Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có nguy cơ
gấp đôi về bệnh tim, cho nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều
trị.
Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ
Ảnh minh họa: Shutterstock
Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có nguy cơ gấp đôi về bệnh tim, cho nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều trị.
Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ trong máu và những cách có thể giúp quản lý mỡ máu hiệu quả, dưới đây là những thông tin hữu ích, theo everydayhealth.
1) Bạn không thể sống mà không có cholesterol.
Chúng ta được sinh ra với cholesterol trong cơ thể, và trẻ sơ sinh có được nhiều cholesterol hơn từ sữa mẹ. Trên thực tế, cholesterol thậm chí còn được bổ sung vào sữa bột trẻ em. Cholesterol cần thiết đối với các hoóc môn và các tế bào để hoạt động đúng. Nó cũng giúp gan tạo ra axit để xử lý chất béo.
2) 1/3 người lớn có hàm lượng cholesterol cao.
Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol với một xét nghiệm máu đơn giản, mỗi 5 năm một lần, theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bện Mỹ - CDC.
3) Cholesterol cao có thể do di truyền.
Mặc dù nhiều người kiểm soát mức cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng yếu tố ảnh hưởng chính cũng là di truyền. 75% cholesterol là do gien, và khoảng 25% là do chế độ ăn uống.
4) Trẻ em cũng có thể có cholesterol cao.
Hầu hết ai cũng nghĩ rằng cholesterol cao là vấn đề của người lớn, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo việc sàng lọc cholesterol cho tất cả trẻ em nên được thực hiện ở lứa tuổi 9 và 11.
5) Đổ mồ hôi có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt.
Ngoài ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm như cá hồi và quả bơ, bạn có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt để giúp ngừa bệnh tim, thì tập thể dục cũng là một cách.
Trong một nghiên cứu về phụ nữ bị tiểu đường loại 2 được công bố vào tháng 6.2016 trên Tạp chí quốc tế về Y học thể thao, ba tuần tập luyện cường độ cao làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol tốt của phụ nữ đến 21% và giảm trigylcerides đến 18%. Và một nghiên cứu công bố tháng 3.2009 trên tạp chí Nghiên cứu Sức mạnh và Nhiệt độ phát hiện ra rằng nam giới chạy bộ và chạy ở cường độ cao trong thời gian bằng nhau cho thấy sự cải thiện đáng kể nồng độ cholesterol tốt của họ trong tám tuần.
6) Uống thuốc giảm cholesterol cũng hiệu quả nhưng chậm.
Chế độ ăn uống và tập thể dục là lựa chọn đầu tiên để giảm cholesterol, trừ phi bạn có nguy cơ cao với đau tim hoặc có gia đình mỡ máu cao, thì mới nên dùng thuốc cholesterol vì hiệu quả không nhanh bằng tập thể dục và ăn uống.
7) Mức cholesterol của phụ nữ dao động theo tuổi.
Mặc dù phụ nữ thường có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới, nhưng họ có thể trải nghiệm nồng độ cholesterol cao - thấp trong suốt cuộc đời của họ. Trong khi mang thai, phụ nữ có nồng độ cholesterol tăng lên, để giúp bộ não của trẻ sơ sinh phát triển. Và sữa mẹ giàu cholesterol được cho là bảo vệ tim cho trẻ sơ sinh. Sau khi mang thai, nồng độ cholesterol của phụ nữ trở lại bình thường. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol "xấu" tăng lên, trong khi nồng độ cholesterol "tốt" suy giảm.
Ngọc Lam (Theo Everydayhealth)
Nguồn: “Lincoln issues Emancipation Proclamation“, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham
Lincoln đã ban hành bản sơ bộ của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ
(Emancipation Proclamation), giải phóng cho hơn 3 triệu nô lệ da đen ở
Mỹ, đồng thời tuyên bố Nội chiến Mỹ là cuộc đấu tranh chống lại chế độ
nô lệ.
