Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

4 ngôi làng cổ ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay

Trấn Tây Đường, ảnh chụp ngày 14/04/2007 (Cancan Chu/Getty Images)
Trấn Tây Đường, ảnh chụp ngày 14/04/2007 (Cancan Chu/Getty Images)

Trải qua lịch sử lâu đời hứng chịu ngoại xâm, nghèo đói, những cuộc nội chiến, gần đây , cùng với sự phát triển chóng mặt của “các dự án đầu tư ma” trong lĩnh vực bất động sản, rất nhiều điều trong lối sống của nhiều cộng đồng người Hoa đã bị thất truyền, khởi đầu là sự biến mất về mặt di sản không gian và kiến trúc.
Tuy nhiên, vẫn luôn có những trường hợp ngoại lệ. Có lẽ do may mắn hoặc do cách thiết kế mà một số làng cổ vẫn tồn tại, mặc cho những thiên tai khắc nghiệt và quá trình hiện đại hóa, họ vẫn giữ được những ngôi nhà và không gian sống cổ kính. Dưới đây là 4 ví dụ điển hình:

Tây Đường – thị trấn sông nước 2.500 năm tuổi

Đây là nơi nam diễn viên Hollywood Tom Cruise nhảy lên mái nhà và phóng qua các bức tường trong bộ phim “Mission Impossible 3” (tạm dịch: Nhiệm vụ Bất khả thi – phần 3). Ngoài ra, các thí sinh Hoa Hậu cũng từng viếng thăm ngôi làng cổ này. Nhưng từ rất xa xưa, nguyên ban đầu thị trấn Tây Đường ở miền đông Trung Quốc lại là căn cứ địa cho một vị tướng dũng cảm.
Cách đây 2.500 năm, Trung Quốc lâm vào cuộc nội chiến kéo dài 300 năm, gọi là thời Chiến Quốc. Một trong những cuộc xung đột đầu tiên và mang tính biểu tượng nhất trong thời kỳ này là cuộc chiến giữa nước Việt và nước Ngô. Trấn cổ Tây Đường được thành lập sau khi tướng Ngũ Tử Tư đào một con kênh để quân đội của ông có thể tiếp tế lương thực cho tiền tuyến.
SONY DSC
Trấn Tây Đường. (Ảnh: Sina)

Về sau, nó đã trở thành đường thủy nối liền giữa Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô, được sử dụng cho mục đích hòa bình hơn. Trải qua nhiều thời đại, họ đã đào thêm rất nhiều con kênh, tạo thành 122 con lạch nhỏ với những ngôi nhà được được xây dựng trực tiếp trên mặt nước. Hầu hết việc giao thông và buôn bán đều diễn ra trên những con thuyền.
Tục ngữ địa phương có câu: “nước có nguồn gốc từ thời Xuân Thu, thị trấn xuất hiện từ thời Đường – Tống, nhà cửa có từ thời Minh – Thanh, và chỉ có con người là thuộc về ngày nay”.
A fisherman catches fish with his cormorants on a canal on January 31, 2006 in Xitang Township of Jiashan County, Zhejiang Province, southeast China. (China Photos/Getty Images)
Một ngư dân bắt cá cùng bầy chim cốc của ông trên một con kênh vào ngày 31/1/2006 tại Trấn Tây Đường, thuộc Gia Thiện, tỉnh Chiết Giang, đông nam Trung Quốc. (China Photos/Getty Images)

Mê cung Bát Quái

The Zhuge Bagua village. (via Sina)
Làng Bát Quái Gia Cát. (Ảnh: Sina)

Khi nhìn từ trên những ngọn đồi gần đó, làng Bát Quái tại Lan Khê, tỉnh Chiết Giang, trông giống như một tác phẩm nghệ thuật. Thị trấn với khoảng 4.000 cư dân này được xây dựng dựa trên hình dạng Bát quái của Đạo giáo, không nhằm mục đích thu hút khách du lịch.
Cách đây vài trăm năm trước, vào thời nhà Nguyên, ngôi làng này đã được kiến trúc sư Gia Cát Đại Sư thiết kế một cách cầu kỳ và tuyệt xảo. Trải qua nhiều năm, một số ngôi nhà đã bị đập bỏ và xây dựng lại, nhưng họ vẫn duy trì được 200 mẫu nhà có từ thời nhà Minh và nhà Thanh.
Trung tâm làng là một khu vực hình tròn phỏng theo hình tượng Thái Cực của Đạo giáo, với phần âm (phía tối) là một cái ao, và phần dương (phía sáng) là nền đất cứng.
Lấy hồ Thái Cực làm trung tâm, họ mở rộng thêm những con đường xuyên tâm chia ngôi làng thành 8 phần tương ứng với Bát quái. Bát quái là một công cụ được sử dụng trong việc tiên định và bói toán có từ thời cổ đại, tương truyền là do thần Phục Hy truyền lại.
Sight spots distribution map of Zhuge Bagua village. (via Sina)
Bản đồ phân bố các địa điểm ở làng Bát Quái Gia Cát. (Ảnh: Sina)

