Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Người Hoa ở Đàng trong, trước khi người Pháp có mặt

Vương Trí Nhàn giới thiệu
LÀM GIÀU NGAY TRONG CHIẾN TRANH, TRƯỜNG HỢP MỘT NGƯỜI HOA Ở ĐÀ NẴNG 1858
Xứng với cái tên gọi tổng quát “Xứ Đông dương thuộc Pháp’, cuốn hồi ký của Paul Doumer quả thật bề bộn tài liệu. Tuy vậy tác giả vẫn dành tới bốn trang chữ nhỏ (từ 98 tới hết 101) để nói về một chuyện liên quan tới khâu hậu cần trong những ngày đầu của cuộc chinh phục, tức là khi chiến thuyền của Pháp tới Đà Nẵng.
Chuyện này, do Bichot, về sau từng là Tổng tư lệnh quân đoàn Pháp ở Đông dương kể lại.
Theo Doumer nó không chỉ cho thấy sự có mặt của người Hoa ngay cả ở những nơi ngoài biên giới nước họ mà còn “sự tháo vát và tinh thần thương mại” của họ “cách thức giúp họ len lỏi vào mọi nơi” kể cả những nơi tưởng không có chỗ cho buôn bán.
Chuyện kể rằng khi đội quân trong đó có trung úy thủy quân lục chiến Bichot tới Đà Nẵng, khu vực này lúc đó còn là một làng chài hoang vắng. Chưa được hai ngày thì thấy một chiếc thuyền nhỏ xuất hiện, trên thuyền có một người Hoa mang theo một túi nhỏ.
Khi xin được phép mở cái đẫy ra để bán các thứ hàng mà đám quân viễn chinh cần, anh ta bầy ra đủ cả kim chỉ cúc áo, thuốc lá xà phòng, bút chì bút mực và quản bút, giấy, những lọ mực nho nhỏ, cuối cùng là hai chai rượu mùi.
Mặc dù rất thích tôi vẫn không thể chép ra đầy đủ đoạn văn hơn hai ngàn chữ này. Ta hay nghĩ các chính khách là những kẻ rất khô khan không bao giờ để ý những chi tiết một phần. Mà chắc chắn hơn – trừ những trường hợp mị dân - còn phần đông họ muốn giấu mình đi để cho thiên hạ càng thấy mình xa lạ càng hay.
Đằng này Doumer, người từng đứng đầu xứ Đông dương (1897-19020) và về sau từng ngồi ghế tổng thống Pháp 1931-32, ông tác giả hồi ký này lại có một bút pháp hết sức sinh động, nhất là trong những chi tiết miêu tả, nó là dấu hiệu của một óc quan sát sắc sảo.
A - Tác tên người Hoa nọ được Doumer xác định như một kẻ khôn ngoan lõi đời tháo vát giỏi tổ chức công việc.
Ngay trong chuyến hàng đầu tiên, các chiến binh người Pháp nhận ra là đã gặp anh ta ở Quảng Châu, trong một quán hàng mà vị con dân của thiên tử nhà Thanh này mở gần các trại lính Pháp – lúc này Pháp cũng đang có mặt ở miền Nam Trung Hoa.
Công việc tiếp tế kéo dài tới khi Pháp tạm rút. Doumer dẫn lại lời Bichot.
"Một vài tuần sau đó chúng tôi gặp lại A - Tac, nhưng lần này trong một cửa hàng đẹp đẽ đặt ngay tại nhà anh ta ở Nam Kỳ. Hai mươi năm sau, khi tôi trở lại Đông dương, với chức đại tá chỉ huy trưởng trung đoàn lính khố đỏ An nam, tôi thấy A-Tac đã thành một trong những thương nhân lớn nhất của Sài Gòn. Ít lâu sau A-Tac qua đời nhưng cửa hiệu của anh ta vẫn còn" (cuối trang 101)
* * *
Để hiểu về sự giàu có của người Việt mình, rất nên so sánh với sự giàu có của người Trung Hoa, đấy là một chủ đề tôi đã nêu đây đó và đã được một vài bạn đọc đồng tình.
Trong cái đề tài quá rộng này, nếu ta chỉ nói tới việc làm thương nghiệp của người Hoa, thì chắc chắn cũng là quá sức với bất cứ ai.
Ở đây, tôi chỉ muốn dừng lại ở một hai ý tưởng cụ thể:
+ người Trung Hoa giàu không chỉ vì bên cạnh việc sản xuất ở đó CON NGƯỜI NGHỀ NGHIỆP của họ phát triển mà còn vì họ biết tổ chức lưu thông và phân phối
+ mà chung quanh câu chuyện lưu thông phân phối, nếu chỉ nói rằng họ năng động linh hoạt còn quá đơn giản, cái chính là họ có một cách nghĩ tổng quát rộng rãi về cuộc sống về xã hội.
Nói cho to tát ra , quan niệm về sứ mệnh làm người và nhu cầu của con người ở họ đã phát triển.
Câu chuyện về anh thương nhân người Hoa trong cuộc chiến tranh ở VN cuối XIX đã nói lên điều đó.
Đối với anh ta sự buôn bán là điều thiêng liêng nhất của cuộc sống. Nó quan trọng hơn tất cả mọi điều. Bởi nó là nhu cầu của tất cả mọi người cũng như sự phát triển là nhu cầu của mọi cộng đồng. Chiến tranh, dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là chốc lát, chỉ phát triển mới là vĩnh viễn. Kẻ thắng trong buôn bán sẽ là kẻ thắng trong mọi cuộc chiến tranh, họ thắng trong cuộc đời này nói chung.
* * *
Nói tiếp câu chuyện mà Doumer vừa kể. Sau chuyến đi lần đầu, người Hoa nọ còn có mấy chuyến tiếp theo, mang đủ các thứ hàng và lần nào cũng được những người An Nam “trần như nhộng” tiếp sức.
Có lần A-Tac mang theo một buồng chuối, do một người An Nam cõng. Hãy so sánh hai vai chính.
Một bên A Tac linh hoạt chủ động luôn luôn nở nụ cười vui vẻ và cả những cái nháy mắt của kẻ “đi guốc vào bụng mọi người’.
Còn anh nông dân địa phương thì hiện ra ngờ nghệch có vẻ như hoàn toàn không hiểu điều gì đã xảy ra.
Theo Bichot, thoạt đầu anh nằm cuộn tròn trên bãi có, đôi mắt trợn tròn như gặp hổ. Nhưng mà kìa... hổ biết ăn chuối, việc đó có vẻ khiến anh an tâm, tiếp theo là nỗi tò mò muốn biết những người lính kia là thế nào.
Nhưng chỉ có thế. Không bao giờ anh ta trở thành một thứ A Tác.
Câu chuyện trên xảy ra hơn một thế kỷ trước, mà sao vẫn là một gợi ý tốt để ta cùng nghĩ về ngày hôm nay, Tình thế bảo khác cũng đúng mà giống nguyên như cũ cũng đúng. Dù trên danh nghĩa, con cháu “người An Nam” kia đã trở thành chủ nhân ông đất nước này, nhưng thực tế điều gì đang xảy ra, chúng ta đều biết. Đã đến thời mà những nhiệt tình yêu nước là không đủ nữa, để phát triển đất nước cần có một cách nghĩ khác so với cách nghĩ những năm chiến tranh. Nhưng chúng ta chỉ biết tiếp tục cách làm cách nghĩ của ngày hôm qua, chả biết học ai và trước tiên không biết mình là thế nào, thế giới này là thế nào.
Rồi chúng ta khác được bao nhiêu so với ông cha ta 1858?
Rồi chúng ta sẽ đi tới đâu?
NGƯỜI HOA Ở KINH THÀNH HUẾ CUỐI THẾ KỶ XIX QUA CON MẮT CỦA MỘT NGƯỜI PHÁP
Dưới nhan đề “Huế những năm 1876 – 1877 “, số 5-2003 và các số tiếp theo của tạp chí “Nghiên cứu Huế” giới thiệu cuốn “Vương quốc Annam và người Annam” của J.L. Dutrueil De Rhins.
Được viết từ 1879 song những trang nhật ký hành trình này gợi cho chúng ta những nét khái quát về nước Việt thời ấy từ đó giúp ta hiểu một vài phương diện tình hình hôm nay. Nào là một đám đông sống lười biếng uể oải nhưng lại luôn luôn náo động vì chuyện cướp bóc. Nào là người Hoa thì làm chủ mọi sinh hoạt kinh tế và do đó thao túng cả các mặt quan hệ khác.
