Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

FM 974: Zimbabwe: Đã Không Còn Nữa Sợ Hãi Trước Bạo Lực Độc Tài Của Tổng Thống Mugabe



Chuyện Thế Giới   
  Zimbabwe , được biết tới như là một quốc gia, nơi chỉ có một người lãnh đạo độc nhất, từ khi giành được độc lập, khởi đầu là thủ tướng rồi lên tổng thống, Mugabe ngự trị ngôi vị này trong suốt 36 năm qua. Đã có rất nhiều cuộc nổi loạn, bạo động thách thức, chống đối nhưng ông tổng thống 92 tuổi Mugabe vẫn luôn luôn dập tắt và chế ngự phe chống đối, tiếp tục nắm quyền bằng những phương cách tàn bạo sắt máu.
   
    Hiện thời, các vụ biểu tình bùng nổ lại nữa, lần này người biểu tình, đa số là giới trẻ, không có ai là người lảnh đạo, đoàn kết nhau qua sự kêu gọi từ các mạng xã hội điện tử, họ cùng xuống đường thách thức quyền lực chính trị của ông ta. Dĩ nhiên người ta dư biết, lực lượng quân đội và cảnh sát, thành phần chính yếu trong việc duy trì trật tự, vẫn trung thành với chính quyền Mugabe nhưng giờ đã có dấu hiệu cho thấy sự trung thành này đang có chiều hướng không ổn nữa, khi đối phó với việc dân chúng đứng lên đòi hỏi đất nước Zimbabwe thay đổi, đặc biệt là giới trẻ, những nhân tố mới, sinh ra và lớn lên dưới chế độ của Mugabe, dường như đã không còn sợ hãi và sẳn sàng nhập cuộc cho lý tưởng nói trên. Từ suy nghĩ đó, Hardlife Mzingu, một thành viên của phong trào Tajamuka (có nghĩa là “chúng tôi đã chán ngấy”), nói rằng “hãy cho họ thấy được chúng ta”, không giống như những phong trào chống đối Mugabe trước đây, nhóm Tajamuka không có ai được gọi là người lãnh đạo để dựa vào, người có thể bị bắt giam hay đánh đập, họ dùng hệ thống trang mạng điện tử, như điện thoại di dộng chẳng hạn, liên lạc nhau, từ một tới trăm, từ trăm tới ngàn và phong trào này, cuối cùng có hàng ngàn người trẻ đoàn kết nhau cho cùng mục đích.
    Mzingu cho biết, “họ có một tương lai nhưng nó đang bị tàn phá trên đất nước này, và vai trò của những người trẻ như anh, phải đứng lên giành lấy quyền tái xây dựng lại cái tương lai đó”, họ là người từ các nhóm chính trị, ngành nghề, giai cấp xã hội khác nhau của Zimbabwe, gặp gỡ nhau, bàn thảo và tìm ra cái gì họ phải làm để làm tròn bổn phận của mệnh lệnh mà thế hệ trẻ có cho quê hương họ, mệnh lệnh đó là “phải tống Mugabe khỏi quyền lực”. Trong nhiều ngày qua, họ đã đối chọi, đương đầu với lực lượng an ninh cảnh sát của Mugave trên đường phố ở thủ đô Harare hàng tuần lễ một, trang bị vỏn vẹn cái điện thoai di động, họ chụp và thu hình cảnh sát võ trang súng ống dùi cui, cũng như xô xát, đánh đập, như đoạn phim ngắn “một anh thiếu niên mặc áo thung đỏ đứng cô độc trên thềm tòa án, nhìn thẳng vào năm người cảnh sát vây quanh, em giơ tay không lên cao, cảnh sát dùng dùi cui đánh tới tấp từ mọi phía”, những đoạn phim như vậy và hàng trăm hình ảnh khác được truyền đi khắp nơi trên trang mạng “Whatsapp” cho người ta xem, nhưng họ biết, để việc làm của họ có hiệu quả hơn, họ cần phải tổ chức lan rộng ra các vùng bên ngoài thủ đô Harare và các vùng nông thôn, nơi được xem là cứ điểm của đảng ZANU-PF của Mugabe.
    Hoàng hôn chập choạng xuống, người phóng viên theo chân nhóm trẻ đến chỗ hẹn, gặp một số người khác tại góc khuất xa đường ở khu buôn bán, rồi dẫn nhau đến một khúc đường đi ra ngoại ô thành phố Harare, một trong những người này bảo tất cả dừng lại đứng chờ, anh ta len vào cái cổng khép hờ trước căn nhà gạch cũ, chập sau trở ra mời họ vào bên trong, đã có khoảng chừng 30 người , có trai có gái, còn trẻ, ai nấy đều mặc áo thung trắng, có in hàng chữ “Mugabe phải ra đi”, ngồi sát bên nhau ở sân sau, họ cho biết chỉ nội cái áo thung thôi, họ có thể bị đánh đập hay bắt giam. Một trong hai ba anh đứng đầu hỏi đám người, liệu mình sẽ có bao nhiêu người cho cuộc biểu tình ngày mai, họ bảo đảm có 100, nhóm tổ chức cho hay sẽ lo việc xe cộ đưa đón. Ngày mai, thứ hai vừa qua, họ chuẩn bị cho lần xuống đường nữa, vì tối cao pháp viện Zimbabwe vừa bác bỏ lệnh cấm biểu tình trong hai tuần lễ của chính quyền Mugabe, nhóm tranh đấu không muốn uổng phí dịp may này, họ sẽ tràn ra đường phố và sẳn sàng chấp nhận đương đầu với dùi cui và lựu đạn cay. Phán quyết của tòa án đã làm cho lực lượng an ninh của Mugabe tiến thoái lưỡng nan, nhóm biểu tình trong mấy ngày qua đã tìm cách sắp xếp buổi họp với một sĩ quan cảnh sát kỳ cựu Harare nhưng lại không thành, vì ông này phải có mặt tại một cuộc họp khẩn cấp về việc đối phó với các cuộc biểu tình mà chính quyền nghĩ là sẽ xảy ra, cho nên ông ta không chắc là đến gặp nhóm biểu tình được hay không.
