Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Điều chưa biết về vương triều đầu tiên trên thế giới dùng tiền giấy để giao thương

Sau sự sụp đổ của triều đại nhà Đường là hơn 50 năm loạn lạc cho đến khi tướng quân tên là Triệu Khuông Dẫn sáng lập nên triều đại nhà Tống, xưng hiệu là Tống Thái Tổ.

Nhà Tống bắt đầu từ năm 960, kéo dài hơn 300 năm, được chia làm hai thời kỳ: Bắc Tống (bắt đầu từ năm 960) và Nam Tống sau khi miền Bắc bị bộ lạc Nữ Chân xâm lược (năm 1127).
Khi Hoàng đế Tống Thái Tổ lên ngôi, ông đã mở rộng hệ thống thi cử tuyển chọn nhân tài và triển khai dự án xây dựng bản đồ cho toàn Trung Hoa. Nhà Tống chứng kiến sự phục hưng của Khổng giáo và nhiều học giả lỗi lạc trong tầng lớp quan lại.
Screenshot_1
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
Tuy vậy, nhà Tống không mạnh về quân sự như nhà Đường trước đó, Tống triều không thể xây dựng mình trở thành thế lực thống trị ở châu Á. Vậy nên thời Bắc Tống diễn ra chiến tranh liên miên với các nước láng giềng. Đỉnh điểm là các bộ lạc Nữ Chân đã xâm lược phía Bắc nhà Tống và chiếm được kinh thành Khai Phong vào năm 1127.
Người Nữ Chân sau đó thành lập nhà Kim ở phía Bắc Trung Quốc. Nhà Tống lui về phía Nam. Mặc dù mất đi một phần lớn lãnh thổ, Nam Tống vẫn là một thời đại thịnh vượng, phồn thịnh về nghệ thuật, văn hóa cũng như tiến bộ về công nghệ.
Thời nhà Tống, chính quyền bắt đầu ban cho nông dân quyền sở hữu đất, khiến sản lượng lúa gạo tăng mạnh. Nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi từ thuần nông sang thương nghiệp, nông dân bán những sản phẩm của mình để mua những loại hàng hóa khác như trà, than, dầu và rượu. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, dân số cũng tăng lên, đạt mức 100 triệu người vào năm 1100.
Ba trong bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc bắt nguồn từ triều Tống, gồm có kỹ thuật in, la bàn, và thuốc súng. Chính quyền nhà Tống đã dùng kỹ thuật in trong việc sản xuất tiền tệ vào thế kỷ 12, nhà Tống đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới phát hành tiền giấy.
Screenshot_5
Một bức vẽ mô tả các quan đại học sĩ của triều đình. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
Nhà Tống là vương triều Trung Hoa đầu tiên xây dựng lực lượng hải quân thường trực để bảo vệ giao thương với nước ngoài và ngăn chặn xâm lược từ phương Bắc. Những con tàu sử dụng la bàn để di chuyển và thuốc súng làm vũ khí. Ban đầu thuốc súng được sử dụng trong hỏa tiễn bắn ra từ trên.
Nhà Tống đã dùng những chiến thuật này và bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lăng của người Nữ Chân trên sông Dương Tử vào năm 1161. Lực lượng quân Tống chỉ có 3.000 lính trên 120 chiếc tàu đã đánh bại 70.000 quân Nữ Chân trên hơn 600 chiến thuyền.
Tuy vậy, những tiến bộ về công nghệ đã không thể giúp nhà Tống lấy lại vùng đất phía Bắc bởi sự nổi lên của vài quốc gia hùng mạnh khác trong khu vực. Trên thực tế kẻ địch thường bắt cóc những thợ lành nghề của nhà Tống và ép họ sản xuất các loại vũ khí, công cụ trên. Điều đó cũng tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thực lực quân đội Tống.
Tranh vẽ Trung Hoa thế kỷ 12 mô tả những lính thiết kỵ thời nhà Tống. Ảnh: Wikipedia.
Tranh vẽ Trung Hoa thế kỷ 12 mô tả những lính thiết kỵ thời nhà Tống. Ảnh: Wikipedia.
Sức mạnh quân sự yếu nhược đáng báo động với học giả và quan lại nhà Tống. Họ thấy cần phải gìn giữ văn hóa Trung Quốc khỏi hiểm họa diệt vong và bắt đầu từ chối bất kể ảnh hưởng nào của ngoại bang. Chấn hưng Nho giáo được coi là phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu và cơ may giành lại phía Bắc dường như quá xa vời.
Các học giả thời Nam Tống chú trọng nhiều tới việc áp dụng các nguyên lý Nho giáo vào trong cuộc sống hơn là vào chính trị, đưa ra phương thức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, tập trung vào gia đình và cộng đồng. Học giả Nho giáo nổi tiếng nhất triều Tống là Chu Hy. Ông đã để lại một di sản kéo dài tới 700 năm.
Cũng như giới học giả, họa sỹ triều Tống tái hiện tâm thái của thời đại trong các tác phẩm. Các họa sỹ như Phạm Khoan đã phác họa những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Khi đó, sau thất bại ở phía Bắc, các bức họa trở nên thân thuộc hơn, tập trung vào cảnh gia đình hay làng quê giữa thiên nhiên.
Cảnh vật thường nằm ở góc với khoảng không gian rộng lớn chiếm phần lớn bức tranh. Khoảng trống này có thể biểu thị cảm giác trống rỗng sau khi mất đi phương Bắc, và cảm giác như nằm ngoài thế sự, xã hội đương thời cũng ngoài giới hạn của họa sỹ.
Lãnh thổ nhà Nam Tống. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
Lãnh thổ nhà Nam Tống. Ảnh: NTD Tiếng Việt.
Và thực tế đây là định mệnh của vương triều nằm ngoài tầm kiểm soát của vua quan nhà Tống trước sự nổi lên của một thế lực mới ở Á châu: Mông Cổ.
Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ bắt đầu chiến tranh với nhà Shah và nhà Kim và phía Bắc nhà Tống vào năm 1205. Ban đầu nhà Tống lập liên minh và trợ giúp Mông Cổ trong cuộc xâm lược nhà Kim vào năm 1232.
Sau 2 năm chiến tranh, nhà Kim thất bại. Thế nhưng khi quân đội nhà Tống lấy lại kinh thành Khai Phong cũng như Trường An và Lạc Dương, quân Mông Cổ đã phá vỡ liên minh. Hốt Tất Liệt lãnh đạo quân Mông Cổ bắt đầu tấn công vào nhà Tống. Vào năm 1271, Hốt Tất Liệt tuyên bố thành lập vương triều mới: nhà Nguyên.
Những thành lũy cuối cùng của nhà Tống thất thủ vào năm 1279, và vương triều Tống kết thúc tại đây.
Bình gốm nhà Tống. Ảnh: Wikipedia.
Bình gốm nhà Tống. Ảnh: Wikipedia.
Dù nhà Tống bị tiêu diệt, triều đại này đã thành công trong việc bảo tồn văn hóa Trung Hoa và đặc biệt là những giá trị của Nho gia. Những bình luận của học giả Chu Hy về các kinh điển Nho gia đặt nền tảng cho các kỳ thi do triều đình tổ chức không lâu sau khi nhà Tống sụp đổ, cho tới khi bị bãi bỏ vào năm 1905.
Các phát minh gồm kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng, dù theo chiều hướng tốt xấu gì chăng nữa, nó đóng vai trò quan trọng hình thành thế giới ngày nay. Văn hóa Trung Hoa đã sống sót qua giai đoạn cai trị của Mông Cổ và tiếp tục phát triển rực rỡ trong thời nhà Minh và nhà Thanh huy hoàng về sau.

Thanh Ngọc/ NTD Tiếng Việt.
(daikynguyen.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...