiết ra, nước lọc tinh khiết không có bất kì thành phần đường hay chất dinh dưỡng vào là tốt nhất. Nếu là nước đường hoặc nước có chất dinh dưỡng thì sẽ cần thời gian để chuyển hóa trong cơ thể, không thể đạt được tác dụng rửa sạch cơ thể nhanh chóng được. Vì vậy, uống một ly nước lọc vào sáng sớm là liệu pháp thải độc kỳ diệu.
3. Cảm lạnh: phải uống nhiều nước hơn bình thường
Mỗi khi bị cảm thì đều sẽ nghe bác sĩ dặn dò: “Uống nhiều nước nhé!” Câu nói này là cách chữa tốt nhất đối với người bị bệnh cảm. Bởi vì khi sốt, cơ thể sẽ tự hạ nhiệt độ khi khởi động phản ứng tự bảo vệ, lúc này bạn sẽ có những biểu hiện trao đổi chất nhanh hơn như đổ mồ hôi, thở gấp, tăng bốc hơi nước trên da, đây là lúc cần bổ sung nhiều nước, cơ thể bạn cũng sẽ có biểu hiện khát. Uống nhiều nước không chỉ đẩy nhanh bài tiết và đổ mồ hôi mà còn có lợi trong việc điều tiết thân nhiệt, nhanh chóng đẩy vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể.
4. Đau dạ dày: Uống cháo “nước bảo dưỡng”
Những người bị bệnh dạ dày hoặc cảm thấy dạ dày khó chịu thì có thể áp dụng cách uống cháo “nước bảo dưỡng”. Nhiệt độ của cháo phải hơn 60 độ C, nhiệt độ này sẽ sinh ra tác dụng hồ hóa, cháo nóng khi nuốt xuống bụng sẽ rất dễ tiêu hóa, phù hợp với những người bị khó chịu dạ dày. Trong cháo có chứa nhiều nước còn có thể có tác dụng nhuận trường, làm sạch những chất có hại trong dạ dày và hỗ trợ bài tiết chúng ra ngoài cơ thể.
5. Táo bón: uống thật nhiều thật nhiều nước
Thường có hai nguyên nhân dẫn đến táo bón: một là trong cơ thể có chất thải bị thiếu nước, hai là ruột không có sức bài tiết. Đối với lý do đầu tiên, cần phải tìm ra nguyên nhân bệnh, thường ngày uống nhiều nước. Đối với nguyên nhân thứ 2, cần uống thật nhiều thật nhiều nước, nuốt nhanh hơn một chút, như vậy nước sẽ có thể nhanh chóng đến ruột, kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh bài tiết. Hãy nhớ là đừng uống chậm, như vậy thì tốc độ nước chậm, nước rất dễ bị hấp thu vào dạ dày và gây đi tiểu.
6. Buồn nôn: uống nước muối để nôn ra
Vấn đề cảm thấy buồn nôn rất phức tạp. Có khi là do phản ứng tự bảo vệ khi ăn thức ăn không hợp, nếu gặp phải trường hợp này, đừng sợ nôn ra, bởi vì khi nôn những thứ không tốt ra có thể khiến cơ thể thoải mái hơn rất nhiều. Nếu cảm thấy rất buồn nôn, có thể dùng nước muối để nôn ra, chuẩn bị một ly nước muối loãng để bên cạnh, uống một ngụm lớn để nôn những thứ không tốt ra. Sau khi nôn hết ra, bạn có thể dùng nước muối để súc miệng, có tác dụng tiêu viêm. Ngoài ra, để chống mất nước sau khi bị nôn, nước muối loãng cũng là loại nước bổ sung rất tốt, có thể giúp người bệnh khỏe hơn.
7. Béo phì: Uống nước sau khi ăn nửa giờ đồng hồ
Có một số người nghĩ thế này, không uống nước có thể giảm cân. Các chuyên gia y học ngày nay có thể nói rõ ràng với bạn rằng: đó là cách làm sai. Nếu không uống đủ nước thì chất béo trong cơ thể không thể trao đổi, cân nặng sẽ tăng lên. Rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể đều là do nước làm chất dẫn. Chức năng tiêu hóa và nội tiết của cơ thể đều cần nước, những chất độc trong quá trình chuyển hóa cần nước để thải ra ngoài, uống nước vừa phải có thể tránh được việc chức năng dạ dày bị rối loạn. Nửa giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn có thể uống nước để tăng chức năng tiêu hóa của cơ thể, giúp bạn duy trì cân nặng.
8. Mất ngủ: Uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ
Trạng thái đi vào giấc ngủ sâu là khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Và môi trường ấm áp là rất cần cho giấc ngủ. Uống một chút nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thư giãn thần kinh. Thêm vào đó, uống nước ấm vào buổi tối còn làm giảm cảm giác thèm ăn lúc nửa đêm và giúp tinh thần sảng khoái vào buổi sáng hôm sau.
9. Buồn bực: uống nhiều nước
Giữa trạng thái tinh thần với chức năng sinh lý, có một chất là sợi dây liên kết giữa hai điều này, đó chính là kích thích tố. Nói một cách đơn giản, kích thích tố cũng chia thành hai loại: một là sinh ra cảm giác vui sướng, loại còn lại sinh ra cảm giác đau đớn. Chất endorphin mà não tạo ra được gọi là “hooc-môn vui sướng”, còn gonadotropin ở thận được gọi là “hooc-môn đau đớn”. Khi một người cảm thấy buồn bực khổ sở, gonadotropin ở thận sẽ tăng lên, nhưng nó cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể như những chất độc khác, một trong những cách để làm điều này là uống nhiều nước. Nếu như lao động cần nhiều thể lực thì chất gonadotropin ở thận sẽ thải ra ngoài theo mồ hôi. Hoặc khi bạn khóc to, gonadotropin sẽ thải ra ngoài theo nước mắt.
Theo Secretchina Thanh Hải biên dịch
nước rất tốt đó
Trả lờiXóa