Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

5 mẹo hay để chế ngự stress dành cho người hướng nội


(Samantha Sophia/Unsplash)
Bạn cảm thấy căng thẳng? Tại sao bạn không chộp ngay một vài người bạn và đi ra phố? Xem một buổi biểu diễn trực tiếp? Nếu một vài hoặc tất cả các đề xuất này gây lo lắng hoặc một phản ứng mạnh mẽ thể hiện “Không,” bạn có thể được xem là một người hướng nội. Là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy bị áp lực, nhưng cách tốt nhất để làm dịu tâm hồn đang căng thẳng của chúng ta có thể rất, rất khác biệt.
Không phải người sống hướng nội không thích vây quanh mọi người, nhưng khi nói đến nơi mà họ cảm thấy an toàn và thoải mái nhất thì đó thường là trong các mối quan hệ thân thiết của riêng mình. Trong những lúc căng thẳng, một số lời khuyên cổ điển về vấn đề này là tiếp xúc với mọi người xung quanh hoặc mở rộng lòng mình rằng chúng ta đang cảm thấy như thế nào nhưng lời khuyên đó đơn giản là không thể dành cho người hướng nội. Đó là lý do tại sao người sống hướng nội có lẽ cần có hướng dẫn riêng về cách kiểm soát bản thân khi gặp căng thẳng.

1. Dành thời gian cho không gian riêng tư

Nếu có một điểm chung ở hầu hết người sống hướng nội thì đó là họ có một không gian tạo cho họ cảm giác riêng tư. Một góc nơi người ta cảm thấy như đang hoàn toàn thân thuộc. Đây có thể là một nơi nào đó trong nhà của bạn hoặc một địa điểm đặc biệt ở nơi nào đó trên thế giới, nhưng quan trọng là mỗi người đều có một vị trí xác định nơi họ có thể ẩn mình và cảm thấy bình an. Nếu môi trường của bạn không hoàn toàn thuận lợi, thì chỉ cần gắn tai nghe vào với thể loại âm nhạc yêu thích của bạn cũng có thể tạo ra một không gian để chữa lành tâm hồn của mình.

2. Đề xuất khi bạn cần thời gian cho riêng mình

Nếu chúng ta may mắn có người quan tâm đến mình, là người sẵn lòng đưa tay ra khi chúng ta gặp khó khăn, đôi khi điều đó lại làm cho chúng ta có thể thấy bản thân mình đang trong hoàn cảnh trớ trêu. Chúng ta có thể thích tận hưởng thời gian với riêng bản thân mình hơn là đi uống cà phê với những người bạn luôn giúp đỡ mình. Hãy tìm cách đề xuất nhu cầu này trong khi vẫn tỏ lòng biết ơn với sự sẵn lòng của họ. Điều này rất quan trọng với trạng thái tinh thần của bạn. Nếu không đề xuất điều đó thậm chí còn gây căng thẳng hơn. Mặc cho cảm giác này như thế nào, nó không làm cho chúng ta trở thành một người bạn xấu hoặc hạ thấp giá trị của bản thân khi từ chối một lời đề nghị.

3. Nhận biết tình huống khi bạn cần người khác hỗ trợ

Nói về điều này, người hướng nội có thể cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống xã hội của họ. Nếu sự tự vấn lương tâm nói với bạn rằng việc dành thời gian với những người bạn của mình rất hữu ích, thì hãy tiến bước và biến nó thành sự thật. Cũng giống như bất cứ ai khác, sự cô đơn có thể len lỏi và tàn phá con người – nếu chúng ta cho phép. Hãy đảm bảo rằng bản thân có cơ hội để kết nối với người khác khi trải qua một thử thách khó khăn, việc này cũng quan trọng như việc có một nơi để ẩn mình.

Hãy đảm bảo rằng bản thân có cơ hội để kết nối với người khác khi trải qua một thử thách khó khăn, việc này cũng quan trọng như việc có một nơi để ẩn mình. (Unsplash)

4. Tìm ra cách phát tiết cảm xúc của riêng bạn

Năng lượng của căng thẳng cần phải đi đâu đó. Không ai thích cảm giác giống như một chai soda đã bị lắc mạnh, chỉ chực chờ để bùng nổ. Vậy nên, hãy tự hỏi bản thân: mình thích phương pháp giải phóng áp lực nào hơn? Đối với một số người, nó là sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc hoặc chữ viết. Với những người khác, nó có thể tập thể dục, tâm sự với một ai đó, thực hành tâm linh hay kết nối với thế giới tự nhiên. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về bản thân mình và về những cách giải phóng áp lực lành mạnh và hiệu quả.

5. Hiểu biết những giới hạn của bản thân

Có cả hai yếu tố gây stress: phổ quát và cá nhân. Một cảnh báo về một cơn bão có thể làm mọi người ai cũng thấy sợ hãi, nhưng được mời ăn tối với đồng nghiệp có thể châm ngòi cho sự lo lắng trong chỉ một số người. Bằng sự hồi tưởng và tự vấn rằng [đối với việc này] mình cảm thấy thoải mái đến mức nào thì mới có thể giúp chúng ta cảm thấy được chuẩn bị khi phải đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn.
Nếu sự căng thẳng đang bắt đầu bủa vây lấy cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy chú ý kỹ đến nơi có thể là nguồn gốc của vấn đề. Phải chăng bạn đang gồng mình quá sức trong một số khía cạnh của cuộc sống? Bạn có đang để lỡ việc tự săn sóc bản thân vốn rất quan trọng hay không? Hãy cố gắng nắm bắt các yếu tố gây ra stress trước khi chúng vụt khỏi tầm tay và nếu được vậy bạn sẽ không phải sử dụng nhiều đến các kỹ thuật để kiềm chế sự căng thẳng  này.
Bài báo được đăng tải lần đầu tiên trên www.Care2.com. Đọc bản gốc tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...