Các nhà khoa học cảnh báo rằng sự nóng lên của toàn cầu sẽ dẫn tới những con bão khủng khiếp hơn trong tương lai. Và Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi này.
Một nghiên cứu mới cho thấy, các cơn bão mạnh nhất tấn công các khu vực phía Đông và Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippine đã tăng cường lên 50% trong 40 năm qua do nước biển ấm lên.Các nhà khoa học cảnh báo rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến những cơn bão khổng lồ khủng khiếp hơn trong tương lai, gây ra sự đe dọa lớn đến người dân ven biển của những quốc gia này.
Trái đất đang nóng lên. Ảnh: scienceburger
Giáo sư Wei Mei, tại Đại học Carolina ở Chapel Hill, người đứng đầu cuộc nghiên cứu mới cho biết, đây là một sự gia tăng rất đáng kể. Kết quả là rất quan trọng đối với các nước Đông Á vì đây là một khu vực rất đông dân số. Sự gia tăng của cường độ bão sẽ gây nhiều thiệt hại hơn khi chúng đổ bộ
Những cơn bão lớn có thể tác động tàn phá ở Đông Á. Trong năm 2013, cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippine, làm ít nhất 6.300 người chết và gây ảnh hưởng đến 11 triệu người.
Hình ảnh trước và sau cơn bão Haiyan cho thấy sự tàn phá của con bão. Ảnh: Dailymail
Bão Nina phá vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc. Ảnh: Liensdechine
Trong khi đó vào tháng 7, bão Nepartak đổ bộ vào Đài Loan và Trung Quốc làm ít nhất 9 người chết và phá hoại nặng nề. Sự gia tăng về cường độ được cho là lớn hơn ở Trung Quốc, Đài Loan và khu vực phía Bắc.
Sự tàn phá của cơn bão Nepartak. Ảnh: Theguardian
Trong nghiên cứu mới, đã được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, Các nhà khoa học lấy nguồn dữ liệu được thu thập một cách độc lập bởi các trung tâm ở Nhật Bản và Hawaii, và sau khi tính toán sự khác nhau ở cách nó được thu thập, cho thấy các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương đã được tăng cường 12 – 15% trên trung bình kể từ năm 1977.
Tỷ lệ các cơn bão giữ dội nhất – loại 4 và loại 5 – tăng gấp đôi và thậm chí tăng gấp ba lần trong một số khu vực theo thời gian và sự tăng cường rõ rệt nhất ở những cơn bão đã đổ bộ vào đất liền.
Cường độ của một cơn bão được đo bằng tốc độ gió kéo dài, nhưng những thiệt hại gây ra bởi gió mạnh, nước dâng lên do bão, sóng thần, mưa dữ dội và lũ lụt tăng không tương xứng, có nghĩa là cường độ bão gia tăng 15% dẫn đến gia tăng 50% khả năng tàn phá.
Các nhà nghiên cứu cho thấy sự tăng cường của các cơn bão khi đổ bộ vào đất liền xảy ra bởi vì vùng đất ven biển ấm hơn cung cấp nhiều năng lượng hơn để những con bão ngày càng gia tăng, khiến tốc độ gió càng tăng nhanh hơn.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định liệu sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra hoặc do chu kỳ tự nhiên là nguyên nhân cho sự ấm lên của biển trong khu vực vì 40 năm là một khoảng thời gian tương đối ngắn cho các hiện tượng như vậy.
Nhưng Mei chắc chắn rằng sự ấm lên toàn cầu trong tương lai, như dự đoán của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), việc nóng lên của các đại dương trong khu vực và việc dẫn đến các cơn bão sẽ dữ dội hơn.
Mei cho biết, cường độ bão đã tăng lên và sẽ tăng lên trong tương lai vì sự nóng lên của khí hậu. Ông nói rằng hành động cần thiết để chuẩn bị đối phó với các trận bão trong tương lai và giảm lượng khí thải carbon dioxide để kiềm chế sự nóng lên.
Việc thay đổi hiểu biết là rất quan trọng để chống lại thảm họa.
Các kết quả cho thấy có những cơn bão cường độ cao hơn ảnh hưởng đến Đông Nam Á và Trung Quốc và cường độ sẽ được tăng cường nhanh chóng hơn.
Điều quan trọng với các quốc gia là phạm vi và cường độ đổ bộ. Các cơn bão mạnh gia tăng thường gây ra nhiều sự tàn phá và sự mất mát cho cuộc sống.
Như vậy, trong tương lai chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với những cơn bão lớn có sức tàn phá lớn hơn. Vì vậy chúng ta cần phải có những hiểu biết về việc phòng chống lại các thảm họa do chúng gây ra.
Tham khảo: Natureworldnews
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét