FB Hương Tô Lan
2008, mình ra trường nhưng bị treo bằng một năm vì tội đi học muộn. Sống vất vưởng phết, có ngày trong túi ko đủ tiền đổ xăng.
May có anh Nguyễn Quyến và chú Nguyễn Quang Thiều rủ về làm báo thị trường.
Công việc đầu tiên của mình không phải là phỏng
vấn chính khách, là trò chuyện với trí thức như bây giờ mà là đi trại
giam gặp phạm nhân và viết chân dung về họ.
Thế nên mình quen thân từ Hải Bánh đến Bình Kiểm, từ Trúc Mẫu hậu đến Thuyết buôn vua.
Thân đến mức Bình Kiểm mấy lần gọi cho mình tâm sự chuyện con cái, chuyện tình yêu…
Thân đến mức Bình Kiểm mấy lần gọi cho mình tâm sự chuyện con cái, chuyện tình yêu…
Hải Bánh thì thay mặt gd mời mình đi đám cưới con gái anh ấy khi cô bé đi lấy chồng!
Mình thú thật là mỗi khi đọc bài đồng nghiệp viết
về phạm nhân, thấy đồng nghiệp gọi những người tù là hắn, là gã , là
thị, là ả, và viết về tội ác của những người tù với giọng đầy miệt thị,
đầy phê phán, mình thấy dị ứng và bất nhẫn.
Năm mình 8t, bố mình làm ăn thua lỗ, bị người ta
lừa đến mức tán gia bại sản. Đến cái nhà đang ở cũng phải cắm sổ đỏ ở
ngân hàng.
Mình từ tiểu thư nhà giàu thành con bé ko có nổi một bộ quần áo tử tế trong nhiều năm trời.
Có một ngày khi mình 9t, nhà mình tiếp một vị khách. Bố mẹ dặn mấy chị em ra ngoài chơi, để bố mẹ tiếp khách. Không hiểu sao linh tính của mình khi ông khách đó xuất hiện rất xấu. Mình bất an đến nỗi bỏ đứa em nhỏ chơi với lũ trẻ trong xóm, còn mình về nhà, nép sau cánh cửa để nghe lỏm câu chuyện của người lớn.
Người đàn ông đó đến để bàn tính và rủ bố mẹ mình tham gia đường dây ma tuý. Và mình nghĩ bố mẹ mình đã xuôi xuôi. Cả hai cứ thì thầm bàn bạc suốt sau khi người đàn ông đó về.
Mình lúc đó chẳng phân biệt đc đúng sai, nhưng biết bố mẹ làm thế thì có thể bị xử bắn như những người hàng xóm quanh nhà. Quê nhà Mộc Châu của mình nổi tiếng từ đó đến giờ về ma tuý.
Có một ngày khi mình 9t, nhà mình tiếp một vị khách. Bố mẹ dặn mấy chị em ra ngoài chơi, để bố mẹ tiếp khách. Không hiểu sao linh tính của mình khi ông khách đó xuất hiện rất xấu. Mình bất an đến nỗi bỏ đứa em nhỏ chơi với lũ trẻ trong xóm, còn mình về nhà, nép sau cánh cửa để nghe lỏm câu chuyện của người lớn.
Người đàn ông đó đến để bàn tính và rủ bố mẹ mình tham gia đường dây ma tuý. Và mình nghĩ bố mẹ mình đã xuôi xuôi. Cả hai cứ thì thầm bàn bạc suốt sau khi người đàn ông đó về.
Mình lúc đó chẳng phân biệt đc đúng sai, nhưng biết bố mẹ làm thế thì có thể bị xử bắn như những người hàng xóm quanh nhà. Quê nhà Mộc Châu của mình nổi tiếng từ đó đến giờ về ma tuý.
Tối hôm đó mình đã lao vào phòng bố mẹ, ôm chân mẹ và kiên quyết không cho mẹ đi buôn ma tuý.
Đa tạ ông trời, năm đó bố mẹ đã ko vì một phút cùng quẫn mà tặc lưỡi làm liều!
Một tháng sau ông khách đến nhà mình hôm đó bị bắt khi ôm ma tuý về Hn và bị xử chung thân …
Một tháng sau ông khách đến nhà mình hôm đó bị bắt khi ôm ma tuý về Hn và bị xử chung thân …
Mỗi khi nghĩ lại câu chuyện đó mình đều thấy rùng
mình sợ hãi. Cuộc đời một con người có thể bước sang những bước ngoặt
ghê gớm chỉ vì một sự lựa chọn trong một tích tắc nào đó. Và bố mẹ mình,
nếu lựa chọn khác đi, thì có thể ngày hôm nay đã ko còn sống, hoặc có
thể đang là một trong những người tù kia, và bạn bè đồng nghiệp mình có
thể đang ngồi viết về tội lỗi của bố mẹ mình, gọi họ là hắn, là thị….
Mình chắc chắn không bao giờ muốn bố mẹ bị đối xử
như thế. Nên cũng ko bao giờ có can đảm viết về những người tù mình đã
gặp theo cách đó.
Mình đi trại giam, thấy lòng vô cùng ái ngại khi
nhiều tù nhân gọi mình là cán bộ, xưng em, xưng cháu, dù họ đáng tuổi
anh chị, bố mẹ, ông bà mình. Mình đề nghị họ gọi mình là nhà báo, xưng
tôi.
Nhớ hồi mình gặp Hải Bánh lần đầu, Hải Bánh lịch
sự và lạnh lùng, bảo xin lỗi nhà báo, tôi không muốn trò chuyện. Mình
mang theo 2 số báo tặng Hải Bánh. Trước đó mình đã đến nhà Hải Bánh ở
Hàng Cót, gặp mẹ và con gái Hải Bánh, để viết một câu chuyện khác về kẻ
giang hồ ấy: một đứa con chưa bao giờ bất hiếu với mẹ, một người bố luôn
dịu dàng với con…
Hải Bánh lúc cầm tờ báo tự dưng chảy nước mắt, bảo “hoá ra chị viết những bài báo này. Tôi cảm ơn chị vì lần đầu tiên có người viết về gia đình tôi tử tế và không ác cảm như thế”.
Rồi sau đó Hải Bánh trò chuyện với mình suốt 3 ngày, kể mình nghe chuyện tình yêu với cô hoa khôi trại giam, cho mình xem tranh anh ấy vẽ, xem tượng anh ấy đẽo và xem cả những vở kịch, những bài múa lân do anh ấy dựng cho phạm nhân trong trại.
Trước hôm mình về, Hải Bánh dặn sau này vô SG cứ alo, Hải Bánh sẽ bảo đàn em ở ngoài đưa đón tử tế. Nói vậy thôi chứ bố bảo mình cũng chẳng dám nhờ. Nhưng mình đã về toà soạn, viết về Hải Bánh như những gì mình thấy, lầm lỡ nhưng nhiều tài lẻ. Mình ko nói về câu chuyện giết Dung Hà năm nào!
Hải Bánh lúc cầm tờ báo tự dưng chảy nước mắt, bảo “hoá ra chị viết những bài báo này. Tôi cảm ơn chị vì lần đầu tiên có người viết về gia đình tôi tử tế và không ác cảm như thế”.
Rồi sau đó Hải Bánh trò chuyện với mình suốt 3 ngày, kể mình nghe chuyện tình yêu với cô hoa khôi trại giam, cho mình xem tranh anh ấy vẽ, xem tượng anh ấy đẽo và xem cả những vở kịch, những bài múa lân do anh ấy dựng cho phạm nhân trong trại.
Trước hôm mình về, Hải Bánh dặn sau này vô SG cứ alo, Hải Bánh sẽ bảo đàn em ở ngoài đưa đón tử tế. Nói vậy thôi chứ bố bảo mình cũng chẳng dám nhờ. Nhưng mình đã về toà soạn, viết về Hải Bánh như những gì mình thấy, lầm lỡ nhưng nhiều tài lẻ. Mình ko nói về câu chuyện giết Dung Hà năm nào!
Mình gặp đủ kiểu phạm tội trong trại giam. Hồ sơ của
họ mình đọc cả. Nhưng mình không hỏi họ về tội lỗi họ đã phạm phải. Mình
thích nói chuyện với họ về gia đình, về tình yêu, về sự sám hối và giấc
mơ của họ ngày tự do. Mình nhớ mình đã từng rơi nước mắt khi một người
tù kể cho mình nghe về người vợ mà vì yêu anh đã chấp nhận một đám cưới
không có chồng trong lễ rước dâu và một đêm tân hôn trong phòng hạnh
phúc của trại giam, rồi thăm nuôi, chờ chồng suốt mười mấy năm trời…
Mình luôn có một niềm tin, có thể hơi quá ngây thơ hoặc ngu ngốc, là trong 1000 người tù đang ở trong trại giam, người ác thực sự chỉ có 10 người, còn lại phần lớn họ phạm tội trong một phút mất kiểm soát. Nên tại sao mình phải nói về cái ác của họ, khi mà mình có cơ hội nhìn họ ở một góc nhìn khác, viết về câu chuyện khăc của đời họ, một câu chuyện tử tế và nhân văn như câu chuyện về đôi vợ chồng kết hôn trong trại giam ấy…
Mình luôn có một niềm tin, có thể hơi quá ngây thơ hoặc ngu ngốc, là trong 1000 người tù đang ở trong trại giam, người ác thực sự chỉ có 10 người, còn lại phần lớn họ phạm tội trong một phút mất kiểm soát. Nên tại sao mình phải nói về cái ác của họ, khi mà mình có cơ hội nhìn họ ở một góc nhìn khác, viết về câu chuyện khăc của đời họ, một câu chuyện tử tế và nhân văn như câu chuyện về đôi vợ chồng kết hôn trong trại giam ấy…
Giờ thi thỏang bạn bè vẫn lôi chuyện mình đi viết về
phạm nhân ra để trêu ghẹo. Nói thật là chưa bao giờ mình cảm thấy xấu
hổ, vì mình đã luôn viết với tất cả sự tử tế mà mình có thể! Mà sòng
phẳng ra thì làm bạn với Hải Bánh, Bình Kiểm không phải là một trải
nghiệm mà đồng nghiệp nào cũng có cơ hội trải qua trong đời. Mình tự hào
lắm đấy! Hêhhee
[i] Tựa đề của Văn Việt
bài rất hay
Trả lờiXóa