Kính đến "Vườn Thơ" bài Tứ Tuyệt của Phật Hoàng Trần Nhân Tôn.武 林 秋 晚 Vũ Lâm Thu Vãn
陳仁宗 Trần Nhân Tôn
畫 橋 倒 影 蘸 溪 橫 Hoạ kiều đảo ảnh trám khê hoành一 抹 斜 陽 水 外 明 Nhất mạt tà dương thuỷ ngoại minh寂 寂 千 山 紅 葉 落 Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc濕 雲 和 露 送 鐘 聲 Thấp vân hoà lộ tống chung thanh.Dịch nghĩa: Chiều Thu Nơi Vũ Lâm
Cây cầu và cái bóng đảo ngược vắt ngang qua suối giống như vẽMột vạt nắng chiều chiếu sáng bên ngoài dòng nước.Ngàn núi lặng yên lá đỏ rụng rơi
Mây ướt lẫn sương giăng tiếng chuông vang xa.Dịch ThơChiều Thu Vũ LâmNhư tranh vẽ suối cầu soi bóngBìa nước chiều nghiêng vệt sáng vàngYên ắng ngàn non hồng lá rụngSương mờ mây ẩm tiếng chuông vangQuên Đi
Chiều thu ở làng Vũ Lâm (*)
Cầu soi bóng ngược, ngang dòng khe, Mặt nước lung linh, vệt nắng về. Lặng lẻ non Thiên, hồng điệp rụng; Mây, sương cùng tiễn tiếng chuông quê.Danh Hữu (*) Làng Vũ Lâm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi vua cho con và trở thành Thái thượng hoàng. Năm sau, ngài đến thăm nơi đây và làm bài thơ này. Bài thơ mang ý hướng định xuất gia.
Ghi chú : Bài thơ này, câu đầu nhiều người hiểu sai. Họa kiều đảo ảnh là cây cầu soi ngược bóng mình xuống dòng nước; Trám khê hoành là nằm vắt ngang dòng khe.
VŨ LÂM CHIỀU THU
Ngang dòng suối cầu in bóng ngược
Vạt nắng chiều sóng nước mênh mang .
Vảng rơi lặng lẽ trên ngàn
Sương run mây thấp chuông ngân tiễn chiều.
Mailoc phỏng dịch
CHIỀU THU Ở VŨ LÂM
Bóng cầu ngang suối giống như tranh
Vạt nắng chiều nghiêng dòng nước xanh
Lá đỏ rụng rơi rừng vắng vẻ
Sương mờ mây quyện tiếng chuông thanh.
Kim Dung
BÀI 1 :
VŨ LÂM MỘT CHIỀU THU
Như tranh hình bóng suối cầu ngang,
Ánh nắng chiều soi phản chiếu vàng.
Lá đỏ non ngàn rơi lặng lẽ,
Sương mây ẩm thấp vọng chuông vang.
BÀI 2 : CHIỀU THU TẠI VŨ LÂM
Soi bóng cầu ngang suối tựa tranh,
Nắng chiều phản chiếu nước trong xanh.
Non ngàn lá đỏ rơi êm ả,
Sương ướt mây mù chuông vọng thanh.
Mai Xuân Thanh
(Phỏng theo bài thơ Vũ Lâm Thu vãn của Trần nhân Tôn)
Cầu soi bóng,cầu in đáy nước
Nắng chiều nghiêng như ngược tranh treo
Lá vàng rơi chẳng tiếng vèo
Mây giăng sương ẩm chuông chiều vẳng xa
CHIỀU THU Ở VŨ LÂM
Cầu treo
ảnh ngược ngang dòng suối
Mép nước chiều
in vệt nắng tàn
Lá đỏ non ngàn
rơi tĩnh mịch
Mây hòa
sương ẩm tiếng chuông vang!
Nguyễn Đắc
Thắng
Thắng xin có câu hỏi ,
Theo
các bài dịch của Quý Thầy và các sư huynh thì từ MẠT trong nguyên tác
Hán văn dịch ra Việt văn là "VỆT, VẠT (nắng)" và có dang ngữ tiếng Hán
theo như bản in trong bài là 抹 (bộ thủ) . Nhưng khi tra
từ điển Thiều Chửu thì từ này là một động từ có nhiều nghĩa nhưng không
thuộc loai danh từ nên không thể nào có nghĩa gì liên quan đến vệt hay
vạt (là một danh từ) được cả.
Xin được giải thích?
Gửi bạn Thắng,
Bạn Thắng hỏi chữ Mạt mà bạn tra tự điển Thiều Chửu thấy
có nhiều nghĩa, nhưng không có nghĩa vệt. Tự điển thường chỉ ghi nghĩa chính, từ
nghĩa chính dẫn tới những nghĩa phái sinh, nghĩa phái sinh là nghĩa được sáng tạo
từ những nhà văn, nhà thơ, nhờ đó mà ngôn ngữ phát triển trở nên phong phú. Người
làm thơ cũng như người đọc thơ đều cần có bộ óc sáng tạo, để nắm bắt những ý
phái sinh từ những chữ, câu thơ đẹp. Tôi nghĩ, khi tra tự điển ta cần linh động,
một động từ ở chữ Hán có khi cũng dùng làm danh từ hoặc ngược lại, ví dụ chữ
Thư書
chẳng hạn, nó có thể là danh từ (sách vở) mà cũng là động từ (viết, ghi, biên
chép) vân vân ...
Mạt
抹nghĩa
chính của nó là bôi, xoa từ trên xuống (trái với chữ Đồ搽là bôi, xoa tại một điểm). Do đó, Mạt nghĩa phái sinh là Vệt (vết bôi dọc).
Ở đây, Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh
nên dịch là : một vệt nắng tà chiếu sáng
trên mặt nước. Thủy ngoại ở đây là Trên mặt nước chứ không nên dịch là
Ngoài mặt nước, vì Ngoài ở tiếng Việt có thể hiểu sai đi là nó nằm ở chỗ khác.
Như vậy, dịch thơ cũng cần phải linh động. Cũng như chữ 畫 (đúng ra phải đọc là Hoạch, nhưng vì thấy anh Quên Đi
đọc Họa nên tôi đọc theo). Hoạch là một nét ngang (cũng như Sổ là một nét thẳng
từ trên xuống). Ở đây Hoạch kiều (thay vì đọc họa kiều) nên hiểu là cây cầu ngang trên khe suối, chứ
không có tranh vẽ (họa) nào ở đây cả.
Vài hàng chia sẻ mong bạn hài
lòng.
Danh
Hữu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét