Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

ANH CÒN NỢ EM - Thơ Hồ Nguyễn




Anh còn n em li yêu đã ha,

B l mt thi đôi la thương nhau.

Anh đã ra đi em không nơi ta,

Lang thang khp chn sóng ba mưa trào.


Li ha năm nào nay vn còn đây,

Âm như lãng vãng gi bui sum vy.

Lá khô đã rt không còn sc vy,

Tiếng đã bay vèo tan trong khói mây.


Anh còn n em công viên ghế đá,

Góc nh vườn xanh chiu xung không người.

E thn em vui không còn xa l,

Năm nao mi đó thoáng đã my mươi.


Nng xung chiu nay rưới trên cc đá,

Xc thêm đ nóng nt r mùa hè.

Hi ngoi hè v thiếu vng tiếng ve,

Nhc nh anh thêm d nghe se tht.


Mênh mông ngó li dìu dt li qua,

Món n khó quên đã xa chưa tr.

Đ li kiếp sau bng ba khó quá,

Mong em vui đi n xóa tan nhòa.

HỒ NGUYỄN (25-6-17)

VỢ LÀ GÌ ...?


Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ, rất cay trong lòng
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà
Vợ là nắng gắt, mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng
Nhiều người nhờ vợ nên ông
Nhiều người vì vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.
Vợ là khối óc, bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ, vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, vợ là mùa xuân
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khôn ngoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu!
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là cát-sét, vợ là tivi
Nhiều đêm vợ hát, chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta
Vợ là làn điệu dân ca
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường
Khi nào giận, lúc nào thương
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi
Vợ là con Phật, cháu Trời
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian...

(Dam Ho chuyển)

Những nước nguy hiểm nhất đối với du khách-6 điểm du lịch"chết người"vẫn hấp dẫn du khách

Philippines nằm trong danh sách các nước nguy hiểm nhất thế giới với du khách do Business Insider tập hợp từ báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới.
Colombia
BACRIM (nhóm nổi dậy), các băng nhóm vũ trang thực hiện nhiều vụ bắt cóc, buôn bán ma túy, cướp bóc trên khắp Colombia. Trong khi đó các hoạt động khủng bố như ném bom cũng thường xảy ra ở các thành phố lớn như Bogota.
Philippines
Ngoài các cuộc xả súng và đốt phá mới đây ở một sòng bài Manila, các vụ bắt cóc thường xảy ra ở khắp bán đảo Sulu và phía nam biển Sulu. Người nước ngoài chính là mục tiêu thường xuyên của các cuộc bắt cóc này.
Yemen
Các nhóm nổi dậy ở thủ đô Sana’a tiếp tục tấn công và ngăn chặn công dân Mỹ. Những nhóm cực đoan như Al-Qaeda cũng hoạt động ở Yemen. Hơn nữa, nhiều cuộc không kích và đặt mìn khiến cho điều kiện sống ở đây thiếu thốn từ thức ăn, nước uống tới thuốc men.
El Salvador
Vừa là một trong những nước có tỷ lệ án mạng cao nhất thế giới, El Salvador còn nổi tiếng với các băng đảng (maras). Các nhóm vũ lực còn liên quan tới nhiều thứ nguy hiểm khác như vũ trang, buôn bán ma túy.
Pakistan
Xung đột tôn giáo diễn ra ở Pakistan trong nhiều năm qua và vũ lực giữa các nhóm tôn giáo cũng thường xảy ra trên cả nước này. Chính phủ Pakistan cấm du khách nước ngoài đặt chân tới rất nhiều nơi.
Nigeria
Hai nhóm cực đoan Boko Haram và Hồi giáo Tây Phi thực hiện rất nhiều cuộc tấn công vũ lực ở Nigeria. Mục tiêu chính của chúng là những khu vực đông dân cư như nhà thờ, trường học, nhà hàng, khách sạn hoặc khu vui chơi.
Chính phủ Mỹ khuyến cáo du khách nên thận trọng với những nhóm người tụ tập nơi công cộng, các khu vực người nước ngoài thường lui tới, và vì bạo lực xảy ra bừa bãi nên cần hết sức cảnh giác.
Venezuela
Thiếu nước uống, thực phẩm, thuốc men và điện dẫn tới nhiều bất ổn xã hội và tội phạm có ở khắp Venezuela. Đây cũng là nước có tỷ lệ phạm tội cao bậc nhất thế giới, vì xảy ra nhiều vụ cướp bóc, giết người, bắt cóc, cướp tài sản… Chính phủ Mỹ cũng đưa ra cảnh báo với du khách không nên đến Venezuela.
Ai Cập
Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS và các nhóm cực đoan khác là mối đe dọa rất nguy hiểm tới những nơi công cộng ở Ai Cập, bao gồm nhiều điểm du lịch. Những phương tiện giao thông cũng là mục tiêu của các nhóm tấn công vũ trang này.
Kenya
Trong khi nhiều vụ tấn công khủng bố xảy ra bên ngoài thủ đô Nairobi, mối họa khủng bố vẫn còn cao ở trong thành phố. Ném lựu đạn, bắn súng và chém giết vẫn diễn ra trong các vụ tấn công.
Honduras
Honduras là một trong những nước có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới. Chính quyền tỉnh Gracias a Dios đang đối mặt với tội phạm và buôn bán ma túy trong tình trạng thiếu cảnh sát. Tegucigalpa, San Pedro Sula, hay La Ceiba cũng là những nơi nguy hiểm. 70% vụ án mạng liên quan tới người Mỹ đã xảy ra trong 7 năm qua đều ở những khu vực này.
Ukraine
Các cuộc tấn công thường diễn ra ở khu vực phía tây và nam Ukraine, cụ thể là vùng Donetsk, Luhansk, Crimea. Không chỉ nhiều dân thường mà du khách nước ngoài cũng bị cuốn vào của những cuộc chiến.
Theo BI
Hương Chi
**************
  II. - 6 điểm du lịch ‘chết người’ vẫn hút khách
Sông Colorado, núi lửa Kilauea hay biển New Smyrna thường xuyên có người chết vì thời tiết khắc nghiệt hoặc tai nạn du lịch nhưng khách vẫn không ngừng tới.
Bãi biển New Smyrna, Florida, Mỹ
Theo tài liệu về các cuộc tấn công cá mập quốc tế, bãi biển này được mệnh danh “thủ đô cá mập của thế giới”. Tuy vậy, New Smyrna vẫn thu hút rất nhiều du khách nhờ chi phí du lịch dễ chịu, mặc cho thực tế là đến nay bãi biển có tới 250 vụ cá mập tấn công. Đây là con số khiến New Smyrna thành bãi biển có mật độ các vụ tấn công cao nhất thế giới. Nguyên nhân là vùng nước này nổi tiếng với cá mập bò mắt trắng còn non, chúng thường nhầm lẫn con người với thức ăn của mình. Ảnh: flaglerave.
Half Dome, Vườn quốc gia Yosemite, Mỹ
Một trong những con đường đi bộ dài và cũng nguy hiểm nhất ở Vườn quốc gia Yosemite là đường tới đỉnh núi đá Half Dome. Đòi hỏi du khách mất một ngày để di chuyển mới tới đỉnh và chỉ có thể dựa vào những dây cáp kim loại đơn sơ. Đây là nơi nhiều du khách phải bỏ mạng vì đường quá trơn và dốc, bị rơi từ “Death Slabs” (những phiến đá chết). Con đường này còn đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn 60 người chết ở Half Dome hay trên đường tới đó, số khác chết vì sét đánh, đau tim, hoặc nhảy base jump tại đây. Ảnh: wiki.
Vách đá Moher, Ireland
Vẻ đẹp quyến rũ của vách đá Moher cuốn hút cả triệu khách mỗi năm. Du khách có thể nhìn thấy Đại Tây Dương từ những vách đá cao hơn 120 m này. Tuy vậy, bên dưới Moher là vùng biển rất dữ dội. Con số chính xác về người chết ở đây không rõ ràng nhưng các báo cáo về các vụ rơi chết người đều được ghi chép lại. Hầu như nguyên nhân là du khách tới những điểm dốc, bề mặt gồ ghề, không có rào chắn, tay vịn và cả do mưa khiến trơn trượt hay gió lớn. Ngoài ra, vách đá Moher còn nổi tiếng là nơi có nhiều vụ tự tử. Vụ xảy ra gần đây nhất vào tháng 3 vừa qua. Ảnh: revelwallpapers.
Núi lửa Kilauea, Hawaii, Mỹ
Có 3 núi lửa đang hoạt động ở Hawaii, và nơi nguy hiểm nhất là núi lửa Kilauea trên đảo Big Island. Các vụ phun trào ở đây thường xuyên xảy ra từ năm 1983, mới đây nhất là năm 2014. nham thạch từ Kilauea khiến ai cũng khiếp sợ mà không tới được thị trấn Pahoa. Rất nhiều năm trước, có hơn 400 người chết trong một vụ phun trào núi lửa tại đây. Theo báo cáo của hệ thống Vườn quốc gia núi lửa Hawaii, cứ 10 năm lại có khoảng 40 vụ chết người vì núi lửa. Nguyên nhân chủ yếu là bụi khí hỗn hợp sau khi núi lửa phun trào làm những du khách bị hen suyễn, hoặc bệnh tim dễ tử vong. Ảnh: BI.
Sông Colorado, Mỹ
Dòng sông dài hơn 2.330 km uốn lượn qua các bang Colorado, California, Utah, Nevada, Arizona, và cả khu Đại vực Grand Canyon. Vì vậy dân địa phương và du khách từ nhiều nơi ở miền tây nam nước Mỹ tới các bờ sông để trải nghiệm nhiều hoạt động như chèo thuyền phao, bơi, chèo kayak hay ngồi phao trôi. Nhiều người không để tâm tới sự nguy hiểm của dòng nước sau các trận mưa lớn cùng những lần băng tan. Đây là nguyên nhân khiến 19 người chết trong năm 2014. Những vụ chết chìm thường do dòng nước dữ và thiếu kiến thức về an toàn, các thiết bị bảo hộ. Ảnh: discovermoab.
Đỉnh Mont Blanc, dãy Alps, biên giới Pháp – Italy
Là một phần của dãy Alps hùng vĩ, Mont Blanc (hay Núi Trắng) cao 4.800 m so với mực nước biển, là ngọn núi cao nhất châu Âu. Đây cũng là đỉnh giữ kỷ lục về những vụ chết người với khoảng 100 người chết mỗi năm. Tuy vậy, con số này không làm nản lòng những du khách ưa mạo hiểm và Mont Blanc vẫn thu hút khoảng 30.000 người leo núi hàng năm. Trong khi đó, Everest có tổng số 200 người chết trên 4.000 người leo núi trong 60 năm qua. Phần lớn du khách chết ở Mont Blanc do điều kiện thời tiết, tuyết lở, thiếu kinh nghiệm leo núi… Ảnh: gadventures.
Theo BI
Hương Chi

NGỒI ĐÓ MÙA THU VỀ - Thơ Thuyên Huy





Để tặng Thu Hồng


Người ngồi đó mùa thu về trước mặt

Vàng lá rơi ray rứt khúc biệt hành

Quanh đâu đây mưa buồn mưa héo hắt

Nghe tình sầu rớt từng giọt mong manh



Đem nhung nhớ trả về ngày tháng cũ

Thả tiếc thương bay theo gió ngậm ngùi

Người bật khóc theo muôn chiều lá đổ

Nửa kiếp đời cứ thăm thẳm mù khơi



Đường vẫn dài dấu chân người qua đó

Cũng con chim hoang trên tượng đá gầy

Bài hát quen lê thê chiều quán nhỏ

Người muộn màng nuối tiếc thoáng hương say



Người ngồi đó mùa thu chưa đi vội

Lối về xa xếp lại áo thu vàng

Lá thư xưa lời thương yêu đã mỏi

Chút lệ tình cho hồn quấn khăn tang



Thuyên Huy

Giữa thu Broken Hill 2015

Mời xem : PHỐ CŨ LÂU LẮM VỀ - Thơ Thuyên Huy

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Đường Về Nhà - Nguyễn Ngọc Thuần

Đó là căn nhà trên đồi, mỗi buổi chiều mẹ tao ngồi ở đó. Tao sẽ làm gì ấy à, chẳng làm gì, tao ngồi trong căn nhà thế thôi. Điều đó không êm ái, dịu dàng à?


Tôi đã được nghe câu nói này vào một đêm, người nói chuyện với tôi là Toản. Ngồi bó gối và say khướt. Tôi đến ở ké phòng trọ của nó. Đáng lý tôi cũng chẳng đến nhưng chẳng còn con đường nào. Sự run rủi đôi khi lại là một cơ may.


Ai cũng cần một căn nhà. Điều này được viết ở đâu đó, hay tôi viết ra cũng không biết nữa. Nếu đó là căn nhà của tôi, nó sẽ ra sao? Trồng Lan à, tên của nàng. Những người tên Lan, Điệp, Phượng đều nhạt nhẽo. Mẹ tôi nói vậy. Những người tên Yến thường trắng trẻo. Lan là người yêu của tôi, nhạt nhẽo thì cũng là người yêu của tôi.


Có một khoảng thời gian dài, trước khi muốn tìm hiểu ai tôi đều hỏi tên rồi gọi điện về cho mẹ. Tôi chẳng tin cái trò này nhưng vẫn thích vậy, thích nghe cách mẹ nói. Con đố  mẹ, người tên Dung thì thế nào? Trời ạ, con không thấy cái tên đó không hề có một chút màu sắc hay sao? Mẹ thích nhất là những người tên Thoa. Những người tên này dám lam lũ một đời vì chồng. Sau này tôi hiểu ra những cái tên mẹ cho là nhạt nhẽo thường là tên mang cấu trúc thực vật: Lan, Huệ, Cúc, Hồng, Phượng...


Đôi khi tôi cũng nảy ra ý định đi tìm người tên Thoa xem sao. Cái tên này được xem như một biểu tượng chịu đựng trong tôi. Nhưng hình như đời sống bây giờ những cái tên này gần như tuyệt tích. Tôi nói với mẹ như vậy.


- Rất tiếc cô Thoa mày đã chết rồi, lại chết từ thời chiến tranh, nhà cũng chẳng có lấy một tấm hình để thờ. Nếu không mẹ sẽ đưa cho con xem.


Cô Thoa. Cô Thoa bán nhà để chạy chữa thuốc thang cho chồng, cô đi chưa qua khỏi chiến tranh đã chết. Cô chưa có dịp cất nhà lần thứ hai. Cô chỉ có một căn nhà đã mất, cho một cuộc đời đã mất.


- Với tao, ngôi nhà như một biểu tượng yên lành - Toản nói.


Tôi ở với Toản được một tháng thì cả hai dọn qua phòng trọ khác. Người chủ nhà cũ không thích những kẻ về khuya. Một lũ trác táng, trong mắt của bà tôi đọc được điều đó. Bà tên Hạnh. Có nói gì nhiều thì cũng không thể thay đổi con mắt của bà.


Tôi gọi điện về cho mẹ.


- Đố mẹ, người tên Hạnh thì thế nào? - Tôi nín thở để nghe điều này.


- Người tên Hạnh ấy à, để mẹ xem, thường thì đoan trang hơn mức cần thiết.


Hình như mẹ tôi nói vậy. Tôi rú lên, trúng phóc. Ít ra thì cũng đúng trong trường hợp này.


Xem ra trên cõi đời để có một cái tên khó lắm thay. Một cái tên lưu lại, một cái tên để ta có thể yêu, để hi sinh cho nó. Bạn thân tôi tên Quốc, Hà, Thảo..., đôi khi tôi cứ đoán mò họ tượng trưng cho điều gì. Nhưng hoàn toàn không bao giờ hỏi mẹ. Một đời sống con người có dễ dàng đoán định thế chăng?


Căn phòng mới thuê nhỏ hẹp như một giấc mơ tầm thường. Cổng vào đơn độc, bẩn thỉu. Nằm cao vút trên tầng năm. Muốn vào giấc mơ này tôi phải đi 120 bậc thang và qua một hành lang đầy trẻ con. Không biết tại sao chúng nhiều đến thế, trần truồng đen đúa. Tôi hay nhìn chúng, tuổi thơ của tôi nằm trong đám này đây, thò lò mũi dãi, thiếu chăm sóc. Bố mẹ của chúng gần như tôi không nhìn thấy. Họ đi từ sáng sớm, nửa khuya mới về. Đứa lớn lo cho đứa nhỏ. Đôi khi tôi có nghe tiếng cha mẹ nó cười, yên lành, trần trụi. Sự yên lành này như mang trong mình một cơn bão, chúng có thể cuốn đi bất cứ lúc nào.


Một đôi lần tôi đi qua đi lại trước căn phòng của họ, tôi muốn nhìn thấy khuôn mặt người đã cười kia. Nhưng thường thì chỉ thấy cái bóng. Họ đang ôm đứa con của mình, họ đang ôm cái mớ giẻ rách thần thánh của mình. Và cái bóng bật cười khanh khách.


Đêm nằm tôi nghĩ về họ, nghĩ về tiếng cười. Bởi tôi thừa biết họ chỉ có thể cười trong giây phút ngắn ngủi thôi, sau một ngày làm việc mệt nhọc không còn kẽ hở. Cái kẽ hở ấy họ dành cho cái mớ giẻ rách kia. Cả một đời sống to lớn hùng vĩ bên ngoài đã được cất đi trong bóng đêm như vậy.


Những ngày tháng thất nghiệp nối tiếp, tôi chơi với đám trẻ con. Tôi cho chúng nó một niềm tin rằng có một ngôi nhà dành riêng cho chúng. Ở đó người ta có thể ngoáy mũi mà không bị người lớn la. Có thể ăn bánh như một ông hoàng, và dĩ nhiên ở đó người ta bình thản trong nỗi buồn.


Ý tưởng này đến với tôi có lẽ từ ngôi nhà của Toản. Nó thường say ngất vào những ngày nghỉ. Mặc dù nó chỉ bằng tuổi tôi thôi. Mặt nó già choắt. Tôi đếm được bốn nếp nhăn. Đáng sợ lắm. Điều đó có nghĩa rằng một lưu lượng thời gian lớn hơn tôi tưởng đã trôi qua, chúng trôi nhạt nhẽo và buồn phiền. Trôi không nhìn thấy.


Một đôi lần tôi ngồi uống với nó. Toản nói.


- Tao vừa nghĩ ra một điều như thế này, ngôi nhà chính là dấu ấn về một con người, về khả năng của họ gắn bó với một địa điểm. Mẹ tao suốt cuộc đời không bao giờ ra khỏi căn nhà của mình.


Hôm đó Toản bốc hàng cho một người nước ngoài, một ông tây già cỗi ở bến đỗ xe. Cái vốn ngoại ngữ kha khá bỏ ngang ở đại học thường giúp nó vớ bẫm những cú như vậy. Ông ta khoảng chừng năm mươi, có một đứa con gái nõn nà. Và Toản gọi cô ta là “người huyền bí”. Một tiêu đề hống hách có thể cầm chân mọi câu chuyện.


Nó được ông ta dẫn về nhà, khu biệt thự cho thuê, có hồ bơi. Ngẫm nghĩ thế nào nó xin ông ta được tắm ở đó.


- Đúng là điên thật! - Tôi thốt lên.


- Nhưng chẳng sao - Toản cười - Hồ nước xanh lắm. Khi tao đang tắm thì “người huyền bí” đi ngang. Tắm xong tao xin ông ta được lên sân thượng chơi. Tao xin đến ba lần. Chắc ông ta sợ tao là kẻ cướp. Tao nói với ông ta vẻ đẹp của một ngôi nhà không phải nó mang trong mình một kiểu cách gì, mà nó đẹp ở chỗ từ sân thượng nhìn ra bầu trời trong vắt thế kia. Lưỡng lự một hồi ông ta quyết định cho tao lên. “Người huyền bí” cũng lên theo. Đứng trên cái sân thượng đẹp đẽ đó ta muốn lao mình ra ngoài dễ sợ. Nếu có được một căn nhà như vậy thì cú nhảy của tao chẳng nhằm nhò gì so với vẻ đẹp của nó.


Đó là một căn nhà bốn tầng, rất nhiều bancông. Cầu thang lên tay vịn bọc đồng. Trên đó có một bộ bàn ghế giản dị và một chiếc dù. Những buổi chiều xuống ông tây đã ngồi ở đây. Ông ta uống rượu tây. Ông ta nhìn xuống buổi chiều đẹp đẽ, nhìn xuống những hàng cây.


- Mày tưởng tượng nổi không, “người huyền bí” mời tao một ly rượu rót từ chai rượu của bố. Thế rồi cả ba chúng tao cùng uống. Ông ta kể tao nghe về một căn nhà xa xôi nào đó ở nước ngoài. Mùa đông tuyết đã rơi xuống như thế nào. Trên bancông màu trắng tuyết của chúng như một biểu tượng thanh khiết và bi thảm. Ông ta co ro trong sự cô đơn và mơ về một nơi nắng đẹp. Ông ta khát khao một tia nắng. Một tia nắng như ngoài cửa sổ này đây.


Và Toản đã kể cho ông ta nghe về căn nhà tưởng tượng của nó. Cái thứ ánh nắng như vậy không thiếu đâu. Một lũ gà, trời ơi, chúng nhàn nhã như thế nào, đi lại trong sân. Lũ gà mái đã đẻ ra những quả trứng thơ mộng trinh trắng nhất...


- “Người huyền bí” khen tao kể chuyện hay, còn ông bố bắt tao uống đến say bí tỉ. Uống xong, tao xin tắm một lần nữa. Trời ạ, mày tưởng tượng đi, thế giới này mà không tưởng tượng thêm thì con người chắc phải chết vì nghèo; hồ bơi rộng khủng khiếp, từ đầu này đến đầu kia cũng phải 25m. Người tao ướt đẫm, lạnh run, nhưng vẫn muốn tắm. “Người huyền bí” cho tao một cái khăn thơm ngát. Riêng người bố hẹn tao một lúc nào đó rảnh rỗi đến chơi. Tao đã là khách của họ. Và tao đã hứa. Chuyện chỉ có vậy.


Một hôm ngoài hành lang có tiếng cãi vã nhau rất lớn. Đó là mẹ của thằng bé mà tôi thương nhất, tôi thương nó vì nó chảy mũi dãi nhiều nhất. Nó gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ của mình nhiều hơn cả, như một biểu tượng cô đọng, đặc quánh. Những đứa ít chảy mũi không làm tôi nhớ nhiều. Ngày xưa tôi không hề chảy mũi như nó đâu, nhưng hình như với cái biểu tượng như thế mới làm tôi nhớ sâu sắc hơn. Mẹ nó đang bị chủ nhà mang đồ ra để ngoài cửa. Có lẽ cô ta chưa trả tiền nhà. Những lần trước cũng thấy bị vậy nhưng sau đó thì lại dọn vào. Cũng có thể đã có tiền trả chủ nhà hoặc họ cho nợ gì đó. Tôi không rành lắm nhưng có thể đoán ra.


Nhưng lần này có vẻ khác hơn, cô ta ngồi khóc. Thằng nhóc đứng bên mẹ. Mũi nó chảy dài ra. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bố nó hoặc bất cứ bóng dáng một người đàn ông nào trong căn phòng đó. Chỉ có hai mẹ con. Thường thường cô ta ghé về nhà vào lúc trưa trật và sau đó đi tiếp đến nửa khuya. Thằng bé tự ăn tự ngủ. Có hôm thấy nó nằm trên vách cầu thang ngủ thiếp đi. Có lẽ nó trèo lên tuột xuống chán chê thế là cơn buồn ngủ ập đến. Tôi ẵm nó vào nhà. Vừa ẵm vừa thấy ghê ghê cái phần mũi dãi.


Có một lần tôi tắm cho nó vào ban trưa. Chẳng hiểu nghĩ gì, chỉ chợt nổi hứng bất thường vậy thôi, một chút lãng đãng đâu đó trong người còn sót lại khiến tôi làm việc này. Tắm rửa xong, khuôn mặt nó bỗng sáng bừng đến không tin nổi. Giống như có một thiên thần nằm đâu đó bên dưới lớp da bẩn thỉu kia. Đến chiều nó nhếch nhác trở lại. Thiên thần cũng chẳng thấy đâu. Và Toản kết luận rằng những thiên thần đến rồi đi, và cái nguyên nhân sâu xa nhất đó là sự nghèo khó, sự nghèo khó đã giấu đi những thiên thần. Tôi cho đây là một câu trả lời hay nhất về sự hiện hữu của những thiên thần.


- Thế giới này có gì nào?


- Đó là một căn nhà - Toản trả lời như đinh đóng cột - Người đàn bà kia đã bị lấy đi cái thế giới mà cô ta cần. Sự hiện hữu của cô ta chứ đâu.


Hai ngày sau, không một lời từ biệt, cô ta lặng lẽ ra đi. Cô ta cũng không có ai thân quen để mà nói điều này. Những khoảnh khắc của sự giao tiếp đã bị cắt xén một cách tồi tệ. Vì đâu, chỉ vì miếng ăn thôi. Chúng đã trám vào cái thế giới đáng lý cô ta sẽ được rảnh rỗi gặp gỡ người này người kia, trao đổi, hàn huyên, được cởi bỏ tấm lòng mình. Mười hai giờ đêm cô ta mới về đến nhà thì thử hỏi làm sao, chỉ còn lại một đứa con thò lò mũi dãi thôi.


Ba hôm sau tôi nhận được một công việc - là ngày vui của tôi. Tôi kéo Toản đi làm vài chai bia, trả thù những ngày đói meo. Vả lại tôi muốn nhắc nhở cho nó thấy rằng những chai rượu đầy cồn của nó thật tồi tệ. Chúng cũng là men đấy - một sự tồi tệ, nhưng có những chất men tồi tệ khác thanh tao hơn, nó được nấu bằng lúa mạch. Nó được ủ trong những hầm kín, trưng bày sang trọng trong những khách sạn đắt tiền.


Khi uống được ba chai bia thì thằng Toản khóc.


- Khốn nạn thật, mày sỉ nhục tao đấy à!


Một điều ngoài dự đoán của tôi. Cả hai lầm lũi bỏ về. Đường về xa lắc, qua hai cây cầu. Qua hai cây cầu tức là qua hai con sông. Người xưa xem chuyện qua sông như một biểu tượng của sự xa cách. Như đi qua một quãng đời. Tôi chưa đi hết một phần ba cuộc đời thế mà đã nhìn thấy sông rồi. Chiếc cầu thứ hai bỗng dưng làm tôi e dè ở đó.


- Thôi quên đi. Nhiều lúc sao tao đau đời đến thế - Toản nói - Chúng mình ghé chỗ lão già nước ngoài chơi đi. Lão dễ thương lắm. Tao sẽ cho mày thấy thế nào là một hồ bơi dài 25 mét, vuông vắn và hoàn toàn nằm trong nhà.


Chúng tôi quay lại khu biệt thự. Ngay từ xa tôi đã nhận ra cái bancông mà thằng Toản nói. Nó đẹp quá. Như một giấc mơ lạ lùng của kẻ không nhà, của những kẻ tha phương đến tìm kiếm sự hiện hữu. Thằng Toản mạnh dạn đến nhấn chuông.


- Tao quên mất, không mua cái gì đó làm quà cho lão - Toản nói - Người già giống như một lần nữa trẻ con, họ chỉ chờ đợi những điều như thế.


Cửa mở. Một người phụ nữ bước ra. Tôi giật mình. Đó là mẹ của thằng bé thò lò mũi dãi.


- Chị đấy à? - Tôi thốt lên.


- Các cậu là ai?


- Tụi tôi là người thuê nhà gần chỗ chị hôm trước đấy.


- À, thì ra là vậy. Tôi vừa được người ta thuê coi nhà này hai hôm nay. Tôi sẽ ở đây cho đến lúc có người khác thuê thì đi.


- Thế thằng bé đâu rồi?


- Nó ngủ. Các cậu còn nhớ nó à? Căn nhà này mát lắm nên nó ngủ suốt ngày, chẳng thèm đòi ăn nữa. Từ nhỏ đến giờ nó chỉ toàn ở trong những căn nhà nhỏ và nóng.


- Thế chị có biết ông tây vừa mướn căn nhà này đi đâu không? - Ông ta chết rồi. Nhảy lầu, tự tử. Có như thế người ta mới thuê tôi đến đây. Những người phục vụ cũ bỏ đi hết. Họ sợ. Tôi cũng sợ, nhưng để có nhà cho thằng bé ở, đành cắn răng.


- Chị có biết tại sao ông ta tự tử không?


- Nghe nói ông ta không có nhà, không người thân. Ông ta là tây nhưng cũng không có nhà. Ông ta dành dụm được một ít tiền và đến đây để chết. Ông ta thèm nhìn ánh nắng.


Chúng tôi lặng người. Thì ra cũng vậy, những kẻ đi tìm. Những kẻ đi trên cỏ non dự tưởng. Tính hết mùa hè này tôi đã ở thành phố 11 năm. Tôi đã thay đổi giấc mơ 27 lần cả thảy về một căn nhà. Đầu tiên là một căn nhà vĩ đại, và cứ tiếp nối nhau nó thu hẹp dần lại, bây giờ nó chỉ là một căn nhà cũ kỹ, nhỏ bé, xa ngút ngàn. Cái chết của ông tây đã nhắc nhở tôi không phải chỉ ở đây, mà còn ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, không chỉ 11 năm, có đôi khi giấc mơ kéo dài hết cả cuộc đời.


- Thôi, thế là ông ta đã về nhà rồi - Toản nói như muốn khóc - Em còn nợ ông ấy một lần đến thăm.


- Em quen ông ta à?


- Em cũng không biết nữa. Thôi, chúc chị may mắn. Tụi em về đây.


Có tránh né thì con sông cũng hiện ra ở cuối con đường. Đường về nhà. Đường về nhà sao xa quá. Đi mãi sao không tới, đi mãi vẫn không thấy, nó nằm quá xa khỏi tầm mắt tôi.


Thế bạn hỏi cô gái huyền bí con của ông tây đâu ư? Có cô gái nào đâu. Thằng Toản đã thêm cô ta vào, như chúng tôi đã từng thêm vào đời mình những điều huyền bí, những điều bí mật, những điều mà cuộc sống xa nhà không bao giờ có. Ông ta là một kẻ cô đơn.


 
NGUYỄN NGỌC THUẦN

7 cách để cuộc sống ngập tràn niềm vui, không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ

Nếu bạn muốn sống cuộc đời tràn ngập niềm vui và được phúc lành, hãy duy trì đầy đủ 7 điều dưới đây.
1. Duy trì sức khỏe tốt
Người xưa có câu “Sức khỏe là vàng”, vì chỉ khi có sức khỏe, bạn mới có năng lượng để làm việc và thành đạt trong cuộc sống. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao là những điều căn bản nhất.
Một lối sống tích cực cũng vô cùng quan trọng. Hãy chăm lo cho thế giới tâm hồn của bạn. Một tâm hồn lạc quan, yêu đời và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống sẽ nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh và một trí tuệ minh mẫn.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao (Ảnh dẫn theo pinterest.com)

2. Có một tấm lòng nhân ái
Nhân ái, lương thiện không chỉ là tính cách, mà còn là nguồn sức mạnh giúp chúng ta gánh vác trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ cần. Một người có lòng tốt sẽ quan tâm đến những người xung quanh, hiểu được họ đang cần điều gì, mong muốn điều gì. Quan tâm nhiều hơn, cho đi nhiều hơn, dần dần bạn sẽ hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống.
Sống trong cuộc đời nhiều tranh đấu, va chạm, chỉ cần chúng ta có lòng bao dung, sẵn sàng hạ bỏ cái tôi ích kỷ của bản thân để suy nghĩ cho người khác, cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, bình yên và tự tại.
3. Chú ý từng ý niệm
Một niệm có thể thành người tốt. Một niệm cũng có thể thành người xấu (Ảnh dẫn qua: Visiontimes)

Vận tốc suy nghĩ, ý niệm của con người nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Vì thế, chỉ cần động một niệm thì sự khác biệt đã là quá lớn, có thể đưa con người đi xa vạn dặm. Một niệm có thể thành người tốt. Một niệm cũng có thể thành người xấu. Thiện hay ác, thành hay bại, tất cả đều là trong một niệm này.
Mọi điều bạn đang suy nghĩ trong đầu sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn, và những quyết định đó sẽ dẫn đến hành động. Chỉ khi có những suy nghĩ tích cực, bạn mới nhận được nhiều niềm vui.
Phật gia có câu: “Gieo nhân nào gặt qua nấy”. Hãy để những ý niệm tốt bạn đang có làm kim chỉ nam cho chính mình, và cố gắng hết sức để luôn luôn lưu giữ được chúng trong tâm trí mình.
4. Bảo trì tâm tính
Những cơn nóng giận bộc phát không chỉ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, mà còn có thể làm rạn nứt những mối quan hệ bạn đang có.
Tâm người định thì biển lặng trời yên. Tâm bất định ắt sẽ cuồng phong bão tố (Ảnh dẫn qua: Visiontimes)

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên tu dưỡng nội tâm của mình, luôn luôn bảo trì một tâm thái an hòa, từ bi thì khi mâu thuẫn, xung đột xuất hiện, bạn sẽ có thể kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân và biết suy nghĩ cho người khác. Người xưa vẫn có câu nhắc nhở rằng: “Tâm người định thì biển lặng trời yên. Tâm bất định ắt sẽ cuồng phong bão tố”.
Liên tục đề cao tâm tính và giữ cảm xúc ôn hòa còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, cũng như kéo dài tuổi thọ của bạn.
5. Biểu hiện khuôn mặt hòa nhã
Khuôn mặt là tấm gương phản chiếu cảm xúc bạn đang có (Ảnh dẫn qua: Visiontimes)

Khuôn mặt bạn cũng như tấm gương phản chiếu cảm xúc bạn đang có. Một nụ cười hạnh phúc luôn được chào đón, đồng thời cũng mang đến cho những người xung quanh bạn niềm vui, sự thoải mái và phấn chấn. Ngược lại, chẳng ai muốn nhìn thấy một khuôn mặt cau có cả.
Những cảm xúc tốt đẹp sẽ xua tan mọi suy nghĩ tiêu cực. Vậy nên, để luôn giữ tâm trạng vui tươi và thư thái, bạn cần có một trái tim nhân hậu.
6. Tu khẩu
Bạn chỉ nên nói những điều hay lẽ phải và tránh những câu nói nặng lời, hay xúc phạm đến người khác. Những lời không tốt bạn nói ra có thể là những lưỡi dao sắc nhọn cắt đứt tình cảm mà họ dành cho bạn. Trái lại, những ngôn từ tốt đẹp sẽ giúp xây dựng và hàn gắn lại những mối quan hệ của bạn.
7. Hành động vì mọi người
Biết giúp đỡ những người xung quanh, cũng như liên tục nâng cao tâm tính bản thân là nền tảng cho một môi trường xã hội tràn đầy tình yêu và nhân ái. Con người trước hết cần học cách cho đi, học cách có trách nhiệm với người khác, biết tha thứ cho người khác.
Chỉ những người biết hy sinh và luôn đặt mọi người trước bản thân mới biết được niềm vui và sự biết ơn của người khác dành cho mình. Kỳ thực, khi giúp đỡ người khác cũng là lúc bạn đang giúp đỡ chính mình, tha thứ cho người khác cũng là đang tự cởi trói cho bản thân mình.
Tất cả chúng ta ai rồi cũng sẽ phải trải qua sinh – lão – bệnh – tử. Một cuộc sống đẹp chính là sống thọ trong sự bình yên, và ra đi trong sự thanh thản. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Sự tu dưỡng và khai sáng tâm hồn sẽ giúp bạn có được điều đó. Một tấm lòng rộng mở, bao dung sẽ tự biết hấp thụ những điều tốt đẹp khác trên đời này.

Minh Quang (daikynguyen.com)

Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )

  Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...