Khi Nội chiến nổ ra vào năm 1861, chỉ ít
lâu sau lễ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, Lincoln vẫn
duy trì quan niệm rằng đây là cuộc chiến để khôi phục chính quyền Liên
bang miền Bắc (the Union), chứ không phải về chế độ nô lệ. Thế nên, ông
tránh việc ban hành ngay một tuyên ngôn chống chế độ nô lệ, bất chấp sự
thúc giục của những người theo chủ nghĩa bãi nô và các đảng viên Cộng
hòa cấp tiến, cũng như niềm tin của cá nhân ông rằng chế độ nô lệ là
không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Thay vào đó, Lincoln đã có
những bước đi thận trọng, cho đến khi ông nhận được ủng hộ rộng rãi của
công chúng đủ để đề xuất một bản tuyên ngôn như vậy.
Tháng 7/1862, Lincoln thông báo cho nội các
của mình rằng ông sẽ ban hành một tuyên ngôn giải phóng, nhưng nó sẽ
không áp dụng cho các bang vùng biên giới – những nơi tuy có chủ nô
nhưng vẫn trung thành với Liên bang miền Bắc. Các thành viên trong nội
các đã thuyết phục ông chờ đến khi phe Liên bang giành chiến thắng rồi
mới đưa ra thông báo. Cơ hội đã đến với Lincoln sau chiến thắng của Liên
bang miền Bắc trong trận Antietam (tháng 9/1862.) Vào ngày 22/09, Tổng
thống đã tuyên bố rằng nô lệ tại các khu vực trong cuộc nổi loạn sẽ được
trả tự do trong vòng 100 ngày.
Sang ngày 01/01/1863, Lincoln cuối cùng
cũng ban hành bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ chính thức, trong đó tuyên
bố rằng “tất cả những ai đang bị giữ như nô lệ” ở các bang nổi dậy “từ
giờ về sau sẽ được tự do.” Bản tuyên ngôn còn kêu gọi tuyển quân và
thành lập các đơn vị quân đội người da đen trong lực lượng Liên bang.
Ước tính có khoảng 180.000 người Mỹ gốc Phi đã tham gia phục vụ trong
quân đội, trong khi 18.000 người khác phục vụ trong hải quân.
Sau khi Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ ra đời,
việc ủng hộ Liên minh miền Nam (the Confederacy) bị coi là ủng hộ chế
độ nô lệ. Điều này khiến cho các nước chống chế độ nô lệ như Anh và
Pháp, vốn đang ủng hộ Liên minh miền Nam, không thể tham chiến với tư
cách đại diện cho miền Nam. Bản tuyên ngôn cũng thống nhất và củng cố
đảng của Lincoln, Đảng Cộng hòa, giúp họ duy trì quyền lực trong suốt
hai thập niên tiếp theo.
Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ là một sắc lệnh
của Tổng thống chứ không phải là một luật được Quốc hội thông qua, vì
vậy sau đó Lincoln đã tiếp tục vận động đưa một Tu chính án Chống chế độ
nô lệ vào Hiến pháp Mỹ để đảm bảo tính lâu dài của tuyên ngôn. Với việc
thông qua Tu chính án thứ 13 vào năm 1865, chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ
hoàn toàn trên khắp đất Mỹ (dù rằng người da đen vẫn phải tiếp tục đấu
tranh một thế kỷ sau đó, trước khi họ thực sự bắt đầu có quyền bình
đẳng).
Dự thảo của Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô lệ
chính thức – được chính Lincoln viết tay – đã bị phá hủy trong trận Hoả
hoạn Chicago hồi năm 1871. Hiện nay, bản gốc của tuyên ngôn này được lưu
trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Washington
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/09/22/lincoln-ban-hanh-tuyen-ngon-giai-phong-no-le/#sthash.ZvBrJIDq.dpuf
Nguồn: “Lincoln issues Emancipation Proclamation“, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham
Lincoln đã ban hành bản sơ bộ của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ
(Emancipation Proclamation), giải phóng cho hơn 3 triệu nô lệ da đen ở
Mỹ, đồng thời tuyên bố Nội chiến Mỹ là cuộc đấu tranh chống lại chế độ
nô lệ.