Dưới đây là phần trích dịch hai đoạn ngắn:
* * *
Con đường mở ra trước mặt hai cây cầu hai bên là tiệm người Hoa. Chính phủ An Nam vốn nghi ngại người ngoại quốc lại mở cửa đối với người Hoa, nhưng chỉ cho phép họ ở mức độ thấp. Tại Bắc Kỳ, đông người Hoa hơn, có lẽ không đến mười ngàn người Hoa, và trong mỗi tỉnh ở Trung Kỳ, có không đến năm trăm. Và như thế, ở Huế có khoảng hai trăm người ở Thuận An, phần lớn rải rác trên thuyền bè người Hoa hoặc làm việc cho hoàng thượng, từ trăm rưỡi đến trăm tám ở Chợ Được và chưa tới hai chục người ở chung quanh. Đó là chưa kể ba chục người Hoa từ Sài Gòn ra xây nhà cho phái bộ mới của Pháp. Dù không đông, người Hoa đã chiếm lĩnh phần thương mại quan trọng; các tiệm ở Chợ Được của họ rất giống với những cửa hàng tạp hóa: ta bắt gặp ở đây nhiều hơn hết là vải Tàu và Anh, lụa và cô tông, đồ sành, gốm, đồ gỗ, trà, thuốc phiện, lương khô Tàu, thuốc hút, giấy, đồ chơi, các món thờ cúng, dụng cụ làm bếp… Các người Hoa đến từ nhiều tỉnh khác nhau: Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến… và có vẻ đoàn kết với nhau lắm, dù thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Nơi họ nhận thấy sự kiêu hãnh nòi giống và ý thức khả năng trên hẳn người An Nam. Các người Hoa chỉ rặt buôn bán này, vốn chẳng lãnh sự hay tập đoàn gì bảo vệ mình, vẫn đi đứng ngẩng cao đầu trước mặt người An Nam, quan lớn, quan nhỏ gì cũng thế, không nhường bước cho ai, biểu lộ một thứ thương hại trịch thượng đối với người bản xứ, và càng được nể nang hơn thêm.
* * *
Đoạn dưới đây dành để nói về đám cướp bể người Hoa và cách nhà Nguyễn dùng họ để trị dân và chống lại quân Pháp:
MỘT LẦN ĐI CỨU THUYỀN
Nói chung lính canh An Nam canh phòng kém, luôn cả khi họ đông người và luôn cả khi trời tốt. Chẳng phải là ngủ hoài mà họ lại chồm hổm, gà gật gần như là ngủ vậy, chẳng cần biết chuyện gì xảy ra chung quanh, chỉ chăm chăm chờ đến giây phút những cây gậy của quan trên quất vào lưng mà thôi. Toàn một tuồng vờ vịt nơi đám người u mê này.
Khi tôi trở lên boong, sớm hôm sau, vị chỉ huy người Nam và Cocles vui vẻ đến bắt tay tôi và chuúng tôi duyệt hàng ngũ bầy con rối. Cả bầy đều trang bị, kẻ dáo người gươm hoặc súng bắn đá. Tôi nảy ra ý nghĩ bắt tháo đạn ra: vì trời hồi đêm có phần ẩm ướt, chẳng nghe phát súng nào, và tôi chuồn gấp để khỏi phì cười vào mặt viên tướng phường tuồng kia.
Một lát sau, một chiếc tam bản chèo tới bên hông, và chủ thuyền cho chúng tôi hay rằng tàu Đằng Huy chắc hẳn nằm cách đây hai chục hải lý mạn Bắc, rằng chúng tôi vừa qua đêm gần kề hai chiếc thuyền buồm đánh cắp giấu ở trong đảo, và thêm một tin nữa là dân địa phương mấy hôm nay quá lo sợ bỏ bờ biển mà đi rồi.
Người An Nam không thể nào nom thấy thuyền buồm mà không khỏi ngờ là thuyền cướp biển, và tôi cũng có xu hướng nghĩ rằng mấy con thuyền ấy cũng hành sự như thế thật nếu gặp dịp, nhưng làm thế nào nhận diện? Và giả dụ thuyền người Hoa và người Nam có giấy tờ hoặc giấy chuyển hàng hợp lệ đi nữa, thử hỏi ai có thể đứng ra bảo đảm đây? Chính phủ, tức là đám quan lại, có vẻ không hề nao núng, cướp biển là chuyện thường tình như chuyện trộm cắp thôi. Hai phía cùng có lợi, theo cách của mình, mặc xác mọi người hoặc mặc xác Nhà nước. Cướp Hoa đáng sợ hơn cướp Nam và được hưởng ân xá hoàn toàn. Một chiếc tàu ngoại quốc có lần tóm được một chiếc thuyền cướp biển người Hoa đem giao nộp cho triều đình Huế, tại đây người ta thả chúng nó ngay, một là để khỏi gây rắc rối với Trung Hoa, hai là để dung dưỡng bọn cướp này thành đồng minh hữu dụng đối đầu với một kẻ thù trăm lần đáng sợ hơn: người Pháp. Người An Nam đủ trí óc để không chỉ nhắm phóng thích đám kia đâu; họ trưng dụng chúng nó, và cậu Thân nhất mực bảo rằng, trên đám thuyền Hoa phụng sự cho hoàng thượng ở Thuận An, già nửa số người là chính chúng nó, và chúng nó về sau chỉ cướp bóc khi tìm được phe cánh che chở mà thôi. (Bửu Ý dịch)
NGƯỜI HOA & GIỚI QUAN CHỨC ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII -XIX
Sự có mặt của người Hoa trên đất Việt là điều không phụ thuộc vào ý muốn của ai. Dân hai xứ sống cạnh nhau, nên quan hệ với nhau là chuyện tự nhiên. Cái cách mà người Hoa có mặt ở xã hội Việt từ nhiều đời nay là rất khó chịu. Nhưng tại sao nó lại kéo dài với nghĩa họ ngày càng lấn tới.
Để cắt nghĩa có lúc tôi đã nêu giả thiết sau đây để làm việc.
Theo tôi, trong trường hợp này, nhân tố Trung Hoa là sự cần thiết cho xã hội Việt Nam
Vừa nghĩ xong đã thấy ngần ngại, không muốn tiếp tục đi sâu thêm.
Nhưng thôi đã nghĩ xin cứ nói.
Cả ở các đô thị Đàng Trong cũng như Đàng ngoài, người Hoa đến đây và làm nhiều nghề từ mở cửa hàng tạp hóa, đồ tể, thợ may, cho đến mở đại lý thu mua hàng nông thôn và cho vay lấy lãi ... Nhờ họ mà phố xá có đủ các mặt hàng nhập từ Anh Hồng Kông chưa kể là hàng Tàu.
Cả cuốn sách “Vương quốc Annam và người Annam” của J.L. Dutrueil De Rhins mà tôi nói trong bài trước cũng như các ghi chép của nhiều người Âu đến Sài Gòn trong các thế kỷ từ XVII đến XIX đã in rải rác ở ta mấy chục năm nay đều mô tả như vậy.
Những người Hoa ít ỏi này kiếm được nhiều tiền hơn người Việt và tự coi như chủ nhân thành phố.
Đúng ra trong khi người Việt là cả một đám đông không có mặt, thì họ là cái xã hội công dân thực sự.
Quan lại phong kiến lương bổng không bao nhiêu, có người dân trong tay thật, có thể đánh họ giết họ làm nhục họ nhưng gần như không thể bóp nặn gì được họ.
Vua quan ngầm bảo nhau phải quay sang người Hoa để tìm đường sống. Trong cuốn nhật ký tôi đang nói có một chi tiết nho nhỏ đáng chú ý.
Nhiều người Pháp khi mới sang cần người giúp việc. Đến thế kỷ XX này, việc đào tạo người giúp việc đúng chuẩn quốc tế ở Việt Nam còn khó khăn, nữa là mấy thế kỷ trước. Ai thay vào chỗ đó, chính là người Hoa.
Tác giả J.L. Dutrueil De Rhins kể lương của người Hoa giúp việc cho ông ta bằng lương của triều đình phong kiến ở Huế trả cho quan chức đứng đầu lục bộ, thế thì làm gì giới chức địa phương không bám lấy người Hoa mà sống.
* * *
Trong bài viết nhắc lạị việc người Hoa buôn bán ở Đà Nẵng trong cuốn sách của toàn quyền Doumier, tôi đã lưu ý thái độ đối với người nước ngoài là chỗ khác nhau một trời một vực giữa người Việt và người Tàu.
