Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Bí mật về các trung tâm tẩy não của Trung Quốc qua điều tra của truyền thông Australia

Những bí mật tàn bạo của chính quyền Trung Quốc tiếp tục được phơi bày trong bài điều tra tiếp theo của hãng tin news.com.au.

Trước đó, hãng tin của Australia này đã tiết lộ những điều kinh hoàng trong các nhà tù của Trung Quốc, tại đó các tù nhân lương tâm bị tra tấn, làm nhục bằng nhiều hình thức mà không qua xét xử.
Một số nạn nhân may mắn thoát khỏi cuộc đàn áp và định cư tại Australia đã kể lại quãng thời gian họ trải qua tại các trung tâm tẩy não bí mật của chính quyền Bắc Kinh.

Anh Lưu Kim Đào kể lại với hãng tin Australi về những trải nghiệm khủng khiếp của mình tại quê nhà Trung Quốc . Đàn áp Pháp Luân Công
Anh Lưu Kim Đào kể lại với hãng tin Australi về những trải nghiệm khủng khiếp của mình tại quê nhà Trung Quốc (Ảnh: news.com.au)

Anh Lưu Kim Đào (Jintao Liu), 36 tuổi, lần đầu tiên được đưa đến một trung tâm tẩy não trên một ngọn núi không rõ địa điểm sau khi cảnh sát tìm thấy các cuốn sách Pháp Luân Công trên máy tính của anh vào tháng 11 năm 2006.
Họ đã chụp ảnh các cuốn sách Pháp Luân Công để làm bằng chứng về ‘tội ác’ của tôi và đưa tôi đến trung tâm tẩy não“, anh Lưu nói với news.com.au.
Khi anh đến nơi thì trời đã tối. Anh nói: “Tôi không biết tôi đang ở đâu, không có ánh nắng mặt trời hay gì cả”.
“Khu vực này trông giống như một ngôi làng nghỉ dưỡng. Trung tâm này nằm trên một ngọn núi, ở một căn phòng. Họ sử dụng một số các tòa nhà ở đó. Người bên ngoài không biết được [điều gì diễn ra bên trong]. “
Tại đó, anh Lưu sống trong một xà lim tối đen nhỏ xíu. Anh chỉ được ra ngoài khi bị đem đi tẩy não và tra tấn.
Họ buộc bạn phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công“, anh Lưu nói. “Các video này sử dụng các trường hợp giả mạo hoặc lấy những lời tách khỏi ngữ cảnh để nói xấu người sáng lập Pháp Luân Công và các cuốn sách.
Anh Lưu đã không chịu xem các đoạn video.
Họ có đội an ninh ở đó kéo tôi vào một căn phòng và bắt tôi phải xem các đoạn video” anh nói. “Họ chỉ định người để lúc nào cũng giám sát tôi, theo dõi tôi, ép buộc tôi, chửi rủa tôi, và quấy rối tôi.”
Anh Lưu buộc phải dậy sớm vào mỗi buổi sáng và tập các bài công pháp vì họ ngăn không cho anh tập Pháp Luân Công.
Sau trung tâm tẩy não đó, họ không thể thay đổi niềm tin của tôi, thế là họ chuyển tôi đến một trại lao động“, anh Lưu nói.
Anh không bị buộc tội hay bị kết án gì cả nhưng vẫn bị giam cầm tiếp hai năm nữa.
Sau đó họ vẫn tiếp tục tẩy não tôi, buộc tôi phải xem video phỉ báng Pháp Luân Công“, anh nói.
Nơi mà anh Lưu đã bị giữ chỉ là một trong nhiều cơ sở tẩy não của Trung Quốc được lập ra tại các ngôi nhà hoang, các tòa nhà chính phủ không sử dụng đến, các khách sạn hẻo lánh, và các tổ hợp được xây lên vì mục đích đó.
Theo các nhân chứng, các trung tâm này thường được ngụy trang dưới dạng các tổ chức như trường học, trung tâm giam giữ, hoặc được ẩn giấu ở khu vực ngoại thành.
Một số nạn nhân cho biết họ đã bị sốc điện bằng dùi cui điện, treo lên bằng cổ tay, bị kéo căng chân tay cho đến khi bị gẫy xương, bị lạm dụng và chế giễu bởi các lính canh, những người hứa hẹn sẽ ngừng tra tấn nếu họ chịu từ bỏ luyện Pháp Luân Công.
Học viên Pháp Luân Công Xiao Chen, 43 tuổi, đã bị đưa vào một trung tâm tẩy não trong thời gian cô bị giam giữ ba năm rưỡi tại một trại lao động cưỡng bức, nơi cô bị tra tấn vì từ chối từ bỏ niềm tin của mình. Cô bị giam giữ mà không qua xét xử và bị tách khỏi bé trai mới sinh của mình.
Cô Chen cho biết các tù nhân bị đàn áp khắc nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần, họ bị đánh đập, thẩm vấn kéo dài, bị cấm ngủ và liên tục bị bắt xem video và âm thanh tuyên truyền.
Nếu chúng tôi vẫn không từ bỏ, chúng tôi sẽ bị đưa đến một phòng cách ly“, cô Chen nói.
Trong phòng cách ly, bạn không thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời bên ngoài và chúng tôi bị buộc phải xem video tẩy não chống lại Pháp Luân Công”.
Chúng tôi phải ngồi cả ngày ở bên trong, bị tẩy não, bị buộc phải xem video, bị bắt ngồi xổm và bị cấm ngủ trong thời gian dài”.
