Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

FM974:Saudi Arabia: Nơi Duy Nhất Cấm Phụ Nữ Lái Xe




Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 19/06/2017


     Sau ngày có biến cố “mùa xuân Á Rập”, Manal al- Sherif bắt đầu cổ động việc tranh đấu cho phụ nữ ở vương quốc Saudi được quyền lái xe hơi trên các trang mạng điện tử Twitter và Facebook, theo nhận xét của mình, Manal nhận thấy, ngoài bài viết nếu có ai đó đăng kèm theo một đoạn phim ngắn có người phụ nữ lái xe giữa đường phố, sẽ làm cho nhiều người ủng hộ hơn mà không e ngại gì cả. Manal muốn chứng minh rằng, phần lớn phụ nữ như cô đã biết lái xe, họ đã có bằng lái và có cả xe hơi và cô cũng muốn cho chánh quyền Saudi Arabian thấy, họ sẽ không thể nào ngăn cấm phụ nữ làm việc này.

     Manal nhờ một người bạn, hoạt động về nhân quyền, Wajeha, đi theo mình thâu hình đoạn phim lái xe, vì anh cô không có nhà, nên Manal tìm đến Ahmed, người bạn trai quen thân bảo anh cùng đi, một khi ở xứ này đàn bà ra đường không có đàn ông bên cạnh sẽ làm cho người ta nghi ngờ này nọ, Wajeha là người phụ trợ thu hình, Ahmed làm tài xế cho tới khi Manal đổi chỗ thay, cầm lái chiếc Cadillac SUV màu tím mà cô đã tiết kiệm hơn bảy năm mới đủ tiền mua, và chiếc xe này, hôm nay là lần đầu tiên nó thật sự được lái chạy trên đường phố của vương quốc Saudi. Ahmed bấm còi xe gọi khi tới trước nhà Wajeha, cô chạy nhanh ra cửa, khăn choàng đen phủ kín tóc nhưng lại mặc áo dài rộng tím, đàn bà Saudi hiếm khi thấy mặc thứ gì khác, luôn luôn là áo thụng dài tới chân đen khi ra chỗ công cộng, khi thấy Wajeha như vậy, Manal liếc nhanh qua, thì ra cô này ít sợ hải hơn mình, Wajeha cho biết, nếu có bị bắt thì trông cô có vẻ thời trang chút ít.  Ahmed chầm chậm lái xe ra khỏi khu chung cư, có vẻ cũng lo lắng, thỉnh thoảng nhìn cái đồng hồ chỉ tốc độ, và kiếng chiếu hậu xem có ai hay cảnh sát sau lưng không nhưng Manal lại có phần khoái chí, sau khi chạy ngang nhiều cao ốc, họ qua khỏi trạm cảnh sát, ngừng lại ở quán cà phê để anh ta mua ly nước trà chanh gừng, rồi cho xe đậu ở một chỗ khuất sau dãy phố, không ai thấy được. Cuối cùng, Manal đổi chổ qua bên phía tay lái, Wajeha nhảy lên ngồi phía ghế trên, Ahmed xuống khỏi xe chờ, Manal hít một hơi dài, cầm tay lái, lúc đó, mặc dù xe chưa chạy nhưng cô có cảm tưởng quá sung sướng, giống như cái sung sướng của một trong mấy con chim sơn ca của ba cô nuôi trong lồng, được thả ra khỏi lồng bay cao vòng quanh căn phòng.

    Manal cám ơn Ahmed, quay cửa kiếng xe xuống, bảo Ahmed đừng lo lắng, yên tâm không có gì đâu, Manal gài dây an toàn, tay hơi run, kéo cái khăn choàng đen che kín tóc lại, mang kiếng mát che mặt, nổ máy, xe từ từ chạy đi ra đường chính, Manal bắt đầu nói những điều mình nghĩ để mở đầu đoạn phim, rõ ràng và lớn “đây là quyền của tôi, quyền được lái xe hơi”. Sau một đoạn ngắn, Manal quẹo trái chạy tới cái siêu thị, nơi hàng tuần cô đến mua rau cải, nơi mà cô chỉ tới được nếu có người tài xế đàn ông lái xe, Manal để tay nhẹ trên thành tay lái, thong thả cho xe chạy vào chỗ đậu, trước cái nhìn của nhiều người ở đó, một chiếc Toyota SUV màu bạc tiến tới, anh tài xế, nghiêng người về bên phải, nói gì đó với người đàn bà ngồi bên cạnh. Họ nhìn nhau rồi nhìn về phía Manal, cô mĩm cười chào, trong khi đó Wajeha hỏi tại sao cười, Manal nhìn vào màn ảnh cái điện thoại di động iPhone trên tay, cười rộng hơn “bởi vì tôi đang lái xe hơi”. Đám tài xế đàn ông đứng đông nghẹt bên ngoài xe hơi trên bải đậu xe, chờ đàn bà con gái đi chợ, mở tròn mắt nhìn theo Manal và Wajeha, hai cô có thể nghe rõ họ xầm xì bắng tiếng Hindi hay Urdu nhưng không ai làm gì khác, Manal cùng Wajeha vào siêu thị mua ít đồ rồi ra sắp hàng, đứng sát bên nhau, lẳng lặng trả tiền, không ai nói gì hết. Hai cô đi trở lại chổ đậu xe một cách khoái chí, mở cửa xe, vào trong, không kềm được nữa, cả hai phá lên cười ngặt nghẽo “mình làm được rồi”, Manal cho xe chạy ra đường, Wajeha thu hình, Manal không nói nhưng trong lòng dâng lên niềm sung sướng, cái sung sướng của một sự chiến thắng, không cần biết tương lai như thế nào, Manal tự hào vì ngày hôm nay, cô không phải chỉ lái x echo mình mà còn cho mọi người phụ nữ của Saudi.

    Manal lái xe theo đúng con đường quen thuộc, mà người tài xế của cô thường chạy, sau khi rời khỏi siêu thị cô biết là cô chưa có được sự tự do hoàn toàn, sau vài cây số, Manal lái xe trở lại hướng quán cà phê nơi cô bỏ Ahmed chờ ở đó, xe chạy không nhanh cũng không chậm, nhưng cũng đủ cho cô nhìn từng con đường và cao ốc quen mà cô chưa có lần nhìn được khi ngồi bên ghế bên người tài xế, Manal liếc ngang qua trạm cảnh sát lúc xe chạy qua đó, đó cũng là chỗ mà hai ngày sau, Manal bị tạm giữ.

    Cũng không lâu trước đó, một người đàn bà Saudi đã bị cái án phạt đánh 10 cây roi vì không chấp hành lệnh cấm không cho phụ nữ lái xe của vương quốc này, đó là lần đầu tiên, một vụ trừng phạt được đem ra thi hành, vì đã vi phạm lệnh cấm lâu năm tại một quốc gia hồi giáo bảo thủ cực đoan. Cảnh sát Saudi, thường thường chận xe mà đàn bà con gái lái, hạch hỏi, rồi cho đi sau khi người phạm lỗi, ký giấy không lái xe nữa nhưng vài chục người đã tiếp tục làm kể từ tháng sáu trong thời gian có phong trào vận động làm ngơ lệnh cấm trên các trang mạng điện tử. Bản án đánh 10 cây roi phán ra hai ngày sau, khi vua Abdullah hứa bảo vệ quyền căn bản của phụ nữ và ra lệnh họ được phép ra ứng cử trong các kỳ bầu cử thành phố. Người đàn bà lái xe, bà Shaima Jastaina, độ chừng 30 tuổi, bị tội lái xe không có giấy phép, bản án thường được thi hành trong vòng một tháng nhưng gia đình của bà Jastaina cho biết sẽ kháng cáo.

    Saudi Arabia là quốc gia duy nhất trên thế giới có lệnh cấm phụ nữ lái xe, áp dụng cho cả phụ nữ bản xứ và ngoại quốc. Vì lệnh này, cho nên hầu hết gia đình nào có xe hơi đều phải mướn tài xế, ai không thể trả nổi số tiền chi từ 300 đến 400 đô la một tháng thì phải dựa vào người thân đàn ông trong gia đình hay bà con lái chở đi chợ búa mua sắm, đi làm đi học hay đi khám bệnh...Không có bản luật thành văn nào ngăn cấm nhưng lệ này có gốc rễ truyền thống bảo thủ và tôn giáo lâu đời với quan niệm cho rằng để phụ nữ được có nhiều tự do là làm cho họ dễ phạm tội lỗi.

    Từ tháng Sáu, một nhóm hơn chục người phụ nữ đã phát động một phong trào phản kháng nhằm phá vở quy lệ bảo thủ này, người sáng lập, cô Manal al- Sherif, như nói trên đã cho đăng tải đoạn phim cô lái xe ngoài đường phố trên các trang mạng điện tử, Manal đã bị tạm giữ hơn 10 ngày, cô được thả ra sau khi chịu ký một tờ cam kết không lái xe nữa và không được nói gì với truyền thông báo chí. Kể từ đó, người ta vẫn còn thấy phụ nữ lái xe trên đường một hay hai lần trong một tuần lễ, cho tới tuần này chưa có ai bị tòa án buộc tội nhưng gần đây, có nhiều người bị mời lên văn phòng công tố viện hạch hỏi và đề nghị đưa họ ra tòa. Najalaa al-Harriri, một người đàn bà nội trợ, lái xe hai lần, đã thẳng thắng cho biết, chuyện lái xe của bà là một nhu cầu cần phải có vì bà không có đủ tiền mướn tài xế, bà phải đưa con trai đến trường, đón con gái đi làm về, bà bùi ngùi như muốn khóc, “ngay ngày vua đọc bài diễn văn, bà đang ngồi ở văn phòng công tố viện, bị hỏi là tại sao cần lái xe, lái bao nhiêu lần rồi và lái đi những chỗ nào”, Najalla al –Harriri sẽ ra hầu tòa trong vòng một tháng nữa.

    Được hỏi, liệu sự kết án có thể chấm dứt việc phụ nữ bất chấp lệnh cấm lái xe hay không, Maha al-Qahtani, một người tranh đấu cho nhân quyền không ngần ngại nói rằng “đó là quyền của chúng tôi, cho dù họ, chánh quyền Saudi Arabia, thích hay không thích”.



Thuyên Huy

Mon 19.06.2017



     

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...