    Trong hơn ba thập niên, Mugabe đã dùng bộ máy an ninh cảnh sát trấn áp những phần tử bất đồng chính kiến bằng bạo lực bằng sắt máu, lực lương này từ trước tới giờ, câu hỏi về sự trung thành với Mugabe không hề đặt ra, chỉ biết tuân lệnh và thi hành một cách tuyệt đối, nhóm biểu tình thất vọng qua tin trên, nhưng cuối cùng viên sĩ quan nhắn tin là ông ta đang trên đường tới họp với họ, ông có thể bị mất chức hay bị bắt về những gì ông sẽ nói, nhưng ông quyết định nói ra, nhóm biểu tình không cho phóng viên biết lý lịch danh tánh viên sĩ quan này, để bảo vệ sự an toàn cho ông ta, theo ông, “người ta không biết cái gì đang xảy ra trên đất Zimbabwe hiện giờ, đặc biêt là tại các cơ quan của chính quyền như cảnh sát, quân đội, dân chúng thấy họ đánh người trên đường phố, họ cho rằng, chúng tôi thích làm như vậy nhưng thưc tế không phải như dân chúng nghĩ”, thêm nữa, việc chấp hành lệnh trên ngày càng khó khăn hơn cho những sĩ quan như ông, rốt cuộc họ được dùng như là “cái móng vuốt chính trị” của chính quyền Mugabe và của cái đảng ZANU-PF mà ông ta làm lãnh tụ, thường thì trước khi xuất phát, thượng cấp bảo không được đánh đập dân chúng biểu tình nhưng khi đến nơi thì lệnh lạc thay đổi, lệnh mới, cho biết chi tiết đối phó rõ ràng được phép dùng bạo lực hành động, khuyến khích nhân viên dùng lựu đạn cay, dùng chó, ngựa hay những gì tương tự và cuối cùng, nếu cần, là súng đạn.
    Phát ngôn nhân của tổng thống Mugabe phủ nhận và bác bỏ việc cáo buộc đảng ZANU-PF của Mugabe, ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình. Nkomo, một sĩ quan cảnh sát khác, đứng trên văn phòng làm việc, ngay góc đường, chỗ cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới giờ xảy ra, nhìn xuống, nói rằng “dân chúng muốn chính quyền lắng nghe tiếng nói của họ và cứu xét những đòi hỏi chính đáng, nhưng, thay vì vậy, chính quyền làm ngược lại, không muốn dân chúng nói lên ý nghĩ của họ và làm thế nào để cầm chắc là không ai nghe họ, cảnh sát đã dẹp tan, bẽ gãy, bịt miệng trước khi dân chúng kịp nói”, khi được hỏi, liệu ông e ngại chuyện sẽ có một số người bị giết, ông ta không chần chừ trả lời “nếu các vụ biểu tình như vầy tiếp tục, ông nghĩ, rồi họ phải dùng súng đạn thật thôi, đó là điều ông ta lo ngại nhất”.
    Hiện lúc này, người dân Zimbabwe có nhiều chuyện để xuống đường biểu tình chống Mugabe, chuyện đơn giản nhất là đất nước này không còn “tiền mặt” để xài, kể từ sau ngày đại lạm phát năm 2009, Zimbabwe tùy thuộc vào đồng đô la Mỹ mà sống, mỗi ngày dân chúng sắp hàng dài như rắn trước cửa ngân hàng tại thành phố Harare, để rút tiền nhưng ngân hàng ấn định con số giới hạn được rút để tránh tình trạng không còn tiền, trong số công chức được trả lương trễ một tháng, nếu không nói là tất cả, viên sĩ quan cảnh sát đang họp với nhóm tổ chức biểu tình là một trong số đó, ông ta bực tức, chán chường “thượng cấp của ông, họ có tiền phụ trội, trợ cấp cho nên có thể có đủ để xài cho chính họ nhưng những người cấp thấp như ông, không có nguồn tiền nào khác ngoài tiền lương hàng tháng, do đó tiếng than trách từ mọi giới nghe được trên đường phố, ngày càng nhiều ở Harare là điều không có gì ngạc nhiên”, trong đó kể cả những sự tức giận, bùng lên giữa nhóm nắm quyền có mọi thứ và nhóm thấp cổ không có gì, đó là những người sẽ cùng với giới trẻ biểu tình, tạo nên một liên minh tranh đấu mới cho một Zimbabwe tương lai.

    Viên sĩ quan cảnh sát chấm dứt phần nói chuyện của mình, đứng dậy, bắt tay mấy người đứng đầu cuộc biểu tình, với vẻ mặt cương quyết lập lại “những người mà cảnh sát đang ra tay đánh đập ngoài kia, có cả bạn học của mình và một số là bạn bè hay người quen sống cùng khu phố, không thể như vậy được”, đám người trẻ đưa ông ta ra cổng, ông nhìn hàng chữ trên cái áo thung trắng, một lần nữa, gật đầu đọc lớn “Mugabe phải ra đi”.


Thuyên Huy
Monday 19.09.2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...