Họ không cho chúng tôi tắm hay bất cứ điều gì khác trong nhiều ngày.”
Tôi cảm thấy cảnh sát quá tàn nhẫn, đặc biệt là đối với chúng tôi các học viên Pháp Luân Công, vì họ sẽ tra tấn chúng tôi cho đến khi chúng chết hoặc suy sụp tinh thần.”
Bà Fengying Zhang, 66 tuổi, cũng trải qua những điều tương tự khi bà bị chuyển thẳng đến một trung tâm tẩy não và bị tra tấn nặng nề sau khi bà bị bắt tại nhà vì tập Pháp Luân Công vào năm 2014.
Bà Zhang nói với news.com.au rằng bà bị “chửi rủa“, làm nhục và bị tra tấn nhưng bà không bao giờ để sự ngược đãi làm bà gục ngã hay thay đổi niềm tin của mình.
Trung tâm tẩy não giống như một nhà tù hắc ám“, bà nói. “Những người đó không bao giờ bỏ cuộc, nhưng nó không có tác dụng.
Bà Zhang cho biết chính quyền đã ngừng nhắc đến các cơ sở này là “trung tâm tẩy não” vì áp lực quốc tế đối với các hoạt động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.
Họ đã thay đổi tên của các trung tâm này thành ‘cải tạo’, nhưng họ vẫn làm những việc như vậy“, bà Zhang cho biết. “Nếu mọi người bên ngoài Trung Quốc giữ im lặng trước những hành động tàn bạo và vi phạm nhân quyền như vậy, thì điều đó sẽ thực sự trợ giúp cái ác và họ sẽ phải đứng trước toà án lương tâm trong tương lai.”
Việc lạm dụng nhân quyền làm tổn hại không chỉ những người ở Trung Quốc, mà còn cả thế giới thông qua việc đe dọa hòa bình và nhân quyền.
Anh Lưu, cô Chen và bà Zhang vẫn phải chịu đựng những vết thương tâm lý sâu sắc từ những gì họ đã trải qua. Tuy nhiên, họ vẫn là những người may mắn khi thoát khỏi cuộc đàn áp ở Trung Quốc và được tị nạn tại Úc. Nhưng họ không quên hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị bỏ lại phía sau và hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi sự áp bức.
Việc tẩy não và ngược đãi vượt ra ngoài ranh giới các cơ sở cải tạo, họ nói với news.com.au.
Anh Lưu cho biết: “Không có tự do hay thông tin tự do. Tất cả các phương tiện truyền thông đều do nhà nước / chính phủ kiểm soát. Vì vậy, giới truyền thông phát sóng các thông tin tuyên truyền của chính quyền.”
Anh cho biết từ nhỏ đã được nghe những lời tuyên truyền ca ngợi chính quyền Trung Quốc, “vì vậy, chúng tôi lớn lên và chúng tôi thực sự tin như vậy.”
Anh Lưu nói chỉ sau khi anh trải qua sự tra tấn này, anh mới nhận ra mặt trái mà anh không được biết đến.
Khi tôi bị tra tấn trong nhà tù và trại lao động, tôi đã tự hỏi ‘tại sao cảnh sát quá xấu, quá ác như vậy?” Và tôi bắt đầu nhìn thấy một khía cạnh khác với những gì đã được quảng bá trên các phương tiện truyền thông và giáo dục “, anh nói .”
Ở Trung Quốc, người dân chỉ được thấy những gì mà chính quyền muốn họ thấy. Họ thậm chí còn không thể vào các mạng xã hội, vào Facebook. Người dân Trung Quốc không biết những sự việc này bởi vì thông tin bị chặn. Rất nhiều người bị đầu độc và bị lừa dối bởi tuyên truyền và những lời dối trá.”
Và đó là lý do tại sao cuộc bức hại này có thể tiếp tục.
Hãng tin news.com.au nhận định trong bài viết:
Chính phủ Trung Quốc không thương tiếc bức hại các học viên Pháp Luân Công thông qua việc tra tấn, giết chết và nhốt họ trong các ‘nhà tù hắc ám’ – một mạng lưới các trại lao động ngoài vòng pháp luật và các trung tâm giam giữ do Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập để giam giữ các công dân mà không qua xét xử.
Các tù nhân không đồng ý từ bỏ niềm tin được gửi đến trung tâm tẩy não để ‘cải tạo’ nơi họ bị chìm ngập trong các hoạt động tuyên truyền và bị tra tấn tàn nhẫn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đến khi họ chịu ký tên từ bỏ niềm tin của họ. Đó là một hệ thống do chính phủ điều hành bí mật đến mức thậm chí nó còn không chính thức tồn tại. Mục đích là quét sạch Pháp Luân Công.”
Pháp Luân Công là môn khí công dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn được tự do theo tập ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc liên tục đàn áp đẫm máu môn khí công này từ năm 1999 đến nay.
Hãng tin news.com.au cho biết bài viết cuối cùng trong loạt bài 3 phần  sẽ tiết lộ những thông tin gây sốc về nạn thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Mai Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...