Khi Nội chiến nổ ra vào năm 1861, chỉ ít
lâu sau lễ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, Lincoln vẫn
duy trì quan niệm rằng đây là cuộc chiến để khôi phục chính quyền Liên
bang miền Bắc (the Union), chứ không phải về chế độ nô lệ. Thế nên, ông
tránh việc ban hành ngay một tuyên ngôn chống chế độ nô lệ, bất chấp sự
thúc giục của những người theo chủ nghĩa bãi nô và các đảng viên Cộng
hòa cấp tiến, cũng như niềm tin của cá nhân ông rằng chế độ nô lệ là
không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Thay vào đó, Lincoln đã có
những bước đi thận trọng, cho đến khi ông nhận được ủng hộ rộng rãi của
công chúng đủ để đề xuất một bản tuyên ngôn như vậy.
Tháng 7/1862, Lincoln thông báo cho nội các
của mình rằng ông sẽ ban hành một tuyên ngôn giải phóng, nhưng nó sẽ
không áp dụng cho các bang vùng biên giới – những nơi tuy có chủ nô
nhưng vẫn trung thành với Liên bang miền Bắc. Các thành viên trong nội
các đã thuyết phục ông chờ đến khi phe Liên bang giành chiến thắng rồi
mới đưa ra thông báo. Cơ hội đã đến với Lincoln sau chiến thắng của Liên
bang miền Bắc trong trận Antietam (tháng 9/1862.) Vào ngày 22/09, Tổng
thống đã tuyên bố rằng nô lệ tại các khu vực trong cuộc nổi loạn sẽ được
trả tự do trong vòng 100 ngày.
Sang ngày 01/01/1863, Lincoln cuối cùng
cũng ban hành bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ chính thức, trong đó tuyên
bố rằng “tất cả những ai đang bị giữ như nô lệ” ở các bang nổi dậy “từ
giờ về sau sẽ được tự do.” Bản tuyên ngôn còn kêu gọi tuyển quân và
thành lập các đơn vị quân đội người da đen trong lực lượng Liên bang.
Ước tính có khoảng 180.000 người Mỹ gốc Phi đã tham gia phục vụ trong
quân đội, trong khi 18.000 người khác phục vụ trong hải quân.
Sau khi Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ ra đời,
việc ủng hộ Liên minh miền Nam (the Confederacy) bị coi là ủng hộ chế
độ nô lệ. Điều này khiến cho các nước chống chế độ nô lệ như Anh và
Pháp, vốn đang ủng hộ Liên minh miền Nam, không thể tham chiến với tư
cách đại diện cho miền Nam. Bản tuyên ngôn cũng thống nhất và củng cố
đảng của Lincoln, Đảng Cộng hòa, giúp họ duy trì quyền lực trong suốt
hai thập niên tiếp theo.
Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ là một sắc lệnh
của Tổng thống chứ không phải là một luật được Quốc hội thông qua, vì
vậy sau đó Lincoln đã tiếp tục vận động đưa một Tu chính án Chống chế độ
nô lệ vào Hiến pháp Mỹ để đảm bảo tính lâu dài của tuyên ngôn. Với việc
thông qua Tu chính án thứ 13 vào năm 1865, chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ
hoàn toàn trên khắp đất Mỹ (dù rằng người da đen vẫn phải tiếp tục đấu
tranh một thế kỷ sau đó, trước khi họ thực sự bắt đầu có quyền bình
đẳng).
Dự thảo của Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô lệ
chính thức – được chính Lincoln viết tay – đã bị phá hủy trong trận Hoả
hoạn Chicago hồi năm 1871. Hiện nay, bản gốc của tuyên ngôn này được lưu
trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Washington
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/09/22/lincoln-ban-hanh-tuyen-ngon-giai-phong-no-le/#sthash.ZvBrJIDq.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét