Như thường lệ, trước khi đọc bài viết mới, ta giải đáp câu đố của bài viết cũ nhé!
曰字加直不加點, VIẾT tự gia trực bất gia điểm,
莫作申甲由田猜。 Mạc tác Thân Giáp Do Điền sai.
莫作申甲由田猜。 Mạc tác Thân Giáp Do Điền sai.
Có nghĩa :
Chữ VIẾT 曰 thêm nét sổ không thêm dấu chấm.
Xin đừng đoán là chữ Thân 申, chữ Giáp 甲, chữ Do 由, chữ Điền 田.
Giải Đáp :
* Chữ VIẾT 曰 thêm nét sổ thì thành chữ THÂN 申. Không thêm chấm là BẤT GIA ĐIỂM, có nghĩa là : Chữ BẤT 不 được Chấm thêm một ĐIỂM ở trên đầu thành Bộ THỊ 礻. Ghép bộ THỊ 礻với chữ THÂN 申 lại, ta có chữ THẦN 神 .
* Câu 2 : Xin đừng đoán là chữ Thân 申, chữ Giáp 甲, chữ Do 由, chữ Điền 田, là chỉ dùng để đánh lạc hướng sự suy đoán của người ta mà thôi.
* Chữ VIẾT 曰 thêm nét sổ thì thành chữ THÂN 申. Không thêm chấm là BẤT GIA ĐIỂM, có nghĩa là : Chữ BẤT 不 được Chấm thêm một ĐIỂM ở trên đầu thành Bộ THỊ 礻. Ghép bộ THỊ 礻với chữ THÂN 申 lại, ta có chữ THẦN 神 .
* Câu 2 : Xin đừng đoán là chữ Thân 申, chữ Giáp 甲, chữ Do 由, chữ Điền 田, là chỉ dùng để đánh lạc hướng sự suy đoán của người ta mà thôi.
Lời giải đáp đúng là chữ THẦN 神. THẦN
là Thần Linh. Theo Nho Giáo: Thần là những bậc chính nhân quân tử,
thương nước thương dân, nên khi chết đi thì được dân chúng phong Thần để
soi xét việc tốt xấu của người đời. Đất thì có THỔ THẦN 土神, Trời thì có
THIÊN THẦN 天神, Đình thì có ĐÌNH THẦN 亭神... Một câu đối rất hay thường
thấy dán ở các miếu Thổ Thần của vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh là :
Thổ vượng nhân tòng vượng, 土旺人從旺,
Thần an trạch tự an. 神安宅自安。
Có nghĩa :
Cuộc đất có hưng vượng thì con người cũng hưng vượng theo.
Thần (đất) có yên thì nhà cửa cũng tự nhiên sẽ yên mà thôi.
Trong Tăng Quảng Hiền Văn cũng khuyên ta nên ăn ở cho đàng hoàng phải đạo, vì :
Ám xứ khuy tâm, 暗處虧心,
Thần mục như điện. 神目如電。
Có nghĩa :
Ở những nơi tối tăm làm những việc mờ ám, trái với lương tâm, (tưởng chẳng ai hay biết gì cả). Có biết đâu rằng...
Con mắt của thần linh sáng như điện chớp vậy! (Ở đâu nhìn cũng thấy cả!)
Thần mục như điện 神目如電
1. BỘ LỖI 耒 :
LỖI 耒 : là Cái CÀY. LỖI là chữ Tượng Hình, theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Kim Văn Đại Triện và Tiểu Triện là hình tượng của cái Cày, có tay
vịn ở phía sau, phía trước ba vạch là bộ phận xới đất. LỖI 耒 là một Bộ
trong chữ Nho và là một chữ CỔ, vì ngày nay không còn thông dụng nữa.
Chữ chỉ "cái cày" hiện nay là chữ LÊ 犁 (犂).
Theo sách Hàn Phi Tử 韓非子: Có kể lại một câu truyện Ngụ ngôn như sau :
Nước Tống thời Chiến Quốc, có một người nông dân sau buổi cày
trưa, đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, tình cờ có một con thỏ đang bị người
ta săn đuổi chạy đâm đầu vào gốc cây chết... giấc. Mừng như bắt được...
thỏ, anh ta mang về nhà và cả nhà có được một bửa "chén" no nê. Anh ta
nghĩ; thế thì cày làm quái gì cho mệt, nên mỗi ngày anh ta cứ ra ngồi
dưới gốc cây mà đợi thỏ chạy đến đụng đầu vào cây để cho... anh ta bắt
về ăn! Cứ thế, đồng ruộng bị bỏ hoang mà thỏ thì chẳng thấy con nào nữa
cả! Hàn Phi Tử đã viết một câu như thế nầy:
"Nhân thích kỳ LỖI nhi thủ chu, kí phục đắc thố.
因 釋 其 耒 而 守 株, 冀 復 得 兔 ".
Có nghĩa :
"Vì thế bỏ cái CÀY mà giữ lấy cái gốc cây, mong lại bắt được
thỏ." Đó là thành ngữ THỦ CHU ĐÃI THỐ 守株待兔 : Ta nói là "ÔM CÂY ĐỢI THỎ"
chỉ việc chánh đáng thì không làm, mà chỉ hết lòng trông chờ vào những
việc may rủi. Tình trạng chung của dân nghèo tại Việt Nam hiện nay. Sáng
sớm không lo làm ăn, chỉ lo kiếm mượn tiền mua vé số, đánh đề để hy
vọng "đổi đời", nhưng Đời chưa thấy Đổi mà Nợ đã ngập đầu!
THỦ CHU ĐÃI THỐ 守株待兔 ÔM CÂY ĐỢI THỎ
Có tất cả 35 chữ được ghép bởi bộ LỖI 耒 nầy, tiêu biểu có :
CANH 耕 : là Cày, là cày cho đất xốp lên.
CANH 耕 : là Cày, là cày cho đất xốp lên.
VÂN 耘 : là Xới cho chết cỏ, là Làm cỏ, nên...
CANH VÂN 耕耘 " là Cày xới, là từ kép chỉ công việc đồng áng.
XUÂN CANH HẠ VÂN 春耕夏耘 : Mùa xuân thì cày xới, mùa hè thì làm cỏ.
Chỉ công việc thường làm của nhà nông. Ta còn có các từ như : CANH TÁC
耕作, CANH CHỦNG 耕種, CANH ĐỊA 耕地, CANH ĐIỀN 耕田.... đều là những từ xoay
quanh việc làm của Nông Dân.
Nhắc đến từ CANH ĐỊA 耕地 là Đất dùng để Canh Tác, ta lại nhớ đến một
giai thoại về bà Đoàn Thị Điểm như sau: Tương truyền khi sứ đoàn Bắc
quốc sang Việt Nam, có ghé ngang qua quán của bà Điểm ở ven đường để
uống nước. Thấy cô hàng nước xinh đẹp khả ái, một ông mới buông lời bởn
cợt :
Nam bang nhất thốn thổ, Bất tri kỷ nhân canh?
南 邦 一 寸 土, 不 知 幾 人 耕?
Có nghĩa :
Một tấc đất ở Nam bang nầy, không biết có mấy người cày? (Ý rất
khinh bạc, chỉ người con gái của Nam bang có tính lẳng lơ, dễ dãi về
việc "trai gái", nên mới hỏi thế).
Bà Điểm đã đáp lại một cách lém lỉnh, sắc bén và trịch thượng là:
Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất!
北 國 諸 大 夫, 皆 由 此 途 出!
Có nghĩa :
Các đại phu ở Bắc quốc, đều do con đường nầy (thử đồ) mà ra cả!
(Ý nói: "Các đại phu ở Bắc quốc của các ông, đều chui ra từ cái "thốn
thổ" nầy! Chưa kể chữ "đồ" của miền Bắc còn có ý nghĩa độc đáo riêng,
nên câu trên còn có ý xách mé là: "Các ông đều từ "Cái Đồ" nầy chui ra
hết đó, có biết không?"
2. BỘ THẢO 艸 :
THẢO 艸 : là CỎ. THẢO 艸 là chữ Tượng Hình, theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Đại Triện Tiểu Triện đều là hình tượng của những cọng cỏ, những mầm
non vừa mọc lên khỏi mặt đất. Nên THẢO là Cỏ, là THẢO MỘC 草木: Chỉ chung
các loài Cây Cỏ. 艸 và 艹
là hai hình thức của bộ THẢO, chỉ dùng để ghép với các phần khác để
thành lập chữ mới có liên quan đến Thảo mộc, còn chữ THẢO 草 thực sự là
chữ Hài Thanh, được ghép bởi chữ TẢO 早 là Sáng sớm chỉ Âm và bộ THẢO 艹 ở
phía trên chỉ Ý. Vì Bộ THẢO 艹 luôn luôn nằm phía trên, nên được gọi là
THẢO ĐẦU 草頭.
Ta có tất cả 981 chữ được ghép với THẢO ĐẦU nầy, trong khi chỉ có vỏn vẹn 4 chữ được ghép với bộ THẢO 艸 nầy mà thôi. Tiêu biểu như :
HUỶ 芔 là chữ cổ của chữ HUỶ 卉 ngày nay, có nghĩa là: Các
loài cỏ. Ta có thành ngữ KỲ HOA DỊ HUỶ 奇花異卉, tương đương với KỲ HOA DỊ
THẢO 奇花異草, có nghĩa như Hoa Thơm Cỏ Lạ của ta vậy!
SÔ 芻 (刍) : là Cỏ Sô cỏ Gai, ta thường gọi là Sô Gai. Nhà
nông dùng để kết áo mặc bên ngoài che mưa che nắng và cho đỡ lạnh. Đây
là cách ăn mặc theo nhà nông, giản dị quê mùa. Nên khi có đại tang như
cha mẹ mất, thì con cái không được ăn mặc đẹp, mà phải ăn mặc SÔ GAI. Ta
có các từ như :
SÔ NGÔN 芻言 : là Lời nói quê mùa.
SÔ NGHỊ 芻議 : là Những lời bàn luận quê mùa.
Cả 2 từ SÔ NGÔN và SÔ NGHỊ đều là lời nói khiêm nhựợng để chỉ Lời
nói phát biểu và nghị luận của bản thân mình; cũng như từ THIẾT NGHĨ là
Trộm Nghĩ mà ta đã có dịp nhắc tới ở bài trước vậy!
MẢNG 茻 ( 莽 ): là Có RẬM, cỏ mọc thành từng bụi.
THẢO MẢNG 草莽 : chỉ Dân nhà quê thô lổ cục mịch. Đây cũng là lời
nói khiêm tốn của những anh hùng còn ẩn náo ở nhà quê mà ta thường gọi
là THẢO MẢNG ANH HÙNG 草莽英雄.
Về phần THẢO ĐẦU gần một ngàn chữ có liên quan đến thảo mộc, tiêu biểu nhất là các chữ sau đây:
HOA 花 : là Bông. Ta gọi là Bông Hoa. Những thứ gì đẹp giống
như...BÔNG đều được gọi là Hoa, như : TUYẾT HOA 雪花 : Hoa Tuyết, PHÁO HOA
炮花: Pháo Bông, LÃNG HOA 浪花 : Hoa Sóng... như nhạc sĩ Anh Thy đã viết
trong bài HOA BIỂN:
...Em ơi, giận hờn, xin như HOA SÓNG tan trong đại dương!
Kiệu được kết Hoa thì gọi là KIỆU HOA; Xe được trang trí Hoa thì
gọi là XE HOA, là mơ ước của các cô gái từ xưa đến nay đều muốn được một
lần bước lên Kiệu Hoa, Xe Hoa !
Và chỉ với HOA ẢNH 花影 là cái Bóng Hoa thôi, Tô Đông Pha 蘇東坡 đời Tống đã cho ta một bài tứ tuyệt tuyệt tác như sau :
重重疊疊上瑤臺, Trùng trùng điệp điệp thướng dao đài,
幾度呼童掃不開. Kỷ độ hô đồng tảo bất khai.
剛被太陽收拾去, Cương bị thái dương thâu thập khứ,
卻教明月送將來 ! Khước giáo minh nguyệt tong tương lai !
幾度呼童掃不開. Kỷ độ hô đồng tảo bất khai.
剛被太陽收拾去, Cương bị thái dương thâu thập khứ,
卻教明月送將來 ! Khước giáo minh nguyệt tong tương lai !
Có nghĩa :
Cái bóng của những khóm hoa trùng trùng điệp điệp in trên
dao đài, đã mấy lần gọi gia đồng quét đi, nhưng lại quét không đi. Mới
vừa được ánh nắng dọn dẹp đi (nắng tắt nên bóng hoa cũng mất theo), thì
lại được ánh trăng sáng mang NÓ trở lại (Trăng sáng nên bóng hoa lại
hiện lên trên dao đài).
Diễn nôm :
Chập chùng hoa ảnh rợp dao trì
Mấy lượt gia đồng quét chẳng đi
Vừa lúc nắng chiều thu dọn mất
Lại theo trăng sáng rợp dao trì !
Chập chùng hoa ảnh rợp dao trì
Mấy lượt gia đồng quét chẳng đi
Vừa lúc nắng chiều thu dọn mất
Lại theo trăng sáng rợp dao trì !
Ẩn dụ của bài thơ (ý tại ngôn ngoại):
Bóng của hoa cũng đẹp chứ, tại sao Tô Đông Pha 蘇東坡 lại ghét dữ vậy? Mấy lần bảo gia đồng quét bỏ đi! À, thì ra ông ví bóng hoa như những người bất đồng chính kiến, như những người xu nịnh, vừa hết nhóm nầy lại đến nhóm khác quấy nhiễu triều đình làm ông đâm ra bực mình và ví von như thế!
Bóng của hoa cũng đẹp chứ, tại sao Tô Đông Pha 蘇東坡 lại ghét dữ vậy? Mấy lần bảo gia đồng quét bỏ đi! À, thì ra ông ví bóng hoa như những người bất đồng chính kiến, như những người xu nịnh, vừa hết nhóm nầy lại đến nhóm khác quấy nhiễu triều đình làm ông đâm ra bực mình và ví von như thế!
Bài thơ Hoa Ảnh và tượng Tô Đông Pha
TÔ 蘇 (苏): là một loại
rau thơm, lá tròn dài có khía răng cưa, loại màu tím gọi là TỬ TÔ 紫蘇, ta
gọi là Rau Tía Tô; màu trắng gọi là Bạch Tô 白蘇. Họ TÔ cũng là chữ TÔ 蘇
nầy.
HOA còn dùng để chỉ những người đẹp, như : HOA HẬU, HOA KHÔI...và HOA cười ngọc thốt đoan trang... của người đẹp.
THƯỢC DƯỢC 芍藥 : là một loại thảo hoa, lá phức hợp hình lông ống, cho
hoa to nở vào mùa hè; có 2 loại: Màu đỏ gọi là Xích Thược 赤芍, màu
trắng gọi là Bạch Thược 白芍, Rễ có thể dùng làm dược thảo. Nhắc Thược
Dược, làm ta lại nhớ đến thơ của J. Leiba với nỗi lòng của người thiếu
nữ mới biết yêu ...
Hoa tặng vừa tàn bông thược dược
Tìm chàng bỗng vắng bóng chàng xa...
Tìm chàng bỗng vắng bóng chàng xa...
TRÀ 茶 : là Trà ! Trà Lài, Trà Sen, Trà Ô Long, Trà Trảm Mã,
Trà Thiết Quan Âm... Ta không bàn về trà uống, ta chỉ nói về TRÀ HOA 茶花.
Trà Hoa còn được gọi là SƠN TRÀ 山茶, tên khoa học là (Camellia japonica). Xưa
có tên là HẢI THẠCH LỰU 海石榴 (Hoa Lựu Biển), còn có biệt danh là NGỌC
MINH HOA 玉茗花, NẠI ĐÔNG HOA 耐冬花, MẠN ĐÀ LA HOA 曼陀羅花... là một trong Top
Ten của Thập Đại Danh Hoa (10 loại hoa thơm và đẹp nhất). Tên Mạn Đà La
Hoa làm ta lại nhớ đến Mạn Đà Sơn Trang của bà Vương Phu Nhân trong
Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung với những cái tên Trà Hoa đặc
biệt qua miệng của chàng thư sinh Đoàn Dự, như: Hồng Trang Tố Lý 紅粧素裡 là
Loại Trà Hoa có màu hường đỏ bên ngoài và màu nhụy trắng bên trong;
Trão Phá Mỹ Nhân Kiểm 爪破美人臉 là Quào rách mặt người đẹp: là loại hoa màu
trắng có xen lẫn màu đỏ bầy nhầy bên trong...
Hồng Trang Tố Lý
Trảo Phá Mỹ nhân Kiểm
Trong văn chương tiếng Việt ta còn có một loại Trà Hoa đặc biệt, đó chính là hoa TRÀ MI mà người yêu thích văn chương nào cũng biết qua 2 câu thơ trong Kiều của cụ Nguyễn Du :
Tiếc thay một đóa TRÀ MI,
Con ong đã tỏ đường đi lối về !
Trong thực tế, không có hoa TRÀ MI, mà chỉ có hoa ĐỒ MI 荼蘼, cũng là một
loại hoa màu trắng nở vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ, với câu thơ trích
trong bài "Xuân mộ du tiểu viên" của Vương Kỳ đời Tống 宋代王淇的《春暮遊小園》詩 như sau:
一從梅粉褪殘粧, Nhất tòng mai phấn thối tàn trang,
塗抹新紅上海棠, Đồ mạt tân hồng thướng hải đường.
開到荼蘼花事了, KHAI ĐÁO ĐỒ MI HOA SỰ LIỄU,
絲絲天棘出莓牆 ! Ty ty thiên cức xuất môi tường!
Có nghĩa :
Chả là vì phấn của hoa mai đà rửa nhuỵ, tàn phai hết nét trang đài, nên...
Mới tô lên màu hồng mới tươi tắn cho đóa Hải Đường. Nhưng...
Nở đến bông Đồ Mi là chuyện thưởng hoa đà kết thúc,
Từng sợi từng sợi hoa chùm gởi khô bay ra ngoài bức tường rêu.
Ta thấy :
Chữ TRÀ 茶 và chữ ĐỒ 荼 chỉ
khác nhau có một Nét Ngang Nhỏ ở giữa, nên rất dễ bị Đọc Nhầm chữ nầy
thành chữ kia (Trông gà hóa cuốc) nên câu thơ trong Kiều lẽ ra phải là :
Tiếc thay một đóa ĐỒ MI,
Con ong đã tỏ đường đi lối về!
Khai đáo Đồ Mi hoa sự liễu
3. BỘ THẦN 臣 :
THẦN 臣 : là Bề Tôi. Thuộc chữ Tượng Hình, theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn và Kim Văn là hình tượng của một con mắt dựng đứng của
một người khi quỳ xuống thì con mắt hay nhìn lên như thế. Nên THẦN 臣 là
THẦN PHỤC 臣服 : là Chịu thua, là phục tòng ai đó. Trong chế độ Quân Chủ
ngày xưa thì...
THẦN 臣 : là Bề Tôi của Vua là QUÂN 君, gọi là QUÂN THẦN 君臣 : là VUA TÔI, là Vua và Bề Tôi.
THẦN còn có nghĩa là Dân chúng trong một nước Quân Chủ được gọi là THẦN DÂN 臣民: là "Phó thường dân" đó!
THẦN còn là lời tự xưng một cách khiêm nhượng của người xưa, như:
THẦN BỘC 臣僕: là Nô Bộc ngày xưa tự xưng với chủ; THẦN THIẾP 臣妾 : là Lời
tự xưng của Vợ hoặc Thiếp ngày xưa.
Trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu :
Tiên đáo vi quân, 先到為君,
Hậu đáo vi thần. 後到為臣。
Có nghĩa :
Ai đến trước thì làm Vua, Ai đến sau thì làm tôi. Ý muốn nói:
Người nào nhanh chân nắm bắt trước thì vẫn hơn người chậm chạp đến
sau. Nói theo bình dân là: "Thằng nào tới trước thì làm cha!"
Nhân nhắc đến quân thần, lại nhớ đến vua Tự Đức. Một hôm, nhân cao
hứng nhà vua làm được một đôi câu đối hay, mới đem ra để khoe với Cao Bá
Quát, nhưng lại không có nói đó là câu đối của mình. Câu đối ấy như
sau:
THẦN khả báo QUÂN ân, 臣可報君恩,
TỬ năng thừa PHỤ nghiệp. 子能承父業。
Có nghĩa :
Bề Tôi có thể báo được ơn vua,
Con có thể kế thừa được sự nghiệp của Cha.
Ý muốn nói, mình có thể kế thừa được sự nghiệp của cha mình để lại
mà làm một ông vua thật tốt, nên đám bề tôi của mình cũng có thể báo
đáp được cái ân đức của mình. Nhà vua đang rất đắc ý, không ngờ Cao Bá
Quát lại phán cho một câu: "Đại nghịch bất đạo, tội đáng chém đầu!" Hỏi:
Tại sao?, thì thưa rằng: TÔI mà dám để trên CHÚA, CON mà dám để trước
CHA, chẳng đáng chém đầu sao? Lại hỏi: Phải làm sao? Lại thưa rằng :
Phải sữa lại như thế nầy :
QUÂN ân THẦN khả báo, 君恩臣可報,
PHỤ nghiệp TỬ năng thừa. 父業子能承.
Có nghĩa :
Ơn đức của vua, bề tôi có thể báo đáp.
Cơ nghiệp của cha, con có thể kế thừa được.
Vua Tự Đức phải chịu là giỏi, nhưng lại ngầm ghét cái tánh ý cao ngạo, trịch thượng của Chu Thần.
Cao Bá Quát Vua Tự Đức
Có tất cả 7 chữ được ghép bởi bộ THẦN 臣 nầy, tiêu biểu là:
NGỌA 臥 ( 卧 ): là Nằm. Như NGỌA THẤT 卧室: là Phòng để nằm, tức
là Phòng Ngủ đó. NGỌA BỆNH 臥病: là Ngã bệnh, là Bị Bịnh. NGỌA LONG 臥龍: là
Rồng Nằm, ý chỉ những người tài giỏi lúc chưa gặp thời, từ nầy dùng để
chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng lúc chưa gặp Lưu Bị, gọi là NGỌA LONG TIÊN
SINH 臥龍先生.
NGỌA TÀM 臥蠶 : là Con Tằm nằm. Từ chuyên môn của khoa Tướng Số, dùng
để chỉ phần thịt nằm ở phía dưới 2 con mắt, dài dài giống như là 2 con
tằm vậy. (Con Tằm còn được dùng để tả chơn mày như: Mày Tằm Mắt
Phụng...).
NGỌA HỔ TÀNG LONG 臥虎藏龍: là Cọp Nằm Rồng Ẩn, ta nói là: Rồng nằm Hổ
phục, ý chỉ những nơi có nhân tài ẩn náo còn chưa ra mặt, cũng có nghĩa
là những nơi ngầm chứa những nguy hiễm mà ta không thể lường trước được.
Nói đến chữ NGỌA, cũng không thể không nhắc đến 2 câu thơ cuối trong bài Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường là :
Tuý NGỌA sa trường quân mạc tiếu, 醉臥沙場君莫笑,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ? 古來征戰幾人回?
Có nghĩa :
Nàng chớ cười ta say nằm ngoài chiến địa, vì...
Xưa nay đi chinh chiến, đã có mấy ai được trở về đâu?!
Tuý NGỌA sa trường quân mạc tiếu
LÂM 臨 ( 临 ) : là Từ trên cao nhìn xuống, theo diễn tiến của Tượng Hình để Chỉ Sự,
Ta thấy :
Từ Kim Văn đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của một người từ
trên cao khom mình nhìn xuống. Nên LÂM là CƯ CAO LÂM HẠ 居高臨下, có nghĩa
là: Ở trên cao mà nhìn xuống. Trong qúa trình phát triển văn tự, LÂM có
những nghĩa phát sinh như sau:
LÂM là Đến, như QUANG LÂM 光臨: là từ Khách sáo của ĐẾN. ví dụ: Mừng
bạn Quang Lâm tệ xá, có nghĩa là "Rất hân hạnh được bạn đến nhà tôi."
Ngày xưa, ông vua đi đến đâu thì gọi là GIÁ LÂM 駕臨 đến đó.
LÂM là Gặp Phải, như : LÂM NGUY 臨危 là Gặp phải chuyện nguy nàn. LÂM
NẠN 臨難 : là Đang gặp phải tai nạn. LÂM ĐỊCH 臨敵 : là Đang gặp phải kẻ
địch. LÂM SÀNG 臨床 : là Đang trên Giường bệnh, nên Thí Nghiệm Lâm Sàng là
"Thí nghiệm thực tế bệnh tình của người bệnh đang nằm trên giường."
LÂM còn có nghĩa là Gần, Sắp, như LÂM CHUNG 臨終: là lúc sắp chết.
LÂM BỒN 臨盆 : là Lúc sắp sanh. LÂM TRẬN 臨陣 : là Lúc ra trận. LÂM HÀNH 臨行:
là Lúc sắp ra đi, lúc sắp lên đường. Nhắc đến từ LÂM HÀNH làm ta lại
nhớ đến bài Du Tử Ngâm của Mạnh Giao đời Đường như sau :
DU TỬ NGÂM 遊 子 吟
Từ mẫu thủ trung tuyến, 慈 母 手 中 线,
Du tử thân thượng y. 遊 子 身 上 衣.
LÂM HÀNH mật mật phùng, 臨 行 密 密 缝,
Ý khủng trì trì quy. 意 恐 遲 遲 歸.
Thùy ngôn thốn thảo tâm, 誰 言 寸 草 心,
Báo đắc tam xuân huy. 報 得 三 春 暉.
Từ mẫu thủ trung tuyến, 慈 母 手 中 线,
Du tử thân thượng y. 遊 子 身 上 衣.
LÂM HÀNH mật mật phùng, 臨 行 密 密 缝,
Ý khủng trì trì quy. 意 恐 遲 遲 歸.
Thùy ngôn thốn thảo tâm, 誰 言 寸 草 心,
Báo đắc tam xuân huy. 報 得 三 春 暉.
Có nghĩa :
Sợi chỉ trên tay từ mẫu, khâu nên chiếc áo trên mình của người du tử. LÚC RA ĐI mẹ đã chắc chiu khâu thật chặt từng mũi một, Ý sợ rằng con mình sẽ mê mãi giang hồ mà chậm ngày về quê (áo sứt chỉ sẽ không có người khâu hộ). Ôi, Ai dám bảo rằng tấm lòng của một tấc cỏ, có thể báo đền được ánh nắng của ba tháng mùa xuân ấm áp?!
Sợi chỉ trên tay từ mẫu, khâu nên chiếc áo trên mình của người du tử. LÚC RA ĐI mẹ đã chắc chiu khâu thật chặt từng mũi một, Ý sợ rằng con mình sẽ mê mãi giang hồ mà chậm ngày về quê (áo sứt chỉ sẽ không có người khâu hộ). Ôi, Ai dám bảo rằng tấm lòng của một tấc cỏ, có thể báo đền được ánh nắng của ba tháng mùa xuân ấm áp?!
Cụ Nguyễn Du cũng đã mượn ý nầy để diễn tả nỗi lòng của Thúy Kiều
khi nàng cân nhắc giữa tình và hiếu rồi quyết định bán mình chuộc tội
cho cha:
Hạt mưa xá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân!
Lâm hành mật mật phùng, ý khủng trì trì quy.
4. BỘ TRÙNG 虫 :
4. BỘ TRÙNG 虫 :
TRÙNG 虫 : là Sâu Bọ. TRÙNG là chữ mượn Tượng Hình để Chỉ Sự. Theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn, Kim Văn như hình con rắn, đến Đại Triện Tiểu Triện
thì như hình của những con trùng. Nên TRÙNG 虫 là chỉ chung các loại sâu
bọ, rắn rết... Bộ TRÙNG 虫 vừa là BỘ, vừa là CHỮ giản thể của chữ TRÙNG,
chữ phồn thể đủ nét phải như thế nầy: 蟲.
Ngoài nghĩa là CÔN TRÙNG 昆蟲 là Sâu Bọ ra, TRÙNG còn chỉ các loại động vật khác như:
ĐẠI TRÙNG 大蟲: là Lão Hổ 老虎, ta gọi là Ông Cọp.
TRƯỜNG TRÙNG 長蟲 là Trường Xà 長蛇, là Con Rắn.
BÁCH TÚC TRÙNG 百足蟲 : là Con bọ trăm chân, là tên riêng của con RẾT, miền Nam gọi là Con RÍT. Tên chữ là NGÔ CÔNG 蜈蚣.
LÃN ĐỌA TRÙNG 懶惰蟲 : Con sâu làm biếng, từ dùng để mắng những người trây lười: "Thứ cái đồ lười biếng! 懶惰蟲!"
Có tất cả 470 chữ thuộc bộ TRÙNG dùng để chỉ tất cả những loài sâu bọ trên đời, tiêu biểu là :
SẮC 虱 : là Con Rận, con Rệp của bà Đoàn Thị Điểm, khi ông anh là Đoàn Viết Luân ra vế đối :
Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt, 兄來堂上尋雙月,
Có nghĩa :
Anh lên nhà trên để tìm một đôi trăng, (là 2 chữ nguyệt 月 ghép
song song nhau thành chữ BẰNG 朋 là Bạn Bè), nên câu trên có nghĩa : Anh
lên trên nhà trên để tìm BẠN.
Lúc đó Bà đang ngồi may bên cửa sổ, bèn ứng khẩu đối lại rằng :
Muội đáo song tiền tróc bán phong. 妹到窗前捉半風。
Có nghĩa :
Em đến trước cửa sổ để bắt nửa làn gió. (Bán Phong là nửa chữ
PHONG 風 là chữ SẮC 虱: là Con Rận, con Rệp. Nên TRÓC BÁN PHONG là Bắt nửa
làn Gió, tức là Bắt Rận, bắt Rệp đó).
Hồng Hà Nữ Sĩ : Đoàn Thị Điểm
HUỲNH 螢 : là con Đom Đóm, gọi đủ tên là HUỲNH HỎA TRÙNG 螢火蟲. Cái màn hình của Ti-Vi gọi là màn HUỲNH QUANG 螢光幕.
LƯU HUỲNH 流螢 : là Những con đom đóm bay lượn qua lượn lại, từ nầy
làm ta nhớ đến bài THU TỊCH 秋夕 của Đỗ Mục đời Tàn Đường như sau:
銀燭秋光冷畫屏, Ngân chúc thu quang lãnh họa bình,
輕羅小扇撲流螢。 Khinh la tiểu phiến phốc LƯU HUỲNH.
天街夜色涼如水, Thiên giai dạ sắc lương như thủy,
臥看牽牛織女星。 Ngọa khán Khiên ngưu Chức nữ tinh .
Diễn Nôm :
Lung linh nến trắng bình phong lạnh, Quạt lụa vờn theo ĐÓM LƯỢN thu.
Lấp lánh sao trời trong như nước,
Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu.
Lục bát :
Bình phong thu lạnh se se,
Quạt là nến trắng lặp lòe ĐÓM BAY.
Trời thu như nước mát thay,
Ngưu Lang Chức Nữ đêm nay tương phùng!
ĐCĐ. diễn nôm
Lấp lánh sao trời trong như nước,
Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu.
Lục bát :
Bình phong thu lạnh se se,
Quạt là nến trắng lặp lòe ĐÓM BAY.
Trời thu như nước mát thay,
Ngưu Lang Chức Nữ đêm nay tương phùng!
ĐCĐ. diễn nôm
THIỀN 蟬 : là Con Ve Sầu. Con bọ của mùa hè mà không có học
sinh nào không biết đến qua bài thơ Ngụ Ngôn của Lã Phụng Tiên (La
Fontaine): Con Ve và Cái Kiến...
Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè,
Đến kỳ gió bấc thổi, nguồn cơn thật bối rối !...
Trong Tam Thập Lục Kế có kế thứ 21 là : KIM THIỀN THOÁT XÁC 金蟬脫殼 :
là Ve sầu lột xác, có nghĩa là vẫn giữ nguyên nguyên trạng như cũ để
đánh lừa kẻ địch, thực tế là đã chuyển đi hướng khác rồi. Trong chiến
tranh chống quân Nguyên năm 1286, quân Trần trong khi triệt thoái đã cho
thuyền rồng giả chèo ra biển để dụ quân giặc đuổi theo, trong khi đó
vua Trần lại xuôi vào Nam tập hợp binh lực để phản công.
KIM THIỀN THOÁT XÁC 金蟬脫殼
THIỀM THỪ 蟾蜍 : là Con Cóc. Theo truyền thuyết Thần Thoại Trung Hoa trong cung trăng có con Cóc Vàng (Kim Thiềm 金蟾), nên gọi mặt Trăng là THIỀM CUNG 蟾宮, gọi ánh trăng là THIỀM QUANG 蟾光, gọi trăng tròn là THIỀM VIÊN 蟾圓... Cóc còn là một con vật độc, mình có nhiều mục tiết ra mùi hôi, nhất là ở phía sau 2 tai có nhiều tuyến nọc độc có thể làm chết người, là một trong Ngũ Độc: Rắn, rết, Cóc, Nhện, và Bọ Cạp. Đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung ta hay nghe đến Ngũ Độc Phái, tức là môn phái chuyên sử dụng chất độc của 5 con vật nầy.
THIỀM CUNG CHIẾC QUẾ 蟾宫折桂 : là Bẻ cành quế trong cung trăng. Thành
ngữ nầy chỉ Đại Đăng Khoa là Thi đậu Tiến Sĩ, hoặc Tiểu Đăng Khoa là
Cưới vợ. Đây là những giây phút bay bổng, hạnh phúc nhất trong một đời
người, nên mới ví như được bay lên cung trăng để bẻ cành quế trên đó
vậy!
ĐƯỜNG LANG 螳螂 : là Con Bọ Ngựa. Miền Nam gọi là con "Bù Cào
Trời". Ta thường hay nghe câu thành ngữ: "Đường Lang bổ thiền, khởi tri
huỳnh tước tại hậu 螳螂捕蟬,豈知黄雀在后. "Có nghĩa: Con bọ ngựa chụp con ve sầu,
nó đâu có biết rằng phía sau lưng nó còn có con chim sẻ đang định mổ nó
để ăn thịt.
Huỳnh tước tại hậu
HỒ ĐIỆP 蝴蝶 : là Bươm Bướm. HỒ ĐIỆP MỘNG 蝴蝶夢 : là Giấc mơ hóa bướm, dùng để chỉ những gì huyễn hoặc không có thật. Theo "Tề Vật Luận của Trang Tử" thì Trang Tử là Trang Chu thường hay mơ thấy mình hoá thành bươm bướm bay lượn dạo chơi khắp miền, rồi cứ ngỡ mình là bươm bướm. Khi tỉnh dậy còn ngơ ngẩn mơ hồ, không biết là mình nằm mơ hóa bướm, hay là bướm nằm mơ hoá ra mình. Trong bài luật thi "Cẩm Sắc" của Lý Thương Ẩn có đôi Thực như sau :
Trang Sinh hiểu mộng mê HỒ ĐIỆP, 莊生曉夢迷蝴蝶,
Thục Đế xuân tâm hóa đỗ quyên. 蜀帝春心化杜鵑。
Cụ Nguyễn Du nhà ta đã mượn ý của 2 câu nầy để diễn tả tiếng đờn của cô Kiều khi đờn cho Kim Trọng nghe lúc Kim Kiều tái hợp :
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là HỒ ĐIỆP hay là TRANG SINH?!
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên?!
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
5. BỘ NHI 而 :
NHI 而 : là chữ thuộc Tượng Hình để Chỉ Sự, theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn vẽ một hàm râu dưới cằm; đến Kim Văn và Đại Tiểu
Triện thì... nét trên cùng tượng trưng cho cái mũi, gạch đứng ngắn là
nhân trung, hai nét 2 bên là râu 2 bên mép, 2 nét giữa là râu ở dưới
càm. Nên NHI 而 là: Hàm râu trên mặt người ta, cái đập vào mắt người ta
trước tiên, nên khi là...
Đại từ NHI 而 là Ngôi thứ 2: là Ông, Anh, Bà, Chị, Mầy... Nghĩa nầy hiện nay không còn thông dụng nữa. Nghĩa thông dụng hiện nay
NHI là Liên Từ, có nghĩa là MÀ, ví dụ như:
ĐA NHI TẠP 多而雜 : Nhiều MÀ phức tạp; MỸ NHI LIÊM 美而廉 : Đẹp MÀ Rẻ;
TUY NHỊ NHI NHẤT 雖二而一 : Tuy hai MÀ một... Thành ngữ thường gặp là:
KIẾN CƠ NHI TÁC 見機而作 : Tùy cơ MÀ làm, có nghĩa: Tuỳ theo hoàn cảnh hoặc diễn tiến của sự việc MÀ linh động giải quyết.
NHI còn là Phó Từ (như Trạng Từ của ta) dùng để nhấn mạnh hoặc bổ nghĩa cho Động Từ, như :
KHẢN KHẢN NHI ĐÀM 侃侃而談 : là Nói MỘT CÁCH hùng hồn, thao thao bất tuyệt.
BẤT ƯỚC NHI ĐỒNG 不約而同 : Chẳng hẹn Mà cùng; ta nói là: Chẳng hẹn mà
nên, như trong Kiều, cụ Nguyễn Du đã diễn tả sự gặp gỡ giữa Tú Bà và Mã
Giám Sinh là:
Tình cờ CHẲNG HẸN MÀ NÊN,
Mạt cưa mướp đắng hai bên một đàng!
Có tất cả 6 chữ được ghép bởi bộ NHI nầy, tiêu biểu là :
NẠI 耐 : là Chịu Được, như NHẪN NẠI 忍耐: là nhẫn nhịn và chịu đựng được. Ta có thành ngữ:
KHẮC KHỔ NẠI LAO 刻苦耐勞: Là Khắc phục được sự khổ nhọc, chịu đựng
được sự gian lao, là Chịu khó chịu khổ, chịu thương chịu khó, không than
van trách móc gì cả.
Khắc khổ nại lao
Bất ước nhi đồng
Như thường lệ ...
... để kết thúc bài viết hôm nay, xin tất cả cùng giải đoán câu đố chữ sau đây :
Thái ông khứ tế Thái Công miếu, 蔡翁去祭太公廟,
Tăng Tử hồi đầu nhựt lạc tây. 曾子回頭日落西。
Mã khiếu đại khê lưu tứ tích, 馬跳大溪留四跡,
Khoa trường nhất chuyển đẩu tinh di. 科場一轉斗星移。
Có nghĩa :
Ông họ Thái đi tế miếu Thái Công.
Ông Tăng Tử quay đầu lại thì mặt trời đã lặn xuống mé tây rồi.
Con ngựa nhảy qua khe lớn còn để lại 4 dấu chân,
Khoa trường thi cử chuyển động thì sao Bắc Đẩu cũng đổi ngôi.
Bốn câu trên cùng ghép lại sẽ thành MỘT CHỮ, mời tất cả cùng " ra tay " xem sao ?!
Hẹn bài viết kế tiếp của các bộ 6 nét
Đỗ Chiêu Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét