Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

RadioFM974:Do Thái - Palestine: Một Ngày Trong Đời Của Người Palestinian Ở Vùng Chiếm Đóng West Bank



Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Hai 12/06/2017

     Năm mươi năm, sau ngày Do Thái chiếm khu West Bank trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, sự hiện hữu của những dấu tích chiếm đóng đã trở thành các cảnh vật khó quên trên khắp vùng. Đối với ngưởi Palestinian, cho dù họ sống ở đâu, tại cỗ thành Jerusalem, nam đồi Hebron hay xa tít trên bắc Nablus hoặc dọc theo thung lũng Jordan, có chung một điều là cuộc sống hàng ngày của họ đều phụ thuộc, dính liền với các khu định cư Do Thái.

     Những bức tường xi măng ngăn chia cao ngất, sừng sửng, do chính quyền Do Thái dựng lên trên khắp vùng và tại các chốt kiểm soát dọc theo con đường số 60, lực lượng an ninh Do Thái ngày đêm có mặt, cũng như canh giữ các trạm xe buýt ở mấy ngã đường chính, hình ảnh này, từ 50 năm qua, vẫn không có gì thay đổi trong đời sống hàng ngày của người Palestinian.

    4 giờ rưỡi sáng, tại chốt kiểm soát 300 ở Bethelehem, một trong những cửa ngỏ chính, đi qua đất Do Thái của những người lao động Palestinian, người đứng nối đuôi, xếp thành hàng dài ngay từ giờ này, bên ngoài những lối vào, người ta bán đủ thứ, từ cà phê, nước trà tới thức ăn cho người đứng chờ, một số trong họ, đến từ các làng xã cách, chốt kiểm soát 300 hơn một giờ lái xe ở phía nam đồi Hebron, thức dậy từ lúc 3 giờ sáng, trong một ngày bận rộn, khi việc cho đi qua bị chậm lại, có người trèo qua hàng rào sắt chận, nhảy ngang đầu người khác phía dưới để được lên đứng hàng gần trên hơn. Murad Wash, 34 tuổi, người làm nghề lắp sàn nhà, kiên nhẩn chờ, cho biết hôm nay là một trong những ngày tốt nhất, thong thả vừa uống nước trà vừa nhìn dòng người phía sau, hàng người di chuyển khá nhanh, trục trặc chỉ xãy ra nếu xe đến đón họ, ở phía bên kia đất Do Thái tới trễ, nếu không kịp thì phải tốn tiền đón ta-xi, cười nửa miệng, gục gặt đầu nhìn về hướng mấy cái lối đi vào và những cái chấn song sắt cản, quay vòng cho người qua, dẫn tới cửa chính của chốt kiểm soát, xem nó không khác gì ở trong sở thú, người Palestinian ở đây, chỉ muốn mình được sống như một con người và có một cuộc đời  tốt đẹp như những nơi khác.

    7 giờ rưỡi sáng ở nam đồi Hebron, mỗi ngày đi học, tám chín đứa trẻ đi bộ chừng hơn một cây số từ nhà đến trường học ở phía nam đồi Hebron, ngang qua rào tường ngăn khu định cư Maon của người Do Thái, vì thường bị dân khu này tấn công, nên bọn nhỏ cần quân lính Do Thái, đứng chờ ở cuối khu, hộ tống bọn nhỏ tới trường. Quân lính được cho là, đi bộ với bọn nhỏ nhưng trong mấy tháng gần đây, họ cho quân xa dẫn trước, bọn nhỏ đi lấp xấp phía sau, đôi khi quân lính tới trễ, bọn nhỏ phải chờ, đây là lúc thường bị dân khu định cư chọc phá, gây gỗ, và có khi tấn công xô đuổi.

    Guy Butavia, người tranh đấu cho nhân quyền, làm việc với tổ chức phi chánh phủ, Taayush và một người tình nguyện Ý cũng thường đi bộ với đám trẻ Palestinian. Ông chỉ tay về hướng một trong các ngọn đồi, cách chỗ ông khoảng 400 thước, nơi có người dân khu định cư nhìn xuống và nói gì đó trên điện thoại di động, đám trẻ đứng ở đầu con đường dẫn băng ngang, chờ toán quân Do Thái lo việc này đến, lầm lũi nhỏ to với nhau tiếp tục đi.

    11 giờ sáng tại đền mộ Rachel ở Bethlehem, dựng lên năm 2002, đoạn rào tường ngăn cách khu Palestine và Do Thái này được xem là bức tường nổi tiếng với các hình vẽ trên tường mọi thứ, trong đó có cả các hình vẽ của nhóm Banksy, và đã trở thành một địa điểm thu hút một số đông du khách khi họ đến thăm thành phố West Bank. Usama Nicola, nhân viên của trung tâm Wi’am, tổ chức lo về việc giúp đở Palestine, có văn phòng sát bên khu tường này, thường tố chức các chuyến đi thăm viếng cho du khách và các buổi sinh hoạt về giáo dục, cho biết, họ đã làm các chuyến đi du lích ngay khi bức tường rào hoàn tất vào tháng 8 năm 2002, rất nhiều người đến vùng West Bank và Bethlehem để xem dãy tường chắn, đến để tìm hiểu những gì họ muốn biết, tất cả đều muốn nghe được mặt khác của câu chuyện từ những người Palestinian phía bên kia.

    Người Do Thái cho là, họ dựng bức tường để giữ an ninh nhưng người ta không tin như vậy, ít nhất có lý do gì đó ẩn chứa bên trong, theo họ, bức tường dựng lên với mục đích chiếm giữ đất đai, theo Usama Nicola, anh tin rằng, những bức tường rào này sẽ bị phá đi trong 10 năm hay 15 năm nữa, nó sẽ không ở đó muôn đời, bởi vì, theo anh, bất công sẽ không tồn tại mãi mãi. Bên ngoài cửa quầy phục vụ của Usala, chừng vài bước, Hamoud Abdullah, chăm chú nhìn đoạn bức tường rào đang sơn trắng để cho ai đó muốn viết lên những gì mình muốn viết, anh chậm rãi nói, bọn anh sơn lên, rồi sẽ dùng những bình xịt nước sơn màu bằng hơi, cho người lại qua viết lên cảm nghĩ của họ về bức tường, anh cười, dĩ nhiên nó sẽ không trông đẹp đẽ cho lắm.

    11 giờ rưỡi, theo chân ban trống Hướng đạo ở Ramallah, năm 1948, trong khi người Do Thái cữ hành ăn mừng ngày lập quốc thì người Palestinian đánh dấu ngày đau buồn quốc nạn Nakba, cái quốc nạn này đã làm cho hàng trăm ngàn bỏ nhà cửa, chạy nạn đến dãy Gaza, khu West Bank, qua Jordan và tới các nơi khác trong vùng, tưởng niệm ngày này, mỗi năm tại Ramallah, người Palestinian đều có cuộc diễn hành trên đường phố, với sự có mặt của ban trống Hướng Đạo. Raida Zaidan Auttina, 50 tuổi, làm việc tại bộ giáo dục và là người trưởng đoàn hướng đạo của khu Ramallah, cho biết, năm rồi có kỳ trại hướng đạo ở Jordan, 6 trong 8 hướng đạo sinh của mỗi khu sẽ đi tham dự nhưng họ không thể đến được vì tình hình bất ổn.

    6 giờ 15 chiều tại cổng Damacus ở cỗ thành Jerusalem, gọi là ngày Jerusalem, một số nhóm người Do Thái quá khích và người của các khu định cư, mang cờ xí biểu ngữ tuần hành rầm rộ trên các ngỏ đường trong khu Hồi giáo của cỗ thành Jerusalem, chuyện tuần hành đường phố này đã trở thành một buổi lễ hàng năm, đánh dấu ngày, mà theo họ, là ngày đoàn tụ của thành phố năm 1967, thực tế, đây là một sự chiếm đóng được bảo vệ bởi hàng trăm cảnh sát viên Do Thái. Hôm nay, người Palestinian được báo đóng cửa tiệm quán và ở trong nhà, không nên đi ra ngoài, đám trẻ con Do Thái, trên đường tuần hành đã dùng búa đập vào các khung cửa sắt, la to “Jeruralem là của chúng tôi”, đàn ông thì thổi còi, thổi kèn ầm ầm khi đi ngang qua bức tường phía tây (Western Wall), vốn được xem là khu hiển thánh nhất của đạo Judaism, số còn lại nhảy múa ca hát vang dội cả một trời.

    Sự xô xát giữa đám thiếu niên Palestinian và quân lính Do Thái đã trở thành chuyện quá quen mắt kể từ khi có cuộc thánh chiến đầu tiên giữa năm 1987 và 1993, hầu hết tại các con hẽm ngỏ đường, đôi lúc, sự chạm trán giữa đôi bên xem như là trò chơi cho tới khi có súng nổ, trúng ai đó hay lựu đạn khói tung ra mù mịt. Tối này, người Palestinian sống ở trại tỵ nạn al-Am’ari tại Ramallah tuần hành đến chốt kiểm soát Qalandia, để biểu dương sự đoàn kết và ủng hộ những tù nhân Palestinian đang tuyệt thực trong nhà tù của Do Thái, cuộc tuần hành bắt đầu hơn muộn, đêm xuống nhanh trước khi đoàn người tới được chỗ xô xát xãy ra. Nhân viên cứu thương đứng đầy nghẹt sẳn sàng, quanh mấy cái xe chờ, cùng một lúc, có chiếc xe hàng nhỏ chạy tới, trút cả chục vỏ xe hơi để cho đám thiếu niên nổi lửa chận đường quân lính Do Thái đuổi bắt.

    Trận xô xát bắt đầu, không lâu sau đó, mùi khói mùi hơi ngạt trùm phủ mịt mờ đường phố, thỉnh thoảng người ta nghe có tiếng ồn ào, lao xao giữa màn đêm dày đặc, rồi cũng không có giải pháp gì khác hơn giữa đôi bên, một ngày trong vùng chiếm đóng West Bank đến rồi đi như những ngày tháng cũ.

 

Thuyên Huy

Mon 12.06.2017




     

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...