Với đám tây phương đến buôn bán hay dòm ngó gây chiến, trong khi người Việt là dân địa phương lảng tránh hay nghi kỵ thì người Tàu dù là dân ngoại nhập ăn đậu ở nhờ lại tỏ ra linh hoạt chủ động trong tiếp xúc.
Đọc một số hương ước, đã thấy có điều khoản đại ý nói khi có người lạ tới làng cấm người dân thường không được tiếp xúc, trái lệnh sẽ lĩnh đủ hình phạt.
Khi quản lý quốc gia, giới quan chức -- và mở rộng ra, cái mà ta hay gọi một cách đầy căm hờn là “bè lũ thống trị”, thực chất là những người quản lý xã hội ở ta trong quá khứ -- cũng giữ cái lệ như vậy.
Nhưng xét một phía khác phải thấy việc cấm đoán nói trên lại làm mất đi sự tiếp xúc tự nhiên giữa các cộng đồng và bằng cách đó, giới chóp bu xã hội đã tự chặt chân chặt tay mình, tự mình hại mình.
Họ mất những sợi dây ăng-ten cần thiết.
Bị cấm đoán, con người ở các tầng lớp dưới đáy thực chất là đông đảo nhân dân mất hết tự tin không đủ sức nói chuyện với người lạ đừng nói chi là theo cấp trên chống lại đám ngoại nhập cũ và mới.
Bấy giờ giờ giới quan chức lại phải – dù rất căm ghét -- dựa vào người Tàu.
Trong những cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên phía ta rất thiếu phiên dịch. Mà Hoa kiều thì bằng thiên tính dân tộc của họ, đã có đủ điều kiện để vừa làm việc này giúp đỡ hai bên vừa thao túng kiếm lời.
Khi bắt buộc phải lựa chọn Hoa kiều làm trung gian -- thực chất là làm cái tai để nghe cái mắt để nhìn, bộ óc để nghĩ cho mình --, giới quan chức có thể khó chịu một chút.
Nhưng trong đó thả nào chẳng có người tặc lưỡi nghĩ thà phụ thuộc người Hoa còn hơn để dân đen bên dưới có quyền tiếp xúc tự nhiên với Tây phương, nó mất đi cái đất kiếm ăn đời đời mà dòng họ hay phe phái phải chinh chiến mãi mới giành được.
Họ không còn nghĩ gì về chủ quyền quốc gia nữa.
Giả sử có ai đặt vấn đề, họ sẽ nói dối, và trước tiên, mỗi người nói dối chính mình, mọi người cùng nói dối nhau.
* * *
Trước thời gian chuyến J.L. Dutrueil De Rhins đến VN làm việc, có một người Anh là Crawfurd – ông này có thời gian làm toàn quyền Singapore - cũng đã đến cả Vũng Tàu lẫn Đà Nẵng, Huế.
Crawfurd kể lúc tới Sài Gòn trong lúc ông đang thơ thẩn thì ba gia đình Trung Hoa thuộc loại khá giả nhất đã ra cửa mời ông vào chơi.
Bên trong những ngôi nhà của họ trông thật rộng rãi, đồ đạc rất nhiều và tiện nghi cũng rất đầy đủ.
Và Crawfurd lại càng lấy làm ngạc nhiên khi thấy họ đã làm những bữa ăn thịnh soạn để thết đãi không những ông và đoàn tùy tùng và cả những sĩ quan Ấn và Việt theo hầu nữa.
Những người Trung Hoa đó, tự giới thiệu là con cháu của những người đã di cư từ Trung quốc sang từ hàng mấy thế kỷ trước, những người đó đã khiến Crawfurd cảm phục, ông đã mô tả họ như những người “rất thông minh và lịch thiệp”.
Câu chuyện của Crawfurd tôi dẫn ra ở trên là lấy từ các bài giảng của Patrick J. Honey “Việt Nam vào thế kỷ 19 qua hồi ký của Jhon White, John Crawfurd, George Gibson” in trong “Nghiên cứu Huế” tập I, 1999.
Đoạn cuối bài này được Honey còn dẫn ra một chi tiết về một phái đoàn VN qua Miến để bàn bạc với người Miến về việc cùng tấn công Xiêm La.
Tác giả cho biết “phái đoàn Việt Nam gồm ba vị đại thần, một viên bí thư và một đoàn tùy tùng chừng 70 người.
Người ta cũng lấy làm lạ rằng có sự lãnh đạo của một người mà dân Miến gọi là Ông Kinh vì ông ta là người Trung Hoa chứ không phải là gốc Việt.
Phụ thân ông là một tên giặc Tầu đã từ miền nam Trung Quốc đi xuống và đặt hành dinh ở Côn Lôn. Ở đó ông [bố] này đã gặp vua Gia long bấy giờ đang lẩn trốn quân Tây Sơn và ông đã hứa giúp đỡ vua. Tức thời vua Gia Long bổ nhiệm ông làm thủy sư đô đốc hạm đội từ đó.”
Mẩu chuyện này cho thấy người Tầu đã can thiệp vào các việc cơ mật của quốc gia, mối quan hệ họ với đám chóp bu đã bắt rễ từ trong chiến tranh, tức kéo dài qua nhiều thế hệ, và ngày càng có sức chi phối mạnh mẽ.
Trong một dịp khác tôi sẽ nói thêm về việc người Trung Hoa giúp bộ máy quản lý quốc gia thực thi việc cai trị như thế nào.
Nhưng đến đây qua ba điểm nói trên đã có thể tạm kết luận rằng trong các thế kỷ XVII- XIX, Hoa kiều đã trở thành yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và duy trì quyền lực của giới quan chức Đàng trong.
Mà cần cho giới quan chức là cần cho xã hội Việt Nam chứ gì, vì bộ máy quan chức thời nào cũng chính là cái động cơ dắt dẫn xã hộ
Vương Trí Nhàn giới thiệu
LÀM GIÀU NGAY TRONG CHIẾN TRANH, TRƯỜNG HỢP MỘT NGƯỜI HOA Ở ĐÀ NẴNG 1858
Xứng với cái tên gọi tổng quát “Xứ Đông dương thuộc Pháp’, cuốn hồi ký của Paul Doumer quả thật bề bộn tài liệu. Tuy vậy tác giả vẫn dành tới bốn trang chữ nhỏ (từ 98 tới hết 101) để nói về một chuyện liên quan tới khâu hậu cần trong những ngày đầu của cuộc chinh phục, tức là khi chiến thuyền của Pháp tới Đà Nẵng.
Chuyện này, do Bichot, về sau từng là Tổng tư lệnh quân đoàn Pháp ở Đông dương kể lại.
Theo Doumer nó không chỉ cho thấy sự có mặt của người Hoa ngay cả ở những nơi ngoài biên giới nước họ mà còn “sự tháo vát và tinh thần thương mại” của họ “cách thức giúp họ len lỏi vào mọi nơi” kể cả những nơi tưởng không có chỗ cho buôn bán.
Chuyện kể rằng khi đội quân trong đó có trung úy thủy quân lục chiến Bichot tới Đà Nẵng, khu vực này lúc đó còn là một làng chài hoang vắng. Chưa được hai ngày thì thấy một chiếc thuyền nhỏ xuất hiện, trên thuyền có một người Hoa mang theo một túi nhỏ.
Khi xin được phép mở cái đẫy ra để bán các thứ hàng mà đám quân viễn chinh cần, anh ta bầy ra đủ cả kim chỉ cúc áo, thuốc lá xà phòng, bút chì bút mực và quản bút, giấy, những lọ mực nho nhỏ, cuối cùng là hai chai rượu mùi.
Mặc dù rất thích tôi vẫn không thể chép ra đầy đủ đoạn văn hơn hai ngàn chữ này. Ta hay nghĩ các chính khách là những kẻ rất khô khan không bao giờ để ý những chi tiết một phần. Mà chắc chắn hơn – trừ những trường hợp mị dân - còn phần đông họ muốn giấu mình đi để cho thiên hạ càng thấy mình xa lạ càng hay.
Đằng này Doumer, người từng đứng đầu xứ Đông dương (1897-19020) và về sau từng ngồi ghế tổng thống Pháp 1931-32, ông tác giả hồi ký này lại có một bút pháp hết sức sinh động, nhất là trong những chi tiết miêu tả, nó là dấu hiệu của một óc quan sát sắc sảo.
A - Tác tên người Hoa nọ được Doumer xác định như một kẻ khôn ngoan lõi đời tháo vát giỏi tổ chức công việc.
Ngay trong chuyến hàng đầu tiên, các chiến binh người Pháp nhận ra là đã gặp anh ta ở Quảng Châu, trong một quán hàng mà vị con dân của thiên tử nhà Thanh này mở gần các trại lính Pháp – lúc này Pháp cũng đang có mặt ở miền Nam Trung Hoa.
Công việc tiếp tế kéo dài tới khi Pháp tạm rút. Doumer dẫn lại lời Bichot.
"Một vài tuần sau đó chúng tôi gặp lại A - Tac, nhưng lần này trong một cửa hàng đẹp đẽ đặt ngay tại nhà anh ta ở Nam Kỳ. Hai mươi năm sau, khi tôi trở lại Đông dương, với chức đại tá chỉ huy trưởng trung đoàn lính khố đỏ An nam, tôi thấy A-Tac đã thành một trong những thương nhân lớn nhất của Sài Gòn. Ít lâu sau A-Tac qua đời nhưng cửa hiệu của anh ta vẫn còn" (cuối trang 101)
* * *
Để hiểu về sự giàu có của người Việt mình, rất nên so sánh với sự giàu có của người Trung Hoa, đấy là một chủ đề tôi đã nêu đây đó và đã được một vài bạn đọc đồng tình.
Trong cái đề tài quá rộng này, nếu ta chỉ nói tới việc làm thương nghiệp của người Hoa, thì chắc chắn cũng là quá sức với bất cứ ai.
Ở đây, tôi chỉ muốn dừng lại ở một hai ý tưởng cụ thể:
+ người Trung Hoa giàu không chỉ vì bên cạnh việc sản xuất ở đó CON NGƯỜI NGHỀ NGHIỆP của họ phát triển mà còn vì họ biết tổ chức lưu thông và phân phối
+ mà chung quanh câu chuyện lưu thông phân phối, nếu chỉ nói rằng họ năng động linh hoạt còn quá đơn giản, cái chính là họ có một cách nghĩ tổng quát rộng rãi về cuộc sống về xã hội.
Nói cho to tát ra , quan niệm về sứ mệnh làm người và nhu cầu của con người ở họ đã phát triển.
Câu chuyện về anh thương nhân người Hoa trong cuộc chiến tranh ở VN cuối XIX đã nói lên điều đó.
Đối với anh ta sự buôn bán là điều thiêng liêng nhất của cuộc sống. Nó quan trọng hơn tất cả mọi điều. Bởi nó là nhu cầu của tất cả mọi người cũng như sự phát triển là nhu cầu của mọi cộng đồng. Chiến tranh, dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là chốc lát, chỉ phát triển mới là vĩnh viễn. Kẻ thắng trong buôn bán sẽ là kẻ thắng trong mọi cuộc chiến tranh, họ thắng trong cuộc đời này nói chung.
* * *
Nói tiếp câu chuyện mà Doumer vừa kể. Sau chuyến đi lần đầu, người Hoa nọ còn có mấy chuyến tiếp theo, mang đủ các thứ hàng và lần nào cũng được những người An Nam “trần như nhộng” tiếp sức.
Có lần A-Tac mang theo một buồng chuối, do một người An Nam cõng. Hãy so sánh hai vai chính.
Một bên A Tac linh hoạt chủ động luôn luôn nở nụ cười vui vẻ và cả những cái nháy mắt của kẻ “đi guốc vào bụng mọi người’.
Còn anh nông dân địa phương thì hiện ra ngờ nghệch có vẻ như hoàn toàn không hiểu điều gì đã xảy ra.
Theo Bichot, thoạt đầu anh nằm cuộn tròn trên bãi có, đôi mắt trợn tròn như gặp hổ. Nhưng mà kìa... hổ biết ăn chuối, việc đó có vẻ khiến anh an tâm, tiếp theo là nỗi tò mò muốn biết những người lính kia là thế nào.
Nhưng chỉ có thế. Không bao giờ anh ta trở thành một thứ A Tác.
Câu chuyện trên xảy ra hơn một thế kỷ trước, mà sao vẫn là một gợi ý tốt để ta cùng nghĩ về ngày hôm nay, Tình thế bảo khác cũng đúng mà giống nguyên như cũ cũng đúng. Dù trên danh nghĩa, con cháu “người An Nam” kia đã trở thành chủ nhân ông đất nước này, nhưng thực tế điều gì đang xảy ra, chúng ta đều biết. Đã đến thời mà những nhiệt tình yêu nước là không đủ nữa, để phát triển đất nước cần có một cách nghĩ khác so với cách nghĩ những năm chiến tranh. Nhưng chúng ta chỉ biết tiếp tục cách làm cách nghĩ của ngày hôm qua, chả biết học ai và trước tiên không biết mình là thế nào, thế giới này là thế nào.
Rồi chúng ta khác được bao nhiêu so với ông cha ta 1858?
Rồi chúng ta sẽ đi tới đâu?
NGƯỜI HOA Ở KINH THÀNH HUẾ CUỐI THẾ KỶ XIX QUA CON MẮT CỦA MỘT NGƯỜI PHÁP
Dưới nhan đề “Huế những năm 1876 – 1877 “, số 5-2003 và các số tiếp theo của tạp chí “Nghiên cứu Huế” giới thiệu cuốn “Vương quốc Annam và người Annam” của J.L. Dutrueil De Rhins.
Được viết từ 1879 song những trang nhật ký hành trình này gợi cho chúng ta những nét khái quát về nước Việt thời ấy từ đó giúp ta hiểu một vài phương diện tình hình hôm nay. Nào là một đám đông sống lười biếng uể oải nhưng lại luôn luôn náo động vì chuyện cướp bóc. Nào là người Hoa thì làm chủ mọi sinh hoạt kinh tế và do đó thao túng cả các mặt quan hệ khác.
Dưới đây là phần trích dịch hai đoạn ngắn:
* * *
Con đường mở ra trước mặt hai cây cầu hai bên là tiệm người Hoa. Chính phủ An Nam vốn nghi ngại người ngoại quốc lại mở cửa đối với người Hoa, nhưng chỉ cho phép họ ở mức độ thấp. Tại Bắc Kỳ, đông người Hoa hơn, có lẽ không đến mười ngàn người Hoa, và trong mỗi tỉnh ở Trung Kỳ, có không đến năm trăm. Và như thế, ở Huế có khoảng hai trăm người ở Thuận An, phần lớn rải rác trên thuyền bè người Hoa hoặc làm việc cho hoàng thượng, từ trăm rưỡi đến trăm tám ở Chợ Được và chưa tới hai chục người ở chung quanh. Đó là chưa kể ba chục người Hoa từ Sài Gòn ra xây nhà cho phái bộ mới của Pháp. Dù không đông, người Hoa đã chiếm lĩnh phần thương mại quan trọng; các tiệm ở Chợ Được của họ rất giống với những cửa hàng tạp hóa: ta bắt gặp ở đây nhiều hơn hết là vải Tàu và Anh, lụa và cô tông, đồ sành, gốm, đồ gỗ, trà, thuốc phiện, lương khô Tàu, thuốc hút, giấy, đồ chơi, các món thờ cúng, dụng cụ làm bếp… Các người Hoa đến từ nhiều tỉnh khác nhau: Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến… và có vẻ đoàn kết với nhau lắm, dù thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Nơi họ nhận thấy sự kiêu hãnh nòi giống và ý thức khả năng trên hẳn người An Nam. Các người Hoa chỉ rặt buôn bán này, vốn chẳng lãnh sự hay tập đoàn gì bảo vệ mình, vẫn đi đứng ngẩng cao đầu trước mặt người An Nam, quan lớn, quan nhỏ gì cũng thế, không nhường bước cho ai, biểu lộ một thứ thương hại trịch thượng đối với người bản xứ, và càng được nể nang hơn thêm.
* * *
Đoạn dưới đây dành để nói về đám cướp bể người Hoa và cách nhà Nguyễn dùng họ để trị dân và chống lại quân Pháp:
MỘT LẦN ĐI CỨU THUYỀN
Nói chung lính canh An Nam canh phòng kém, luôn cả khi họ đông người và luôn cả khi trời tốt. Chẳng phải là ngủ hoài mà họ lại chồm hổm, gà gật gần như là ngủ vậy, chẳng cần biết chuyện gì xảy ra chung quanh, chỉ chăm chăm chờ đến giây phút những cây gậy của quan trên quất vào lưng mà thôi. Toàn một tuồng vờ vịt nơi đám người u mê này.
Khi tôi trở lên boong, sớm hôm sau, vị chỉ huy người Nam và Cocles vui vẻ đến bắt tay tôi và chuúng tôi duyệt hàng ngũ bầy con rối. Cả bầy đều trang bị, kẻ dáo người gươm hoặc súng bắn đá. Tôi nảy ra ý nghĩ bắt tháo đạn ra: vì trời hồi đêm có phần ẩm ướt, chẳng nghe phát súng nào, và tôi chuồn gấp để khỏi phì cười vào mặt viên tướng phường tuồng kia.
Một lát sau, một chiếc tam bản chèo tới bên hông, và chủ thuyền cho chúng tôi hay rằng tàu Đằng Huy chắc hẳn nằm cách đây hai chục hải lý mạn Bắc, rằng chúng tôi vừa qua đêm gần kề hai chiếc thuyền buồm đánh cắp giấu ở trong đảo, và thêm một tin nữa là dân địa phương mấy hôm nay quá lo sợ bỏ bờ biển mà đi rồi.
Người An Nam không thể nào nom thấy thuyền buồm mà không khỏi ngờ là thuyền cướp biển, và tôi cũng có xu hướng nghĩ rằng mấy con thuyền ấy cũng hành sự như thế thật nếu gặp dịp, nhưng làm thế nào nhận diện? Và giả dụ thuyền người Hoa và người Nam có giấy tờ hoặc giấy chuyển hàng hợp lệ đi nữa, thử hỏi ai có thể đứng ra bảo đảm đây? Chính phủ, tức là đám quan lại, có vẻ không hề nao núng, cướp biển là chuyện thường tình như chuyện trộm cắp thôi. Hai phía cùng có lợi, theo cách của mình, mặc xác mọi người hoặc mặc xác Nhà nước. Cướp Hoa đáng sợ hơn cướp Nam và được hưởng ân xá hoàn toàn. Một chiếc tàu ngoại quốc có lần tóm được một chiếc thuyền cướp biển người Hoa đem giao nộp cho triều đình Huế, tại đây người ta thả chúng nó ngay, một là để khỏi gây rắc rối với Trung Hoa, hai là để dung dưỡng bọn cướp này thành đồng minh hữu dụng đối đầu với một kẻ thù trăm lần đáng sợ hơn: người Pháp. Người An Nam đủ trí óc để không chỉ nhắm phóng thích đám kia đâu; họ trưng dụng chúng nó, và cậu Thân nhất mực bảo rằng, trên đám thuyền Hoa phụng sự cho hoàng thượng ở Thuận An, già nửa số người là chính chúng nó, và chúng nó về sau chỉ cướp bóc khi tìm được phe cánh che chở mà thôi. (Bửu Ý dịch)
NGƯỜI HOA & GIỚI QUAN CHỨC ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII -XIX
Sự có mặt của người Hoa trên đất Việt là điều không phụ thuộc vào ý muốn của ai. Dân hai xứ sống cạnh nhau, nên quan hệ với nhau là chuyện tự nhiên. Cái cách mà người Hoa có mặt ở xã hội Việt từ nhiều đời nay là rất khó chịu. Nhưng tại sao nó lại kéo dài với nghĩa họ ngày càng lấn tới.
Để cắt nghĩa có lúc tôi đã nêu giả thiết sau đây để làm việc.
Theo tôi, trong trường hợp này, nhân tố Trung Hoa là sự cần thiết cho xã hội Việt Nam
Vừa nghĩ xong đã thấy ngần ngại, không muốn tiếp tục đi sâu thêm.
Nhưng thôi đã nghĩ xin cứ nói.
Cả ở các đô thị Đàng Trong cũng như Đàng ngoài, người Hoa đến đây và làm nhiều nghề từ mở cửa hàng tạp hóa, đồ tể, thợ may, cho đến mở đại lý thu mua hàng nông thôn và cho vay lấy lãi ... Nhờ họ mà phố xá có đủ các mặt hàng nhập từ Anh Hồng Kông chưa kể là hàng Tàu.
Cả cuốn sách “Vương quốc Annam và người Annam” của J.L. Dutrueil De Rhins mà tôi nói trong bài trước cũng như các ghi chép của nhiều người Âu đến Sài Gòn trong các thế kỷ từ XVII đến XIX đã in rải rác ở ta mấy chục năm nay đều mô tả như vậy.
Những người Hoa ít ỏi này kiếm được nhiều tiền hơn người Việt và tự coi như chủ nhân thành phố.
Đúng ra trong khi người Việt là cả một đám đông không có mặt, thì họ là cái xã hội công dân thực sự.
Quan lại phong kiến lương bổng không bao nhiêu, có người dân trong tay thật, có thể đánh họ giết họ làm nhục họ nhưng gần như không thể bóp nặn gì được họ.
Vua quan ngầm bảo nhau phải quay sang người Hoa để tìm đường sống. Trong cuốn nhật ký tôi đang nói có một chi tiết nho nhỏ đáng chú ý.
Nhiều người Pháp khi mới sang cần người giúp việc. Đến thế kỷ XX này, việc đào tạo người giúp việc đúng chuẩn quốc tế ở Việt Nam còn khó khăn, nữa là mấy thế kỷ trước. Ai thay vào chỗ đó, chính là người Hoa.
Tác giả J.L. Dutrueil De Rhins kể lương của người Hoa giúp việc cho ông ta bằng lương của triều đình phong kiến ở Huế trả cho quan chức đứng đầu lục bộ, thế thì làm gì giới chức địa phương không bám lấy người Hoa mà sống.
* * *
Trong bài viết nhắc lạị việc người Hoa buôn bán ở Đà Nẵng trong cuốn sách của toàn quyền Doumier, tôi đã lưu ý thái độ đối với người nước ngoài là chỗ khác nhau một trời một vực giữa người Việt và người Tàu.
Với đám tây phương đến buôn bán hay dòm ngó gây chiến, trong khi người Việt là dân địa phương lảng tránh hay nghi kỵ thì người Tàu dù là dân ngoại nhập ăn đậu ở nhờ lại tỏ ra linh hoạt chủ động trong tiếp xúc.
Đọc một số hương ước, đã thấy có điều khoản đại ý nói khi có người lạ tới làng cấm người dân thường không được tiếp xúc, trái lệnh sẽ lĩnh đủ hình phạt.
Khi quản lý quốc gia, giới quan chức -- và mở rộng ra, cái mà ta hay gọi một cách đầy căm hờn là “bè lũ thống trị”, thực chất là những người quản lý xã hội ở ta trong quá khứ -- cũng giữ cái lệ như vậy.
Nhưng xét một phía khác phải thấy việc cấm đoán nói trên lại làm mất đi sự tiếp xúc tự nhiên giữa các cộng đồng và bằng cách đó, giới chóp bu xã hội đã tự chặt chân chặt tay mình, tự mình hại mình.
Họ mất những sợi dây ăng-ten cần thiết.
Bị cấm đoán, con người ở các tầng lớp dưới đáy thực chất là đông đảo nhân dân mất hết tự tin không đủ sức nói chuyện với người lạ đừng nói chi là theo cấp trên chống lại đám ngoại nhập cũ và mới.
Bấy giờ giờ giới quan chức lại phải – dù rất căm ghét -- dựa vào người Tàu.
Trong những cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên phía ta rất thiếu phiên dịch. Mà Hoa kiều thì bằng thiên tính dân tộc của họ, đã có đủ điều kiện để vừa làm việc này giúp đỡ hai bên vừa thao túng kiếm lời.
Khi bắt buộc phải lựa chọn Hoa kiều làm trung gian -- thực chất là làm cái tai để nghe cái mắt để nhìn, bộ óc để nghĩ cho mình --, giới quan chức có thể khó chịu một chút.
Nhưng trong đó thả nào chẳng có người tặc lưỡi nghĩ thà phụ thuộc người Hoa còn hơn để dân đen bên dưới có quyền tiếp xúc tự nhiên với Tây phương, nó mất đi cái đất kiếm ăn đời đời mà dòng họ hay phe phái phải chinh chiến mãi mới giành được.
Họ không còn nghĩ gì về chủ quyền quốc gia nữa.
Giả sử có ai đặt vấn đề, họ sẽ nói dối, và trước tiên, mỗi người nói dối chính mình, mọi người cùng nói dối nhau.
* * *
Trước thời gian chuyến J.L. Dutrueil De Rhins đến VN làm việc, có một người Anh là Crawfurd – ông này có thời gian làm toàn quyền Singapore - cũng đã đến cả Vũng Tàu lẫn Đà Nẵng, Huế.
Crawfurd kể lúc tới Sài Gòn trong lúc ông đang thơ thẩn thì ba gia đình Trung Hoa thuộc loại khá giả nhất đã ra cửa mời ông vào chơi.
Bên trong những ngôi nhà của họ trông thật rộng rãi, đồ đạc rất nhiều và tiện nghi cũng rất đầy đủ.
Và Crawfurd lại càng lấy làm ngạc nhiên khi thấy họ đã làm những bữa ăn thịnh soạn để thết đãi không những ông và đoàn tùy tùng và cả những sĩ quan Ấn và Việt theo hầu nữa.
Những người Trung Hoa đó, tự giới thiệu là con cháu của những người đã di cư từ Trung quốc sang từ hàng mấy thế kỷ trước, những người đó đã khiến Crawfurd cảm phục, ông đã mô tả họ như những người “rất thông minh và lịch thiệp”.
Câu chuyện của Crawfurd tôi dẫn ra ở trên là lấy từ các bài giảng của Patrick J. Honey “Việt Nam vào thế kỷ 19 qua hồi ký của Jhon White, John Crawfurd, George Gibson” in trong “Nghiên cứu Huế” tập I, 1999.
Đoạn cuối bài này được Honey còn dẫn ra một chi tiết về một phái đoàn VN qua Miến để bàn bạc với người Miến về việc cùng tấn công Xiêm La.
Tác giả cho biết “phái đoàn Việt Nam gồm ba vị đại thần, một viên bí thư và một đoàn tùy tùng chừng 70 người.
Người ta cũng lấy làm lạ rằng có sự lãnh đạo của một người mà dân Miến gọi là Ông Kinh vì ông ta là người Trung Hoa chứ không phải là gốc Việt.
Phụ thân ông là một tên giặc Tầu đã từ miền nam Trung Quốc đi xuống và đặt hành dinh ở Côn Lôn. Ở đó ông [bố] này đã gặp vua Gia long bấy giờ đang lẩn trốn quân Tây Sơn và ông đã hứa giúp đỡ vua. Tức thời vua Gia Long bổ nhiệm ông làm thủy sư đô đốc hạm đội từ đó.”
Mẩu chuyện này cho thấy người Tầu đã can thiệp vào các việc cơ mật của quốc gia, mối quan hệ họ với đám chóp bu đã bắt rễ từ trong chiến tranh, tức kéo dài qua nhiều thế hệ, và ngày càng có sức chi phối mạnh mẽ.
Trong một dịp khác tôi sẽ nói thêm về việc người Trung Hoa giúp bộ máy quản lý quốc gia thực thi việc cai trị như thế nào.
Nhưng đến đây qua ba điểm nói trên đã có thể tạm kết luận rằng trong các thế kỷ XVII- XIX, Hoa kiều đã trở thành yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và duy trì quyền lực của giới quan chức Đàng trong.
Mà cần cho giới quan chức là cần cho xã hội Việt Nam chứ gì, vì bộ máy quan chức thời nào cũng chính là cái động cơ dắt dẫn xã hộ
Vương Trí Nhàn giới thiệu
LÀM GIÀU NGAY TRONG CHIẾN TRANH, TRƯỜNG HỢP MỘT NGƯỜI HOA Ở ĐÀ NẴNG 1858
Xứng với cái tên gọi tổng quát “Xứ Đông dương thuộc Pháp’, cuốn hồi ký của Paul Doumer quả thật bề bộn tài liệu. Tuy vậy tác giả vẫn dành tới bốn trang chữ nhỏ (từ 98 tới hết 101) để nói về một chuyện liên quan tới khâu hậu cần trong những ngày đầu của cuộc chinh phục, tức là khi chiến thuyền của Pháp tới Đà Nẵng.
Chuyện này, do Bichot, về sau từng là Tổng tư lệnh quân đoàn Pháp ở Đông dương kể lại.
Theo Doumer nó không chỉ cho thấy sự có mặt của người Hoa ngay cả ở những nơi ngoài biên giới nước họ mà còn “sự tháo vát và tinh thần thương mại” của họ “cách thức giúp họ len lỏi vào mọi nơi” kể cả những nơi tưởng không có chỗ cho buôn bán.
Chuyện kể rằng khi đội quân trong đó có trung úy thủy quân lục chiến Bichot tới Đà Nẵng, khu vực này lúc đó còn là một làng chài hoang vắng. Chưa được hai ngày thì thấy một chiếc thuyền nhỏ xuất hiện, trên thuyền có một người Hoa mang theo một túi nhỏ.
Khi xin được phép mở cái đẫy ra để bán các thứ hàng mà đám quân viễn chinh cần, anh ta bầy ra đủ cả kim chỉ cúc áo, thuốc lá xà phòng, bút chì bút mực và quản bút, giấy, những lọ mực nho nhỏ, cuối cùng là hai chai rượu mùi.
Mặc dù rất thích tôi vẫn không thể chép ra đầy đủ đoạn văn hơn hai ngàn chữ này. Ta hay nghĩ các chính khách là những kẻ rất khô khan không bao giờ để ý những chi tiết một phần. Mà chắc chắn hơn – trừ những trường hợp mị dân - còn phần đông họ muốn giấu mình đi để cho thiên hạ càng thấy mình xa lạ càng hay.
Đằng này Doumer, người từng đứng đầu xứ Đông dương (1897-19020) và về sau từng ngồi ghế tổng thống Pháp 1931-32, ông tác giả hồi ký này lại có một bút pháp hết sức sinh động, nhất là trong những chi tiết miêu tả, nó là dấu hiệu của một óc quan sát sắc sảo.
A - Tác tên người Hoa nọ được Doumer xác định như một kẻ khôn ngoan lõi đời tháo vát giỏi tổ chức công việc.
Ngay trong chuyến hàng đầu tiên, các chiến binh người Pháp nhận ra là đã gặp anh ta ở Quảng Châu, trong một quán hàng mà vị con dân của thiên tử nhà Thanh này mở gần các trại lính Pháp – lúc này Pháp cũng đang có mặt ở miền Nam Trung Hoa.
Công việc tiếp tế kéo dài tới khi Pháp tạm rút. Doumer dẫn lại lời Bichot.
"Một vài tuần sau đó chúng tôi gặp lại A - Tac, nhưng lần này trong một cửa hàng đẹp đẽ đặt ngay tại nhà anh ta ở Nam Kỳ. Hai mươi năm sau, khi tôi trở lại Đông dương, với chức đại tá chỉ huy trưởng trung đoàn lính khố đỏ An nam, tôi thấy A-Tac đã thành một trong những thương nhân lớn nhất của Sài Gòn. Ít lâu sau A-Tac qua đời nhưng cửa hiệu của anh ta vẫn còn" (cuối trang 101)
* * *
Để hiểu về sự giàu có của người Việt mình, rất nên so sánh với sự giàu có của người Trung Hoa, đấy là một chủ đề tôi đã nêu đây đó và đã được một vài bạn đọc đồng tình.
Trong cái đề tài quá rộng này, nếu ta chỉ nói tới việc làm thương nghiệp của người Hoa, thì chắc chắn cũng là quá sức với bất cứ ai.
Ở đây, tôi chỉ muốn dừng lại ở một hai ý tưởng cụ thể:
+ người Trung Hoa giàu không chỉ vì bên cạnh việc sản xuất ở đó CON NGƯỜI NGHỀ NGHIỆP của họ phát triển mà còn vì họ biết tổ chức lưu thông và phân phối
+ mà chung quanh câu chuyện lưu thông phân phối, nếu chỉ nói rằng họ năng động linh hoạt còn quá đơn giản, cái chính là họ có một cách nghĩ tổng quát rộng rãi về cuộc sống về xã hội.
Nói cho to tát ra , quan niệm về sứ mệnh làm người và nhu cầu của con người ở họ đã phát triển.
Câu chuyện về anh thương nhân người Hoa trong cuộc chiến tranh ở VN cuối XIX đã nói lên điều đó.
Đối với anh ta sự buôn bán là điều thiêng liêng nhất của cuộc sống. Nó quan trọng hơn tất cả mọi điều. Bởi nó là nhu cầu của tất cả mọi người cũng như sự phát triển là nhu cầu của mọi cộng đồng. Chiến tranh, dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là chốc lát, chỉ phát triển mới là vĩnh viễn. Kẻ thắng trong buôn bán sẽ là kẻ thắng trong mọi cuộc chiến tranh, họ thắng trong cuộc đời này nói chung.
* * *
Nói tiếp câu chuyện mà Doumer vừa kể. Sau chuyến đi lần đầu, người Hoa nọ còn có mấy chuyến tiếp theo, mang đủ các thứ hàng và lần nào cũng được những người An Nam “trần như nhộng” tiếp sức.
Có lần A-Tac mang theo một buồng chuối, do một người An Nam cõng. Hãy so sánh hai vai chính.
Một bên A Tac linh hoạt chủ động luôn luôn nở nụ cười vui vẻ và cả những cái nháy mắt của kẻ “đi guốc vào bụng mọi người’.
Còn anh nông dân địa phương thì hiện ra ngờ nghệch có vẻ như hoàn toàn không hiểu điều gì đã xảy ra.
Theo Bichot, thoạt đầu anh nằm cuộn tròn trên bãi có, đôi mắt trợn tròn như gặp hổ. Nhưng mà kìa... hổ biết ăn chuối, việc đó có vẻ khiến anh an tâm, tiếp theo là nỗi tò mò muốn biết những người lính kia là thế nào.
Nhưng chỉ có thế. Không bao giờ anh ta trở thành một thứ A Tác.
Câu chuyện trên xảy ra hơn một thế kỷ trước, mà sao vẫn là một gợi ý tốt để ta cùng nghĩ về ngày hôm nay, Tình thế bảo khác cũng đúng mà giống nguyên như cũ cũng đúng. Dù trên danh nghĩa, con cháu “người An Nam” kia đã trở thành chủ nhân ông đất nước này, nhưng thực tế điều gì đang xảy ra, chúng ta đều biết. Đã đến thời mà những nhiệt tình yêu nước là không đủ nữa, để phát triển đất nước cần có một cách nghĩ khác so với cách nghĩ những năm chiến tranh. Nhưng chúng ta chỉ biết tiếp tục cách làm cách nghĩ của ngày hôm qua, chả biết học ai và trước tiên không biết mình là thế nào, thế giới này là thế nào.
Rồi chúng ta khác được bao nhiêu so với ông cha ta 1858?
Rồi chúng ta sẽ đi tới đâu?
NGƯỜI HOA Ở KINH THÀNH HUẾ CUỐI THẾ KỶ XIX QUA CON MẮT CỦA MỘT NGƯỜI PHÁP
Dưới nhan đề “Huế những năm 1876 – 1877 “, số 5-2003 và các số tiếp theo của tạp chí “Nghiên cứu Huế” giới thiệu cuốn “Vương quốc Annam và người Annam” của J.L. Dutrueil De Rhins.
Được viết từ 1879 song những trang nhật ký hành trình này gợi cho chúng ta những nét khái quát về nước Việt thời ấy từ đó giúp ta hiểu một vài phương diện tình hình hôm nay. Nào là một đám đông sống lười biếng uể oải nhưng lại luôn luôn náo động vì chuyện cướp bóc. Nào là người Hoa thì làm chủ mọi sinh hoạt kinh tế và do đó thao túng cả các mặt quan hệ khác.
Dưới đây là phần trích dịch hai đoạn ngắn:
* * *
Con đường mở ra trước mặt hai cây cầu hai bên là tiệm người Hoa. Chính phủ An Nam vốn nghi ngại người ngoại quốc lại mở cửa đối với người Hoa, nhưng chỉ cho phép họ ở mức độ thấp. Tại Bắc Kỳ, đông người Hoa hơn, có lẽ không đến mười ngàn người Hoa, và trong mỗi tỉnh ở Trung Kỳ, có không đến năm trăm. Và như thế, ở Huế có khoảng hai trăm người ở Thuận An, phần lớn rải rác trên thuyền bè người Hoa hoặc làm việc cho hoàng thượng, từ trăm rưỡi đến trăm tám ở Chợ Được và chưa tới hai chục người ở chung quanh. Đó là chưa kể ba chục người Hoa từ Sài Gòn ra xây nhà cho phái bộ mới của Pháp. Dù không đông, người Hoa đã chiếm lĩnh phần thương mại quan trọng; các tiệm ở Chợ Được của họ rất giống với những cửa hàng tạp hóa: ta bắt gặp ở đây nhiều hơn hết là vải Tàu và Anh, lụa và cô tông, đồ sành, gốm, đồ gỗ, trà, thuốc phiện, lương khô Tàu, thuốc hút, giấy, đồ chơi, các món thờ cúng, dụng cụ làm bếp… Các người Hoa đến từ nhiều tỉnh khác nhau: Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến… và có vẻ đoàn kết với nhau lắm, dù thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Nơi họ nhận thấy sự kiêu hãnh nòi giống và ý thức khả năng trên hẳn người An Nam. Các người Hoa chỉ rặt buôn bán này, vốn chẳng lãnh sự hay tập đoàn gì bảo vệ mình, vẫn đi đứng ngẩng cao đầu trước mặt người An Nam, quan lớn, quan nhỏ gì cũng thế, không nhường bước cho ai, biểu lộ một thứ thương hại trịch thượng đối với người bản xứ, và càng được nể nang hơn thêm.
* * *
Đoạn dưới đây dành để nói về đám cướp bể người Hoa và cách nhà Nguyễn dùng họ để trị dân và chống lại quân Pháp:
MỘT LẦN ĐI CỨU THUYỀN
Nói chung lính canh An Nam canh phòng kém, luôn cả khi họ đông người và luôn cả khi trời tốt. Chẳng phải là ngủ hoài mà họ lại chồm hổm, gà gật gần như là ngủ vậy, chẳng cần biết chuyện gì xảy ra chung quanh, chỉ chăm chăm chờ đến giây phút những cây gậy của quan trên quất vào lưng mà thôi. Toàn một tuồng vờ vịt nơi đám người u mê này.
Khi tôi trở lên boong, sớm hôm sau, vị chỉ huy người Nam và Cocles vui vẻ đến bắt tay tôi và chuúng tôi duyệt hàng ngũ bầy con rối. Cả bầy đều trang bị, kẻ dáo người gươm hoặc súng bắn đá. Tôi nảy ra ý nghĩ bắt tháo đạn ra: vì trời hồi đêm có phần ẩm ướt, chẳng nghe phát súng nào, và tôi chuồn gấp để khỏi phì cười vào mặt viên tướng phường tuồng kia.
Một lát sau, một chiếc tam bản chèo tới bên hông, và chủ thuyền cho chúng tôi hay rằng tàu Đằng Huy chắc hẳn nằm cách đây hai chục hải lý mạn Bắc, rằng chúng tôi vừa qua đêm gần kề hai chiếc thuyền buồm đánh cắp giấu ở trong đảo, và thêm một tin nữa là dân địa phương mấy hôm nay quá lo sợ bỏ bờ biển mà đi rồi.
Người An Nam không thể nào nom thấy thuyền buồm mà không khỏi ngờ là thuyền cướp biển, và tôi cũng có xu hướng nghĩ rằng mấy con thuyền ấy cũng hành sự như thế thật nếu gặp dịp, nhưng làm thế nào nhận diện? Và giả dụ thuyền người Hoa và người Nam có giấy tờ hoặc giấy chuyển hàng hợp lệ đi nữa, thử hỏi ai có thể đứng ra bảo đảm đây? Chính phủ, tức là đám quan lại, có vẻ không hề nao núng, cướp biển là chuyện thường tình như chuyện trộm cắp thôi. Hai phía cùng có lợi, theo cách của mình, mặc xác mọi người hoặc mặc xác Nhà nước. Cướp Hoa đáng sợ hơn cướp Nam và được hưởng ân xá hoàn toàn. Một chiếc tàu ngoại quốc có lần tóm được một chiếc thuyền cướp biển người Hoa đem giao nộp cho triều đình Huế, tại đây người ta thả chúng nó ngay, một là để khỏi gây rắc rối với Trung Hoa, hai là để dung dưỡng bọn cướp này thành đồng minh hữu dụng đối đầu với một kẻ thù trăm lần đáng sợ hơn: người Pháp. Người An Nam đủ trí óc để không chỉ nhắm phóng thích đám kia đâu; họ trưng dụng chúng nó, và cậu Thân nhất mực bảo rằng, trên đám thuyền Hoa phụng sự cho hoàng thượng ở Thuận An, già nửa số người là chính chúng nó, và chúng nó về sau chỉ cướp bóc khi tìm được phe cánh che chở mà thôi. (Bửu Ý dịch)
NGƯỜI HOA & GIỚI QUAN CHỨC ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII -XIX
Sự có mặt của người Hoa trên đất Việt là điều không phụ thuộc vào ý muốn của ai. Dân hai xứ sống cạnh nhau, nên quan hệ với nhau là chuyện tự nhiên. Cái cách mà người Hoa có mặt ở xã hội Việt từ nhiều đời nay là rất khó chịu. Nhưng tại sao nó lại kéo dài với nghĩa họ ngày càng lấn tới.
Để cắt nghĩa có lúc tôi đã nêu giả thiết sau đây để làm việc.
Theo tôi, trong trường hợp này, nhân tố Trung Hoa là sự cần thiết cho xã hội Việt Nam
Vừa nghĩ xong đã thấy ngần ngại, không muốn tiếp tục đi sâu thêm.
Nhưng thôi đã nghĩ xin cứ nói.
Cả ở các đô thị Đàng Trong cũng như Đàng ngoài, người Hoa đến đây và làm nhiều nghề từ mở cửa hàng tạp hóa, đồ tể, thợ may, cho đến mở đại lý thu mua hàng nông thôn và cho vay lấy lãi ... Nhờ họ mà phố xá có đủ các mặt hàng nhập từ Anh Hồng Kông chưa kể là hàng Tàu.
Cả cuốn sách “Vương quốc Annam và người Annam” của J.L. Dutrueil De Rhins mà tôi nói trong bài trước cũng như các ghi chép của nhiều người Âu đến Sài Gòn trong các thế kỷ từ XVII đến XIX đã in rải rác ở ta mấy chục năm nay đều mô tả như vậy.
Những người Hoa ít ỏi này kiếm được nhiều tiền hơn người Việt và tự coi như chủ nhân thành phố.
Đúng ra trong khi người Việt là cả một đám đông không có mặt, thì họ là cái xã hội công dân thực sự.
Quan lại phong kiến lương bổng không bao nhiêu, có người dân trong tay thật, có thể đánh họ giết họ làm nhục họ nhưng gần như không thể bóp nặn gì được họ.
Vua quan ngầm bảo nhau phải quay sang người Hoa để tìm đường sống. Trong cuốn nhật ký tôi đang nói có một chi tiết nho nhỏ đáng chú ý.
Nhiều người Pháp khi mới sang cần người giúp việc. Đến thế kỷ XX này, việc đào tạo người giúp việc đúng chuẩn quốc tế ở Việt Nam còn khó khăn, nữa là mấy thế kỷ trước. Ai thay vào chỗ đó, chính là người Hoa.
Tác giả J.L. Dutrueil De Rhins kể lương của người Hoa giúp việc cho ông ta bằng lương của triều đình phong kiến ở Huế trả cho quan chức đứng đầu lục bộ, thế thì làm gì giới chức địa phương không bám lấy người Hoa mà sống.
* * *
Trong bài viết nhắc lạị việc người Hoa buôn bán ở Đà Nẵng trong cuốn sách của toàn quyền Doumier, tôi đã lưu ý thái độ đối với người nước ngoài là chỗ khác nhau một trời một vực giữa người Việt và người Tàu.
Với đám tây phương đến buôn bán hay dòm ngó gây chiến, trong khi người Việt là dân địa phương lảng tránh hay nghi kỵ thì người Tàu dù là dân ngoại nhập ăn đậu ở nhờ lại tỏ ra linh hoạt chủ động trong tiếp xúc.
Đọc một số hương ước, đã thấy có điều khoản đại ý nói khi có người lạ tới làng cấm người dân thường không được tiếp xúc, trái lệnh sẽ lĩnh đủ hình phạt.
Khi quản lý quốc gia, giới quan chức -- và mở rộng ra, cái mà ta hay gọi một cách đầy căm hờn là “bè lũ thống trị”, thực chất là những người quản lý xã hội ở ta trong quá khứ -- cũng giữ cái lệ như vậy.
Nhưng xét một phía khác phải thấy việc cấm đoán nói trên lại làm mất đi sự tiếp xúc tự nhiên giữa các cộng đồng và bằng cách đó, giới chóp bu xã hội đã tự chặt chân chặt tay mình, tự mình hại mình.
Họ mất những sợi dây ăng-ten cần thiết.
Bị cấm đoán, con người ở các tầng lớp dưới đáy thực chất là đông đảo nhân dân mất hết tự tin không đủ sức nói chuyện với người lạ đừng nói chi là theo cấp trên chống lại đám ngoại nhập cũ và mới.
Bấy giờ giờ giới quan chức lại phải – dù rất căm ghét -- dựa vào người Tàu.
Trong những cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên phía ta rất thiếu phiên dịch. Mà Hoa kiều thì bằng thiên tính dân tộc của họ, đã có đủ điều kiện để vừa làm việc này giúp đỡ hai bên vừa thao túng kiếm lời.
Khi bắt buộc phải lựa chọn Hoa kiều làm trung gian -- thực chất là làm cái tai để nghe cái mắt để nhìn, bộ óc để nghĩ cho mình --, giới quan chức có thể khó chịu một chút.
Nhưng trong đó thả nào chẳng có người tặc lưỡi nghĩ thà phụ thuộc người Hoa còn hơn để dân đen bên dưới có quyền tiếp xúc tự nhiên với Tây phương, nó mất đi cái đất kiếm ăn đời đời mà dòng họ hay phe phái phải chinh chiến mãi mới giành được.
Họ không còn nghĩ gì về chủ quyền quốc gia nữa.
Giả sử có ai đặt vấn đề, họ sẽ nói dối, và trước tiên, mỗi người nói dối chính mình, mọi người cùng nói dối nhau.
* * *
Trước thời gian chuyến J.L. Dutrueil De Rhins đến VN làm việc, có một người Anh là Crawfurd – ông này có thời gian làm toàn quyền Singapore - cũng đã đến cả Vũng Tàu lẫn Đà Nẵng, Huế.
Crawfurd kể lúc tới Sài Gòn trong lúc ông đang thơ thẩn thì ba gia đình Trung Hoa thuộc loại khá giả nhất đã ra cửa mời ông vào chơi.
Bên trong những ngôi nhà của họ trông thật rộng rãi, đồ đạc rất nhiều và tiện nghi cũng rất đầy đủ.
Và Crawfurd lại càng lấy làm ngạc nhiên khi thấy họ đã làm những bữa ăn thịnh soạn để thết đãi không những ông và đoàn tùy tùng và cả những sĩ quan Ấn và Việt theo hầu nữa.
Những người Trung Hoa đó, tự giới thiệu là con cháu của những người đã di cư từ Trung quốc sang từ hàng mấy thế kỷ trước, những người đó đã khiến Crawfurd cảm phục, ông đã mô tả họ như những người “rất thông minh và lịch thiệp”.
Câu chuyện của Crawfurd tôi dẫn ra ở trên là lấy từ các bài giảng của Patrick J. Honey “Việt Nam vào thế kỷ 19 qua hồi ký của Jhon White, John Crawfurd, George Gibson” in trong “Nghiên cứu Huế” tập I, 1999.
Đoạn cuối bài này được Honey còn dẫn ra một chi tiết về một phái đoàn VN qua Miến để bàn bạc với người Miến về việc cùng tấn công Xiêm La.
Tác giả cho biết “phái đoàn Việt Nam gồm ba vị đại thần, một viên bí thư và một đoàn tùy tùng chừng 70 người.
Người ta cũng lấy làm lạ rằng có sự lãnh đạo của một người mà dân Miến gọi là Ông Kinh vì ông ta là người Trung Hoa chứ không phải là gốc Việt.
Phụ thân ông là một tên giặc Tầu đã từ miền nam Trung Quốc đi xuống và đặt hành dinh ở Côn Lôn. Ở đó ông [bố] này đã gặp vua Gia long bấy giờ đang lẩn trốn quân Tây Sơn và ông đã hứa giúp đỡ vua. Tức thời vua Gia Long bổ nhiệm ông làm thủy sư đô đốc hạm đội từ đó.”
Mẩu chuyện này cho thấy người Tầu đã can thiệp vào các việc cơ mật của quốc gia, mối quan hệ họ với đám chóp bu đã bắt rễ từ trong chiến tranh, tức kéo dài qua nhiều thế hệ, và ngày càng có sức chi phối mạnh mẽ.
Trong một dịp khác tôi sẽ nói thêm về việc người Trung Hoa giúp bộ máy quản lý quốc gia thực thi việc cai trị như thế nào.
Nhưng đến đây qua ba điểm nói trên đã có thể tạm kết luận rằng trong các thế kỷ XVII- XIX, Hoa kiều đã trở thành yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và duy trì quyền lực của giới quan chức Đàng trong.
Mà cần cho giới quan chức là cần cho xã hội Việt Nam chứ gì, vì bộ máy quan chức thời nào cũng chính là cái động cơ dắt dẫn xã hộ
Mời Đọc  1 Bài Của GS.Vương Trí Nhàn

https://www.danluan.org/tin-tuc/20170622/nguoi-hoa-o-dang-trong-truoc-khi-nguoi-phap-co-mat

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...