Cách thiết kế của Gia Cát Đại Sư dựa trên triết lý về sự hài hòa cũng như đảm bảo an ninh cho ngôi làng. Để cho cửa chính các ngôi nhà không đối diện với nhau, nhằm giúp cho các gia đình có thể duy trì một khoảng cách lành mạnh để tránh xung đột, Gia Cát Đại Sư đã bài trí các khu nhà thành từng đoạn có độ dài khác nhau. Đồng thời, cách bố trí của ngôi làng giống như một mê cung khiến cho người lạ dễ nhầm lẫn và ngăn không cho tội phạm từ bên ngoài [đột nhập vào]. Cấu trúc này cũng là một hình thức hỗ trợ phòng thủ tập thể.
Gia Cát Đại Sư là hậu duệ (đời thứ 28) của chiến lược gia bậc thầy Gia Cát Lượng – là người tu theo Đạo giáo, rất nổi tiếng với vai trò là nhà quân sự kiệt xuất trong thời Tam Quốc. Đa số người dân trong làng đều là hậu duệ của nhân vật huyền thoại này.
The Eight Trigrams emblem on one of walls in the village. (via Sina)
Biểu tượng Bát quái trên một bức tường trong làng. (Ảnh:Sina)

Cổ trấn không có bờ tường

Tọa lạc tại tỉnh Vân Nam ở biên giới phía nam của Trung Quốc, giáp ranh với Miến Điện và Ấn Độ, trấn cổ Lệ Giang là quê hương của đồng bào dân tộc thiểu số Nạp Tây, và rất nổi tiếng vì nó không có bờ tường.
Trấn cổ Lệ Giang có lịch sử từ thời nhà Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, nằm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển (khoảng 8.000 feet). 1/3 cư dân của làng vẫn sinh sống bằng nghề thủ công truyền thống và sản xuất thương mại các vật liệu đồng, bạc, hoặc dệt vải và ủ rượu.
The old town of Lijiang. (via Ctrip)
Trấn cổ Lệ Giang. (Ảnh: Ctrip)

Kiến trúc ở Lệ Giang là sự pha trộn độc đáo giữa các phong cách Trung Quốc, Tây Tạng cùng với dân tộc Nạp Tây. Điểm nhấn nổi bật của trấn cổ này là tháp Ngũ Phượng cao 20 mét, được xây dựng năm 1601 vào thời nhà Minh.
The old town of Lijiang. (via chanyouji.cn)
Trấn cổ Lệ Giang. (Ảnh: chanyouji.cn)

Một tác phẩm vô cùng tráng lệ của Tây Tạng

Đa phần trong lịch sử Trung Quốc, Tây Tạng không phải là một phần lãnh thổ được cai trị bởi hoàng đế Trung Hoa, nó luôn được xem là một nước láng giềng hùng mạnh. Trong khi nền văn hóa và phong tục Tây Tạng phải chịu nhiều tàn phá trong thời cận đại, thì làng Độc Khắc Tông (Dorkhar) ở tỉnh Vân Nam lại chính là một kiểu mẫu hoàn chỉnh về một ngôi làng Tây Tạng còn tương đối nguyên vẹn.
Ngôi làng này được xây dựng vào thời nhà Đường cách đây khoảng 1.300 năm. Độc Khắc Tông nằm trên tuyến đường cổ kết nối giữa Vân Nam và Miến Điện, thông thương trà và muối. Ban đầu, nó được xây dựng với vai trò là chiến lũy quân sự cho quân đội Tây Tạng, và tên gọi của làng có nghĩa là “lâu đài được xây dựng trên nền đá”.
Dukezong town. (via Wikipedia)
Làng Độc Khắc Tông. (Ảnh: Wikipedia)

Một sản phẩm cổ xưa độc đáo của làng là một con dao bén đến mức có thể dễ dàng gọt đứt những cây đinh mà không hề sứt mẻ, theo một phóng sự do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc trình chiếu.
Nhưng tiếc thay, vào năm 2014, một đám cháy lớn đã tàn phá làng Độc Khắc Tông và phá hủy hàng trăm ngôi nhà. Hiện nay ngôi làng đang được trùng tu và khôi phục lại.
Dukezong. (via Ctrip)
Làng Độc Khắc Tông. (Ảnh: Ctrip)
http://vietdaikynguyen.com/v3/107637-4-ngoi-lang-co-o-trung-quoc-van-con-ton-tai-den-tan-ngay-nay/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...