Dù ở vùng xa xôi của Mông Cổ, tách biệt
sự hiện đại, người Dukha vẫn hạnh phúc với đời sống đơn giản dựa vào
thiên nhiên, những đàn tuần lộc và việc thường xuyên di chuyển chỗ ở.
Pascal Mannaerts là một nhiếp ảnh gia Bỉ. Công việc đã đưa ông tới
nhiều nơi trên thế giới trong 10 năm qua. Pascal từng tìm hiểu những
người Qasqhai ở Iran, bộ tộc Hamer tại Ethiopia hay thị trấn cổ Kurkish
thuộc Trung Đông.
Chuyến đi mới nhất đưa Pascal đến với những người du mục ở Mông Cổ. Họ sống bằng nghề nuôi tuần lộc ở phia bắc khovsgol Aimag, nơi mà nền văn hóa đang dần lụi tàn.
Chuyến đi mới nhất đưa Pascal đến với những người du mục ở Mông Cổ. Họ sống bằng nghề nuôi tuần lộc ở phia bắc khovsgol Aimag, nơi mà nền văn hóa đang dần lụi tàn.
Những người Dukha (còn gọi là Tsaatans) sống trong các khu rừng sâu và
rất xa xôi của Mông Cổ đã hàng nghìn năm nay. Lối sống của họ không bị
thay đổi nhiều theo thời gian.
Cứ vài tuần, những người dân du mục di chuyển từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác, khoảng 5-10 lần mỗi năm.
Họ sống dựa vào đàn tuần lộc, từ bơ, sữa tới vận chuyển. Ngoài ra, họ cũng tự làm các dụng cụ và vải vóc để may trang phục.
Người Dukha không ăn thịt vật nuôi của mình, trừ khi đó là những con
vật không có khả năng đi lại. Việc hiếm khi ăn thịt vật nuôi xuất phát
từ mối quan hệ sống giữa những người Dukha và đàn gia súc của họ rất
khăng khít, đề cao tinh thần.
Việc tiếp cận người Dukha không dễ dàng đối với Pascal. Ông mô tả nơi tộc người này đang sống như ở "tận cùng của thế giới".
Phải mất hai tuần, Pascal mới đến được hồ Khovsgol bằng xe Jeep, nơi
ông có thể gặp một người Dukha. Từ đây, ông đi tiếp bằng ngựa thêm hai
ngày nữa.
"Con đường đi bằng ngựa không dễ tí nào. Ban đầu chúng tôi băng qua những cánh rừng sâu tưởng chừng dài vô tận, rồi vượt núi, đi trên đường núi phủ tuyết trắng xóa, gặp cả bão tuyết, dù đó là giữa tháng 6", Pascal chia sẻ.
"Con đường đi bằng ngựa không dễ tí nào. Ban đầu chúng tôi băng qua những cánh rừng sâu tưởng chừng dài vô tận, rồi vượt núi, đi trên đường núi phủ tuyết trắng xóa, gặp cả bão tuyết, dù đó là giữa tháng 6", Pascal chia sẻ.
"Bạn có thể tưởng tượng được tôi hạnh phúc nhường nào khi thấy những
đàn tuần lộc ở phía chân trời, vùng trũng của các thung lũng trước mặt".
Pascal đã dành một tuần để sống cùng những người dân du mục.
Ông cho rằng sự tồn tại, hỗ trợ lý tưởng giữa con người, con vật và môi
trường sống thật đáng ngạc nhiên. Những người Dukha có một cách sống
rất độc đáo, vừa dựa vào đàn tuần lộc và vừa sử dụng cả các khu rừng mà
họ sống và săn bắt.
Họ là một trong những bộ tộc cuối cùng sống theo cách này, được xem như
một nền văn hóa đang dần dần "chết". Trước kia, nơi đây từng có hàng
trăm gia đình sống nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 40 hộ.
Pascal giải thích: "Tôi nhận ra điều này thật phi thường. Dù những yếu
tố khác biệt sẽ khiến họ phải thay đổi cách sống nay đây mai đó để tới
các thành phố tiện nghi hơn, còn thế hệ trẻ cũng muốn cuộc sống hiện
đại, nhưng gia đình mà tôi nghỉ lại vẫn muốn giữ nguyên lối sống của
họ".
"Chúng tôi đã nói chuyện với Bolorma, bà mẹ trong gia đình chúng tôi ở
cùng. Tôi hỏi bà điều gì khiến bản thân thấy hạnh phúc trong cuộc sống.
Bà chỉ trả lời đơn giản rằng những đứa con, chồng và đàn gia súc của
mình. Bà thực sự đã thay đổi cách nghĩ của chúng tôi. Cuộc sống ấy thật
đơn giản mà đẹp đẽ".
(Theo Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét