Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

JILL TAYLOR nói về TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒi.

Gửi cho quý vị cùng xem bài dịch tiếng Việt cuốn sách của JILL TAYLOR nói về TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒi.
Tôi đặc biệt chú ý đến phần bà nói về hoạt động của ÓC TRÁI & TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI, rất chi tiết. Thưa quý vị,
Tôi rất cám ơn tất cả những vị đã dịch và chuyển đến tay tôi bài viết của bà bác sĩ thần kinh não bộ Jill Taylor, người bị tai biến mạch máu não (stroke hay AVC) năm 1996 và nay đã bình phục.
Tôi cũng đã là một nạn nhân của stroke cách đây 7 năm, nhưng ở trong số 83% (stroke ischemic, mạch máu não bị tắc), không như bà Jill Taylor trong số 17% (stroke hemorragic, mạch máo não bị vỡ).
Bài viết của bà BS Taylor đã hết sức đầy đủ cả về phương diện khoa học, lý trí đến phương diện tâm tâm lý, tâm linh. Tôi không thấy, và không dám, viết gì thêm về chuyện này. Tuy nhiên, có một số diểm, tôi không thấy nhắc đến trong chuyện này. Bởi vậy, tôi muốn trình bầy lại dưới đây để quý vị tùy nghi thẩm định:
1. Năm 1996 người ta chưa biết đến một phương thuốc mới trị stroke. Sau 2000, người ta đã tìm ra một phương thuốc để trị stroke, gọi là tPA, hay là tissue Plasmimogen Activator. Thuốc này chỉ hiệu nghiệm nếu bệnh nhân bị stroke được chữa trị trong vòng 3 hay 3 tiếng rưỡi đồng hồ mà thôi. Gần như khỏi hẳn. Sau đó, trễ hơn, vô phương cứu chữa.
Hồi tôi bị stroke, được con cháu mang vào một nhà thương có tiếng vùng tôi ở. Nhưng tại đó, sau khi tìm ra chắc chắn là tôi bị stroke (mất khá nhiều thì giờ), họ phải chuyên chở đến một nhà thương khác. Đến nơi thì đã quá trễ. Tôi đã bị stroke với tất cả những hậu quả của stroke, gần giống như những gì tả trong bài viết của BS Taylor.
Kết luận: Những ai thấy mình có thể bị stroke, xin hãy vào ngay bệnh viện thật sớm để được chữa trị ngay trong vòng ba bốn tiếng đồng hồ bằng tPA.
2. Stroke là một bệnh có tính cách di truyền. Trong gia đình nếu thấy có người bị stroke rồi thì anh em, hoặc con cái (như gia đình tôi) rất có thể cũng sẽ bị stroke.
Kết luận: Trong trường hợp này, phải hết sức cẩn thận, trong việc ăn uống thuốc men, mục đích để giảm thiểu cholesterol, áp huyết cao, tiểu đường nay tiền-tiểu đường.., kể cả trong việc giữ gìn sức khỏe (tập thể dục, đi bộ mỗi ngày…)
3. Tôi tin rằng vận động thân thể cũng như luyện tập trí óc là một phần không thể thiếu trong việc phòng ngừa bị stroke cũng như sớm hồi phục sau khi bị stroke. Tôi có một ông anh rể, bác sĩ về thần kinh não bộ như bà Jill Taylor, năm nay đã 80 tuổi, vẫn chạy marathon, mỗi lần đến chơi, tôi thấy cầm một cuốn sách Hán Văn Tự Học, đôi khi lại đem một phương trình Vi phân và Tích phân (calcul differentiel et integral) ra hỏi chúng tôi. Anh tôi nói rằng, tuy đã có tuổi, mình vẫn phải học, học đi học lại cho trí óc dược minh mẫn khỏi bị cùn lụt đi, vẫn phải tập thể dục mỗi ngày. Thấy tôi hàng ngày lên mạng, viết “blog”, anh tôi cho rằng đó là một việt rất nên làm mặc dầu bị bà xã (em gái ông ta) quở trách.
Đó là một vài lời thô thiển để góp ý với tất cả mọi người, với lòng tri ân đến tất cả những vị đã dịch và chuyển đến tay tôi bài viết của bà bác sĩ thần kinh não bộ Jill Taylor.
P.

Xin chuyển tiếp để tham khảo kinh nghiệm được ghi lại của môt người bị TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI, rất chi tiết.
Minhha 

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI

Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor
Dịch Giả : TS Minh Tâm


Đôi Dòng Tâm Sự

Mỗi bộ óc con người đều có một câu chuyện và sau đây là câu chuyện của bộ óc tôi...Hơn mười năm trước đây, tôi là giáo sư Đại học Y Khoa Harvard, chuyên nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên về bộ óc của con người. Nhưng vào ngày 10 tháng 12 năm 1996, tôi đã học được bài học về não bộ từ chính bộ óc của mình.
Sáng hôm ấy, bản thân tôi đã trãi qua một dạng “đứt mạch máu não” rất ít khi có,từ bán cầu Trái của não bộ. Sự xuất huyết trầm trọng này là do một mạch máu não bất thưòng từ lúc sơ sinh đã không được khám nghiệm và cắt bỏ, nay thình lình vỡ ra. Trong bốn tiếng đồng hồ ngắn ngủi, với đôi mắt kinh nghiệm của một nhà nghiên cứu tế bào não bộ học, tôi đã chứng kiến bộ óc tôi từ từ băng hoại đến độ hoàn toàn tê liệt trong khả năng phân định các sự kiện diễn biến chung quanh. Đến cuối sáng hôm đó, tôi đã không còn có thể đi đứng, ăn nói, đọc viết hoặc nhớ lại những gì đã xảy ra từ trước trong đời. Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hỉ vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai.
Những điều cần biết về Tai biến mạch máu não là một tài liệu khoa học được ghi lại theo thứ tự thòi gian. Và cũng theo đó, từ vực thẳm vô hình của một đầu óc hoàn toàn rỗng lặng, tôi đã khám phá ra sự an tĩnh của nội tâm mà những nhà khoa học não bộ như tôi không mấy khi có dịp trãi nghiệm. Như tôi được biết, đây là tài liệu lần đầu tiên được ghi lại từ một nhà Tế bào thần kinh học, qua kinh nghiệm
bản thân mình, sau khi đã phục hồi vì một cơn xuất huyết não trầm trọng. Tôi rất vui mừng vì tập tài liệu này cuối cùng đã được in ra và phổ biến khắp thế giới để mọi người có thể biết mà chạy chữa đúng lúc và đúng cách.
Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tôi rất biết ơn Thượng đế đã cho tôi cơ hội sống còn và ca ngợi sư hiện hữu hôm nav. Ban đầu, tôi được khuyến khích để vượt qua bạo bệnh và phục hồi là nhờ vào những người có lòng gửi cho các lá thư tràn đầy tình yêu thương vô bờ bến. Rồi qua nhiều năm, tôi vẫn kiên trì trong nỗ lực phục hồi, do vì biết bao câu hỏ gửi đến chưa được trả lời. Như một phụ nữ trẻ đã gửi
thư hỏ tôi rằng: Tại sao bà mẹ của cô khi bị tai biến mạch máu não mà không thể tự mình gọi điện thoại cấp cứu, nên đã Phải chết? (Người Mỹ không có thói quen khỉ con cái đã trưỏng thành mà còn ỏ chung nhà với cha mẹ.), hay một người đàn ông lớn tuổi khác, vẫn còn mãi đau buồn về cái chết của bà vợ, đã hỏi:Vì sao tai biến mạch máu não đã làm bà phai nằm mê man bất động cho đến khi qua đời?
Rồi thư của những người chăm sóc bệnh nhân tai biến não hỏ tôi về đưòng hướng và hi vọng trong sự điều trị. Cho nên tôi đã quyết tâm hoàn tất tập tài liệu này cho 700 ngàn người bị tai biến não hằng năm trong xã hội ta. Chỉ cần một người đọc chương “Buổi sáng ngày bị tai biến” để nhận diện được triệu chứng nguy cấp, rồi gọi ngay cấp cứu - gọi liền chứ không nên trễ, để cứu một mạng người - thì
những công sức tôi đã bỏ ra để viết quyển sách này kể như đã được đền bù xứng đáng.

Quyển sách này đươc chia ra làm bốn Phần
I. Phần một nói về cuộc đời tôi trước khi Xuất huyết não xảy ra. Bạn sẽ biết tại sao tôi lớn lên và quyết định thành một nhà khoa học về não bộ với tràn đầy nghị lực và lý tưỏng.
Tôi rất tích cực hoạt động trong lãnh vực này. Tôi là một giáo sư khoa Não bộ học của Đại học Harvard và là thành viên trẻ tuổi nhất trong Ủy ban nghiên cứu về các bệnh thần kinh. Tôi đi khắp nước diễn thuyết về căn bệnh và cách trị liệu và kêu gọi những người bệnh khỉ qua đời thì thân nhân họ nên hiến bộ óc cho viện đại học để nghiên cứu.
II. Nếu bạn hiếu kỳ muốn biết thế nào là bị Tai biến mạch máu não thì Phần hai, “Buổi sáng ngày bị Tai biến”, là chương bạn nẽn đọc. Trong phần này, tôi sẽ dẫn bạn qua một hành trình lạ thường để bạn thấy được những suy sụp từ từ về khả năng hiểu biết - cái biết hiện tại về sự vật chung quanh và cái biết về những điều đã học hỏi trong quá khứ - của người bị Tai biến, dưới cái nhìn của một nhà khoa
học. Khi não của tôi bị xuất huyết càng lúc càng nhiều thì tôi biết rằng đấy là sự mất mát và suy sụp của trí tuệ về phương diện Sinh học. Còn về phương diện Tế bào thần kỉnh học, Phải thú nhận rằng tôi đã học được rất nhiều về não bộ và sự vận hành của nó trong buổi sáng xuất huyết này, nhiều như tôi đã học hỏi trong bao năm khoa bảng. Đến cuối buổi sáng hôm ấy, ý thức của não bộ còn lại - não bộ Phải - đã đưa tôi sang một vùng nhận thức mới: tôi đã trỏ thành một với vũ trụ. Từ đó tôi mới hiểu
được rằng tại sao với bộ óc vật chất này, người ta có thể đạt đến sự hiểu biết về những điều “thần bí” và “siêu hình”.
III. Nếu như bạn muốn giúp một người đã bị Tai biến não hay do một tai nạn mà bị chấn thương ỏ não bộ, thì những chương về sự phục hồi là rất cần thiết và hữu ích - trong đó có hơn 50 lời gợi ý về những điều nên và không nên làm cho ngưòi bệnh. Tôi hi vọng bạn sẽ chia sẻ kiến thức này cho mọi người chung quanh khỉ họ cần đến.
IV. Phần cuối, quyển sách cho thấy cơn Xuất huyết này đã dạy tôi những điều mới lạ về bộ óc, bạn sẽ thấy rằng quyển sách này không hoàn toàn viết về Tai biến mạch máu não. Nói cho chính xác hơn, Tai biến não chỉ là một chấn thương khiến cho những hiểu biết mới về não bộ xuất hiện.
Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại. Sau rốt cuốn sách cho thấy hành trình của nhận thức thuộc bán cầu Phải của não bộ khỉ nó dẫn tôi vào cảnh giới An lành của vùng Tâm thức sâu thẳm. Tôi đã phục hồi Ý thức luận lý của bán cầu não Trái để trình bày và giúp cho người đọc
đạt đến Cảnh gioi An lành của vùng Tâm thức thâm sâu mà không cần Phải trải qua một cơn xuất huyết não như tôi. Hy vọng độc giả sẽ hài lòng trong cuộc du hành trí thức này.

CHƯƠNG 1
ĐỜI SỐNG CỦA TÁC GIẢ TRUÓC KHI TAI BIẾN NÃO
Tôi là nhà nghiên cứu tế bào não bộ, đã được huấn luyện, thực tập và đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu. Tôi sinh trưỏng ỏ thành phố Terre Haute thuộc tiểu bang Indiana. Một người anh của tôi, chỉ lớn hơn tôi 18 tháng tuổi, mắc bệnh Tâm thần Phân liệt. Anh được chính thức chẩn đoán là mắc bệnh này ỏ tuổi 31, nhưng thực ra anh đã có triệu chúng của bệnh từ nhiều năm trước. Từ thời thơ ấu, anh đã tỏ ra khác hơn tôi về cách nhìn thực tại và cách đối xử với mọi người. Do vậy, tôi rất có hứng thú tìm hiểu về bộ óc con người từ lúc còn bé. Tôi đã thường tự hỏi, vì sao mà hai anh em cùng quan sát một sự việc vừa mới xảy ra, tại có thể đi dến hai lời giải thích khác nhau. Sự khác biệt về nhận thức, về cách tiếp thu và phân tích dữ kiện giữa hai anh em tôi, đã thúc đẩy tôi trỏ thành một nhà khoa học về não bộ.
Tôi bắt đầu 4 năm đại học từ cuối thập niên 1970 ỏ đại học Indiana, thành phố Bloomington. Do sự giao tiếp với người anh của tôi mà tôi rất muốn biết thế nào là một con người “bình thường” trên bình diện trí óc. Lúc bấy giò, Khoa tế bào não bộ học hãy còn phôi thai và chưa được giảng dạy ỏ đại học như một phân khoa riêng biệt. Nhưng nhờ môn Cơ thể học và Sinh học mà tôi được biết ít nhiều về bộ óc con người.
Công việc đầu tiên tôi nhận được sau 4 năm tốt nghiệp không ngờ là một ân phước lớn trong đời học hỏi. Tôi được tuyển làm Cán sự ỏ phòng thí nghiệm của Viện đại học, mà thời gian được phân chia làm hai phần: một là nghiên cứu về giải phẩu Nhân thể học và hai là giải phẩu Tế bào thần kỉnh. Trong suốt hai năm, tôi say mê trong lãnh vực y học này dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ Robert C. Murphy, và tôi thích mổ xẻ cơ thể con ngưòi để tìm hiểu và học hỏi. Bỏ qua việc lấy bằng Thạc sĩ, sáu năm kế tiếp tôi đã ghi danh học chương trình Tiến sĩ trong phân khoa Sinh học. Năm đầu tôi học phần lớn các lớp của Y khoa, và công trình nghiên cứu của tôi lại chuyên về Giải phẩu Tế bào Thàn kinh não dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ William J. Anderson. Tôi tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1991, và cảm thấy đủ tự tin để giảng dạy các môn Giải phẩu Nhân thể, Giải phẩu Tế bào não và Sinh học cho sinh viên ỏ Đại học Y Khoa.
Trỏ lại thời điểm 1988, khi tôi đang làm công việc cán sự ỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu về não bộ, thì anh tôi chính thức được giới y học xác định mắc Phải chứng bệnh Tâm thần Phân liệt. Về phương diện Sinh học thì anh em tôi là hai hiện hữu gần giống nhau nhất trên thế gian này. Nên tôi muốn tìm hiểu tại sao tôi đã có thể đem ước mơ gắn liền với thực tế và biến chúng thành hiện thực, còn bộ óc của anh tôi thay vì làm việc đó thì lại chỉ phát sinh ra hoang tưỏng? Vì vậy, tôi rất hăm hỏ theo đuổi việc nghiên cứu bệnh Tâm thần Phân liệt này. Tiếp theo lễ tốt nghiệp Tiến sĩ ỏ Đại học Indiana, tôi được mời làm việc trong chương trình nghiên cứu hậu đại học của trường Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Thần kinh. Tôi đã nghiên cứu trong 2 năm, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ Roger Tootell, trên bộ phận vỏ não liên quan đến thị giác. Tôi rất hứng thú trong công cuộc nghiên cứu này vì đa số những người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường cho thấy họ có cái nhìn rất bất thường khi quan sát những vật chuyễn động.
Sau đó, tôi đã xin chuyễn qua nghiên cứu ỏ phân khoa Tâm thần. Mục đích của tôi là được nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Tiến sĩ Francine M. Benes trong bệnh viện McLean. Tiến sĩ Benes là chuyên gia nổi tiếng về việc giải phẩu não bộ những người bệnh tâm thần phân liệt sau khi chết, để tìm hiểu và giải thích tại sao họ đã bệnh như vậy. Tôi tin tưỏng công trình nghiên cứu này sẽ giúp tôi chữa trị được những người đã mắc chứng bệnh rối loạn não bộ như ông anh của tôi.
Một tuần trước khi sang nhận công việc nghiên cứu mới ỏ bệnh viện McLean,tôi được mời dự buổi điều trần hằng năm - năm ấy là 1993 - của “Hội bạn người bệnh Tâm thần toàn quốc” ỏ Miami, Florida. Lúc đó, Hội có khoảng 40 ngàn hội viên có người nhà mắc bệnh tâm thần. Hiện nay, 2009, con số đó đã tăng lên đến khoảng 220 ngàn. Chuyến đi này làm thay đổi hẳn đời tôi. Ở cuộc điều trần, tôi đã hiểu được nỗi đau của 40 ngàn gia đinh có thân nhân bị bệnh, cũng như gia đình tôi, mà chưa tìm ra được nguyên nhân và cách cứu chữa. Hội họp ỏ đây là để báo động cho chính quyền và những người có trách nhiệm trong giới y học Phải quan tâm giải quyết, vì đó là sự đòi hỏi của người dân về Công Bằng Xã Hội.
Khi trỏ về lại bệnh viện McLean để bắt tay vào việc nghiên cứu bệnh, tôi rất hăm hỏ và đầy nhiệt tình. Không những tôi muốn cứu anh tôi, mà tôi còn muốn cứu cả mấy mươi ngàn người qua cuộc điều trần ỏ Miami. Với nhiệt tình tuổi trẻ, với sự thông cảm nỗi đau của gia đình có người bệnh và với kiến thức của một nhà khoa học về bệnh tâm thần, năm sau - 1994 - tôi được đề cử vào ủy ban điều hành của Hội. Thật là một vinh dự và cũng là trách nhiệm rất lớn lao với một người trẻ tuổi như tôi - mới có 35 tuổi, trong khi tuổi trung bình trong ủy ban là 67. Hằng năm tôi đều tham dự các cuộc họp tổ chức khắp toàn quốc để tường trình những tiến bộ trong việc nghiên cứu của chúng tôi.
Bấy giờ tôi lại được cho biết rằng phòng thí nghiệm ỏ bệnh viện McLean thật sự cần thêm não bộ của người bệnh đã chết để nghiên cứu. Một năm phòng thí nghiệm chỉ nhận được có vài ba bộ não của người chết gửi tặng thì không đủ vào đâu. Khi tôi đi tham dự các phiên họp, tôi đã kêu gọi sự đóng góp, thì số não bộ hiến tặng đã tăng lên được 35. Nhưng hằng năm Ngân hàng não Phải có trên 100
bộ não thì mới đủ cho công cuộc nghiên cứu. Qua sự nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy có ba hệ thống hóa chất khác nhau làm công việc tiếp nối sự “truyền tin” trong mỗi bộ óc. Nhờ những hóa chất này, như dopamine là một, mà các tế bào thần kinh có thể chuyển tin tức cho nhau. Nếu chúng tôi nhận biết được các hóa chất này, sự vận hành vi tế giữa các mạch tế bào não, biết được liều lượng hóa chất cần thiết của não bộ từng người bệnh, chúng tôi có thể điều trị những chứng bệnh này bằng những loại thuốc với liều lượng hiệu quả hơn.
Công trình nghiên cứu của tôi đã được đăng trên báo y học “BỉoTechniques Journal” đầu Xuân 1995; và đến năm 1996, tôi được giải thưỏng của Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Tâm thần về kết quả nghiên cứu này. Tôi thật lạc quan và yêu đời. Nhưng rồi một sự kiện không thể ngờ xảy ra. Tôi đang ỏ giữa độ tuổi ba mươi. Con đường sự nghiệp đang đi lên. Thì bỗng nhiên trong chớp mắt, màu hồng tươi thắm của cuộc đời và những viễn cảnh đẹp đẽ của tương lai đã tan thành mây khói. Tôi thức dậy buổi sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996 để khám phá ra rằng não bộ của chính tôi cũng đã mang bệnh. Tôi đang bị Xuất huyết não! Trong vòng 4 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, tôi theo dõi và thấy tâm trí tôi từ từ hũy hoại trong khả năng phân tích sự vật xung quanh qua các giác quan của tôi. Một hình thức xuất huyết não hiếm hoi xảy ra đã làm cho cơ thể tôi hoàn toàn tê liệt, từ khả năng đi đứng, nói năng, đọc viết, hoặc hồi tưỏng lại mọi việc trong đời.
Tới đây, tôi nghĩ rằng độc giả muốn biết ngay những gì đã xảy ra cho tôi trong buổi sáng xuất huyết não ấy. Nhưng hãy khoan. Để quý vị có thể hiểu được những gì đã xảy ra trong não bộ khi nó bị xuất huyết, tôi xin trình bày trong chương 2 và 3 sau dây vài điều cơ bản về khoa não bộ học.

CHƯƠNG 2
MỘT MÔN KHOA HỌC ĐƠN GIẢN
Thông thường, để cho hai người chúng ta có thể trao đổi với nhau về một vấn đề gì, trước hết chúng ta Phai có một số ý niệm chung về thực trạng của vấn đề đó. Hơn nữa, hệ thống thần kinh của chúng ta cũng Phai tương đương trong khả năng nhận xét và hiểu biết các dữ kiện từ ngoại cảnh, phân tích và kết nạp dữ liệu đó vào bộ óc, rồi cũng Phải tương đồng trong cách biến hiểu biết đó ra thành ý nghĩ,
lời nói, hay việc làm. Những cảnh “ông nói gà, bà hiểu vịt” không Phải là không thường xảy ra.
Việc ra đời của Sự Sống là một biến cố đáng kể nhất. Từ sự xuất hiện một đơn bào sinh vật, một giai đoạn mới về cấu trúc sinh thể ỏ lĩnh vực tế bào đã xuất hiện. Những nguyên tử và phân tử trong tế bào kết tập nhau thành DNA và RNA có thứ lớp và không thể nhầm lẫn. Các tế bào này quần tụ với nhau và phát triển qua thời gian để sản sinh ra bạn và tôi và tất cả mọi loài. Ở mức độ cấu trúc DNA, chúng ta
được cấu tạo tương tợ như loài chim, loài bò sát, loài lưỡng thê, loài động vật có vú, và ngay cả loài thực vật. Nhưng đứng về mặt sinh học, cơ thể chúng ta mặc dù đã được cấu tạo rất phức tạp, vẫn chưa Phải là hoàn hảo và cố định, mà là còn đang trên đà phát triển.
Chẳng hạn như não bộ đã và đang thay đổi không ngừng. Não bộ của tổ tiên ta từ bốn ngàn năm trước không giống như não bộ của con người ngày nay. Chỉ riêng sự phát triển về ngôn ngữ đã làm thay đổi từ hình thể đến cấu trúc hệ thống tế bào não bộ. Hầu hết những nhóm tế bào khác nhau của cơ thể đều sinh ra và chết đi trong vài tuần hoặc vài tháng, rồi được thay thế bằng những tế bào mới, các tế bào não lại không như thế, kể từ khi chúng được sinh ra. Có nghĩa là các tế bào não của bạn ngày nay cũng “già đi” theo số tuổi của bạn. Sự sống không bao giò chết của tế bào não cắt nghĩa phần nào cái cảm gỉác của ban: dù đã 50 hav 70 tuổi, bạn vẫn ngỡ mình đang là 15 hay 20!
Số lượng tế bào thần kinh trong bộ óc con người không thay đổi, nhưng sự “tiếp xúc” giữa các tế bào thì thay đổi, tùy theo sự học hỏi và kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Hệ thống tế bào thần kinh của con người thật năng động và tuyệt vời, với con số tế bào ước khoảng một ngàn tỉ. Để có ý niệm một ngàn tỉ tế bào óc là bao nhiêu, thì hãy nhớ rằng dân số toàn thế giới hiện nay là 6 tỉ. Nhân con số 6 tỉ dân này lên 166 lần, thì bạn có được con số một ngàn tỉ tế bào đang chen chúc trong cái sọ bé nhỏ của mỗi con người chúng ta, với trọng lượng trung bình của não bộ không hơn 1,5 kg. Dĩ nhiên con người chúng ta không Phải chỉ có não bộ. Còn có thân thể nữa. Trung bình, cơ thể một người trưỏng thành gồm chứa khoảng 50 ngàn tỉ tế bào. Có nghĩa là số tế bào trong một cơ thể gấp 8.333 làn tổng dân số trên toàn thế giới. Thật là kỳ diệu: những tế bào xương, tế bào thịt, tế bào tạng phủ..., làm sao chúng
có thể điều phối và hoạt động nhịp nhàng với nhau để tạo thành một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không bao giò bệnh tật? Cho nên nếu bạn có mang bệnh, đừng lấy làm lạ! Sự tiến hóa về phương diện sinh học thường bắt đầu từ thô sơ lên đến phức tạp. Để bảo đảm sự tiến tạo các sinh vật được hữu hiệu, Tạo hóa luôn theo một khuôn mẫu nhất định. Như con ong hút mật, con chim làm tổ, quả tim bơm máu, tuyến mồ hôi điều hòa thân nhiệt...; mỗi mỗi được tạo tác theo những “mã số“ riêng không hề bị xáo trộn. Do đó, qua hàng triệu triệu năm, mọi loài chỉ tiến hóa và phát triển trên “căn bản” của mình để tiến đến mức độ phức tạp hơn. Chẳng hạn như con người và loài dã nhân. Con người có đến 99,4% DNA cấu tạo tương tự như dã nhân. Nhưng như vậy không có nghĩa dã nhân là thủy tổ của
loài người; chúng chỉ có trí thông minh xấp xỉ như con ngưòi mà thôi. Điều đó chứng minh sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa: chỉ thay đổi một chút xíu các mã số DNA mà đã tạo ra các loài sinh vật khác nhau. Còn giữa loài người với nhau, bạn và tôi có cùng loại DNA, nhưng chỉ khác nhau có 0,01% (1/100 của 1%) trên cách cấu trúc. Vỉ vậy, mắt mũi, màu da, cao thấp, mập ốm, dáng vẻ... không giống nhau.
Và con người khác với những loài có vú khác là ỏ bộ não: con người có lớp vỏ não dợn sóng và uốn khúc một cách phức tạp. Mặc dù não bộ loài có vú đều có vỏ não bao bọc bên ngoài, nhưng vỏ não con người lại dày hơn gấp đôi và vì vậy các chức năng sinh hoạt cũng gấp đôi. Hơn nữa, vỏ não con người còn chia não bộ ra làm 2 bán càu riêng biệt mà chức năng sinh hoạt mỗi bán cầu lại bổ túc cho nhau.
Nhờ bổ túc cho nhau mà mỗi người chúng ta có một nhận thức nhất định và độc nhất - không ai giống ai - về thế giới bên ngoài. Lớp vỏ não trên cùng mới được “thêm vào” cho não bộ con người gần đây thôi (vài ngàn năm) đã làm cho con ngưòi khác hẳn các loài có vú khác, Nhờ những mạch thần kinh ỏ đây mà con người có được tri thức về những vật chất “cụ thể“ (nhà cửa, vật dụng) và những ý niệm “trừu tượng” (ngôn ngữ, nghệ thuật...). Còn những lớp sâu hơn của vỏ não thì chức năng sinh hoạt giữa người và vật đều giống nhau.
Bán cầu não bộ cũng cần mạch máu mang dưỡng khí lên nuôi sống. Các mạch máu này được phân nhiệm vụ riêng biệt, như mạch máu thuộc phần cử động tứ chi, phần tạo tác ngôn ngữ, phần hiểu biết ngôn ngữ, phần thuộc thị giác, phần phân biệt vật thể. Mạch máu nào bị hư hỏng thì phần liên hệ đó của thân thể không còn hoạt động được. Và cũng như các bộ phận khác của cơ thể là thường hay bị bệnh, các mạch má ỏ bán cầu não bộ cũng hay bị ‘tai biến". Những tai biến này chia làm 2 loại thường làm chết người hoặc biến con bệnh thành phế nhân.
Tai biến thông thường nhất, lên đến 83% trường hợp, là “nghẽn” mạch máu.
Tai biến hiếm hoi, chỉ có khoảng 17%, nhưng nặng nề nhất, là “vỡ“ mạch máu.
Nghẽn mạch máu là khỉ mỡ cholesterol đóng theo thành mạch máu làm trỏ ngại máu không thể lưu thông trên vỏ não. Không dưỡng chất, tế bào thần kinh ỏ vùng này Phải tê liệt. Thường thì tế bào thần kinh tê liệt sẽ không được thay thế. Các sinh hoạt của thân thể liên hệ tới vùng thần kinh này sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn, trừ phi có những tế bào thần kinh khác học hỏ vai trò của những thần kỉnh đã tê liệt
qua một thời gian, gọi là phục hồi chức năng. Bỏi vì mỗi người có sự nối kết các đường dây thần kinh não bộ một cách khác nhau, nên khả năng phục hồi cũng khác nhau.
Vỡ mạch máu là khi mạch máu não có chỗ cấu tạo bất thường - thành mạch máu quá mỏng - bị vỡ ra, lớp vỏ não bị ngập lụt trong máu và tế bào não ỏ vùng đó không còn hoạt động được; vì máu là độc tố của tế bào thần kỉnh, không thể được tiếp xúc trực tiếp. Đôi khi vỡ mạch máu là do áp suất huyết quá cao, các vi huyết quản nốỉ liền động mạch và tĩnh mạch chịu đựng không nổi áp lực. Đây là những tai biến chết người.
Những Dấu Hiệu của Tai Bién Mạch Máu Não:
· Tự nhiên nói không ra tiếng.
· Tay chân bị tê hay bắp thịt bị cứng.
· Tự nhiên quên hết mọi sự một cách bất thường.
· Tự nhiên đi đứng mất thăng bằng.
· Bị nhức đầu dữ dội khác với bình thường.
· Bỗng nhiên mắt mờ, không còn thấy gì hết.
Tai biến Mạch máu Não là vấn đề Sống Chết. Hãy đưa đi cấp cứu lập tức.

CHƯƠNG 3
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÁN CẦU NÃO
Từ hơn 200 năm nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai bán cầu não bộ con người. Người đầu tiên là DuPuis. Vào năm 1780, DuPuis đã tuyên bố là con người có bộ óc đôi, vì có hai bán cầu. Gần một thế kỷ sau, Arthur L. Wigan đã chứng kiến cuộc giảo nghiệm một người đã chết mà não bộ chỉ có một bán cầu. Người này lúc sống cũng đi, đúng, nói năng, và có ý thức như một người
bình thường. Vì vậy Wigan rất hào hứng đưa ra thuyết “Con người có nhị trùng tâm”. Thuyết này gây nhiều hứng khỏi cho các nhà khoa học Hoa Kỳ. Cho tới thập niên 1970, tiến sĩ Roger W. Sperry nhờ giải phẫu cắt rời hai bán cầu não để chữa bệnh “kinh phong”, đã khám phá ra vài điều mới mẻ. Trong bài diễn văn lãnh giải Nobel Y học năm 1981, tiến sĩ Sperry nhận định: “Khi hai bán cầu não bộ bị cắt
rời, đương sự sẽ hành xử khác nhau như hai con người khác nhau, tùy theo bán cầu não Trái hay Phải được sử dụng”.
Những nghiên cứu và quan sát tiếp theo các bệnh nhân bị tách não làm đôi (để trị bịnh kỉnh phong) cho các nhà khoa học kết luận rằng: Khi 2 bán cầu não còn dính với nhau thì hoạt động “bổ túc” cho nhau; còn khi bị mổ tách rời thì sẽ hoạt động như 2 bộ não “độc lập”, riêng biệt. (Tiến sĩ Jekyll).
Nhờ hai bán cầu não Trái và Phải hoạt động bổ túc cho nhau nên chúng ta mới có những nhận xét, hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ một cách rất độc đáo mà các loài sinh vật khác không thể có được. Sự bổ túc này rất hài hòa đến nỗi chúng ta không thể phân biệt khi nào chúng ta sử dụng bán cầu não Trái và khi nào là bán cầu não Phải. Tuy nhiên, ỏ một mức độ nào đó, chúng ta có thể biết.
Nhưng trước hết, điều quan trọng là Phải biết phân biệt người thuận tay Phải hay tay Trái với người thiên về bán cầu não Phải hay Trái. Bán cầu não Phải điều khiển nửa phần thân thể bên tav Trái, và bán cầu não Trái điều khiển nửa phần thân thể bên tay Phải. Còn người thuận sử dụng bán cầu não Phải hay Trái thì lại khác. Muốn biết một người thiên về sử dụng bán cầu Phải hay Trái thì hãy quan sát cách họ “nói năng” (sử dụng ngôn ngữ) và cách họ “nghe” và “hiểu“ lời nói (tiếp nhận và giải mã ngôn ngữ) của người khác. Nói chung, gần như 85% dân số thuận tay Phải và thiên về sử dụng bán cầu não Trái. Và khoảng 60% người thuận tay Trái cũng thiên về sử dụng bán cầu não Trái. Như vậy số người thuận sử dụng bán cầu não Phải không nhiều.
Khi các dữ kiện (ánh sáng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, ý tưỏng) hằng ngày không ngớt tràn ngập não bộ con người qua các giác quan, thì bán cầu não Phải tiếp nhận các dữ kiện này bằng hình ảnh như hình chụp của máy ảnh, được rửa ra và được dán chồng lên nhau. Thí dụ: Mắt “thấy“ cô gái này đẹp thì trong não bộ Phải có nguyên hình cô gái với toàn cảnh, thí dụ cô gái ấy ỏ một tiệc cưới, ỏ quán kem, ỏ nhà một người bạn... Tai “nghe” tiếng giảng đạo của một linh mục thì có hình ảnh của vị linh mục đó tại nhà thờ...“Nỗi buồn” hay sự “thất vọng” cũng được não Phải lưu giữ bằng hình ảnh trong một bối cảnh nào đó. Những hình ảnh này được lưu giữ cho dù sự kiện đã xảy ra cách nhiều năm, khi hồi tưỏng lại ta cũng như đang “thấy” trước mắt, nhất là khi hình ảnh đó ngày xưa đã gây quá nhiều ấn tượng.
Với não bộ Phải, sự ghi nhận không có thời gian. Chỉ là “hình ảnh” được ghi lại “bây giò“ và “nơi đây” với đầy đủ cảm giác rất sống động. Não bộ Phải không bị gò ép Phải “suy tưỏng” theo một nguyên tắc hay khuôn khổ lề luật nào, và đó là não bộ của các nghệ sĩ, tu sĩ, nhà đạo đức, các nhà khoa học lo cho tương lai nhân loại, chuyên nghĩ đến những việc mà người “bình thường” không hề nghĩ đến.
Não bộ Phải, phần trước trán, cũng làm cho chúng ta nghĩ đến tình nhân loại, nghĩa đồng bào, cùng sống trong một dãi đất, trên một tỉnh cầu, biết thương yêu nhau, giúp đỡ, nhường nhịn, sống chung hay chết chung với nhau.
Não bộ Trái thì ngược lại trong việc ghi nhận các dữ kiện. Tiếp nhận những sự kiện từ não bộ Phải như là hình ảnh của một tổng thể, não bộ Trái đem ra phân tích, phê phán và sắp xếp theo hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), tình cảm (thương ghét, vui buồn), khối lượng (nặng nhẹ, lớn nhỏ)... Nói chung là não bộ Phải nhìn mọi sự dưới dạng toàn cảnh và tổng thể; còn não bộ Trái thì dùng ngôn ngữ để mô tả từng chi tiết, theo thứ tự thời gian, theo phân biệt tình cảm. Thí dụ: Não bộ Phải khi gặp một người thì ghi nhận ngay hình ảnh người ấy gặp trong một khung cảnh nào đó. Não Trái sẽ ghi chi tiết: nam nữ, chủng tộc, cách ăn mặc, nói năng, học vấn, cá tính... (Ỏ điểm này, ta gọi là óc nhận xét). Hay nhìn một đóa hoa. Não bộ Phải chỉ ghi nhận: đóa hoa và bất cứ hoa gì thì cũng thấy đẹp. Còn não Trái sẽ ghi hoa gì, màu gì, mùi gì, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa, xấu, đẹp như thế nào.
Nhờ thu nhận hình ảnh ngưòi, vật, cảnh nên não bộ Phải nhìn đâu cũng đẹp, dễ thương, độc đáo, biết tôn trọng vật hay người đã nhìn thấy, và thấy cá nhân mình chỉ là một phần trong toàn phần, không có sự kỳ thị, phân biệt hơn kém, thương ghét. Trái lại, với chức năng phân biệt, phê phán theo giá trị, xếp loại theo hạng mục, não bộ Trái tạo ra nhiều dễ dàng trong đời sống, nhưng cũng từ đó làm cho đời
sống thêm phức tạp hơn lên. Thí dụ: mục đích của thức ăn là để no bụng. Nhưng có ngưòi đói thấy thức ăn, thì ăn. Có người đói lại không ăn, vì thức ăn bị chê là không ngon, hay bày biện không hợp... lễ. (Còn con vật hễ đói, thấy đồ ăn thì...ăn, không cần ngon dỏ hay lễ nghĩa gì cả).
Thêm nữa, não bộ Trái có khả năng ngôn ngữ nên biết diễn tả mọi sự mọi vật thật chi tiết, rõ nét, dễ hiểu, làm cho sự hiểu biết của loài người được tích lũy và lưu truyền càng ngày thêm phong phú, khiến cho con người càng ngày một thông minh, tiến bộ qua quá trình tiếp thu kiến thức hàng ngàn năm. Với những kiến thức được phân loại theo hạng mục, con người cũng tiên đoán được những gì sắp xảy ra, tránh được phần nào tai họa (thòi tiết, giông bão, động đất, sóng thần...). Nhưng cũng chính với những khả năng đặc biệt của não bộ Trái, con người, và chỉ có loài người mà thôi, đã tạo ra biết bao khốn khổ cho chính mình và người chung quanh. Nhờ khả năng ngôn ngữ, con người biết tự đặt câu hỏi "TÔI LÀ...AI?” Bản Ngã từ đó sinh ra. Cái Tôi, cái Ngã càng được trau chuốt, quan trọng hóa, thì khốn khổ tự thân của con người cũng dồn dập.Khi bán cầu não Trái bị thương tật, người bệnh sẽ mất khả năng nói và hiểu lờinói của kẻ khác. Nhưng nhờ bán cầu não Phải, họ sẽ cảm nhận được là người đối diện đang nói thật hay nói dối qua sự nhận xét cách nói, giọng nói, vẻ mặt, và điệu bộ. Bán cầu não Phải vì vậy có khả năng bổ túc cho bán cầu não Trái về moi lĩnh vực sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, khi não Trái bị tai biến hay thương tật.
Loại tai biến mà tôi trải nghiệm là sự Xuất huyết trầm trọng bên bán cầu não Trái. Sau khi đã được mổ sọ để lấy khối máu khô ra, tôi đã Phải mất 8 năm mới hoàn toàn hồi phục thể lực và trí lực. Các chương tiếp theo sẽ kể tiếp cho bạn biết những gì đã xảy ra.
Tôi cũng nhiệt tình khuyến khích các bạn hãy tìm đọc thêm những tài liệu về khả năng của bộ óc, về sự sinh hoạt của hai bán cầu trong một con người bình thường, để bạn có thể giúp những người bị Tai biến mạch máu não phục hồi một cách hữu hiệu, và giúp cho chính bạn sống cuộc đời mình tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 4
BUỔI SÁNG NGÀY BỊ TAI BIẾN
Lúc ấy là 7 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996. Tôi thức dậy theo tiếng báo thức của đồng hồ reo bên giường. Với tay bấm tắt tiếng reo, hình như tôi vẫn còn chập chờn trong trạng thái nửa thức nửa ngủ. Nhưng tinh thần tôi đã sảng khóaí, sẵn sàng cho một ngày bình thường. Tôi biết tôi Phải thức dậy đi làm việc. Đang trỏ mình lăn ra khỏi giường, bỗng tôi cảm thấy đau nhói bên phía trong đầu sau mắt Trái, một cơn đau chưa từng có. Chẳng mấy khi bệnh hoạn, tôi lấy làm lạ về một cơn đau khỉ mới vừa thức giấc. Tôi đưa tay Trái lên kéo đóng tấm mành che bớt ánh sáng mặt tròi chói chang đã làm mắt tôỉ khó chịu, và đưa tay Phải lên che con mắt đau lại. Tôi cảm thấy bối rối tự hỏi tại sao mới sáng mà lại
đau thế này? Con mắt Trái cứ tiếp tục đau giật tê buốt từng cơn, tê buốt như cắn Phải cục nước đá. Tôi rời giường, khập khểnh leo lên chiếc máy tập thể dục như một người lính bị thương, hy vọng sự vận động cơ thể, máu huyết lưu thông sẽ làm giảm cơn đau. Sau vài động tác, tôi thấy cơ thể như rã rời, tay chân như không còn là của tôi nữa, mặc dù tôi vẫn tỉnh táo. Hay đúng hơn, cơ thể như không còn theo mệnh lệnh của bộ óc tôi.
Tôi như một người khác đang quan sát cử động của chính mình. Tôi đưa hai tay nắm lấy tay nắm của máy tập thể dục, mà vụng về như hai tay của người tiền sử. Đầu vẫn tiếp tục đau điếng từng cơn. Tôi có cảm giác lạ kỳ: Ý thức tôi đã tản mạn đâu mất và thân thể tôi như đang lơ lửng giữa thực tại và một cõi mông lung nào. Nhận thấy sự vận động của thể dục không giúp ích gì cho cơn đau, tôi rời máy
và hướng vào nhà tắm. Tôi để ý thấy tôi bước đi không còn tự nhiên, mà cà thọt như một tên hề. Và không thể bước đi một cách thăng bằng, tôi Phải cố gắng hết sức mới không Phải té. Để bước chân vào bồn tắm, tôi Phải vịn vào vách, và cố gắng lắm thì hai chân mới đứng vững được cho khỏi ngã. Tôi lấy làm ngạc nhiên là sao hôm nay tôi không thể điều khiển được cái khối 50 ngàn tỉ tế bào theo ý muốn
và tự hỏi không biết bộ óc kỳ diệu của tôi sao hôm nay lại bất thường?
Tôi biết rằng sỏ đĩ con người có thể đi đứng một cách thăng bằng và nghe được, thỏ được là nhờ phần não bộ nối dài với tủy sống. Như vậy là tôi có thể bị rối rắm với các tế bào não bộ ỏ phần này, và có thể nguy hiểm chết người. Trong khi tôi cố tìm ra lòi giải đáp bằng kiến thức của một nhà khoa học não bộ, tôi bỗng nhiên nhận ra mình đang ỏ vào một tình trạng thật là kỳ lạ: Thông thường não bộ Trái hay “nói” cho tôi biết những gì đang xảy ra, nhưng bây giờ thì im lặng, hoặc nói vài điều không mạch lạc, không liên hệ, không nghĩa lý gì với nhau. Hơn nữa, thính giác của tôi thường rất nhạy bén, nhưng bây giờ tôi không còn nghe được cả tiếng ồn ào thường lệ của xe cộ bên ngoài. Hoang mang, tôi lục lọi ký ức xem tình trạng này có bao giờ xảy ra chưa. Hiện tượng giống như bị nhức đầu dữ dội. Tôi càng cố tập trung ý tưỏng, thì trí óc và sự suy nghĩ của tôi càng như tan biến vào nơi đâu. Bộ phận não Amygdala có bổn phận thông báo về những tai họa, những điều đáng sợ, Phải có phản ứng thế nào
cho thích hợp, đã không thấy hoạt động vào lúc này. Và thay vào sự lo lắng về “chuyện gì đã xảy ra trong bộ óc tôi”, tôi bỗng nhiên cảm thấy “bình an” thật lạ. Cả đời mấy mươi năm, lúc nào tôi cũng nghe não bộ Trái của tôi “báo cáo” từng chi tiết về đủ thứ chuyện: Nào là chuyện nghiên cứu, chuyện dạy học, kế hoạch này, chương trình kia Phải hoàn tất kịp thời. Thì nay, những việc làm bận rộn đó đã biến đâu mất. Tôi chỉ còn một cảm giác thanh tịnh, hạnh phúc và cực kỳ an lạc. Và vì Trung tâm Ngôn ngữ ỏ bán cầu não Trái đã bị tê liệt, tôi không còn liên lạc được với mọi ký ức trong đời. Tôỉ không còn biết “tôi là ai”. Tôi như hòa làm một với vũ trụ, và cảm giác đó làm tôi thích thú vô cùng. Tới đây thì gần như tôi không còn ý niệm về không gian ba chiều vật chất ỏ quanh tôi. Tôi đứng trong bồn tắm, lung tựa vào vách, nhung không còn khả năng phân biệt thân thể và tay chân tôi có giới hạn tới đâu. Tôi có cảm giác toàn thân tôi là một khối chất lỏng hòa tan với mọi vật thể chung quanh. Khối lỏng của cơ thể tôi trỏ nên nặng nề, và năng lượng trong người dường như tan biến mất. Tôi nghĩ: “Ủa, mình thật là lạ. Mình là một sinh vật kỳ lạ vô cùng. Mình là môt túi nước lớn bao bọc bên ngoài bằng một lớp màng nhầy. Mình là đời sống! Với hình thức này mình là một “ý thức sống trong bọc nước” và đó là mình! Mình là hàng ngàn tỉ tế bào có chung một tri thức. Mình ỏ đây, bây giò và hăm hỏ sống đời! Coi kìa, thật là một khái niệm kỳ diệu và không thể hiểu thấu được! Mình là một tế bào đời sống, ủa, mà không Phải, mình là một phân bào đòi sống, có cả sách hướng dẫn cách phát triển rõ rệt, và là phân bào có trí hỉểu biết!” Với sự thay đổi tình trạng của hiện hữu, tâm trí tôi không còn vướng bận với hàng ngàn chi tiết mà bộ óc hướng dẫn tôi trong đời sống hàng ngày, cả những suy nghĩ mà bán càu óc Trái “nói” với tôi mỗi ngày cũng hoàn toàn im lặng. Và với yên lặng này, tôi không còn ký ức về quá khứ, cũng không suy nghĩ đến tương lai.
Tôi lại nghĩ rằng bán cầu não tráỉ đang bị thương hóa ra rất dễ chịu. Tôi hăm hỏ quay ra chú tâm tới hàng ngàn tỉ tế bào thông minh đang hoạt động hài hòa để giữ cho cơ thể tôi được sống. Và trong khi máu càng lúc càng chảy nhiều hơn trong đàu tôi, ý thức về ngoại cảnh của tôi nhạt nhòa dàn. Tôi chỉ còn cảm giác hạnh phúc và sung sướng rằng các tế bào li ti trong cơ thể vẫn còn hoạt động liên tục
không ngừng nghỉ để cho tấm thân vật chất của tôi được tồn tại. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi thật sự cảm thấy mình là “một” với sự sống. Và tôi vui mà thấy đời sống là một tập hợp những tê' bào thông minh quanh một phân bào thiên tài tuyệt vòi. Tôi cảm giác mình như là khối hơi trong vũ trụ, dù cơn đau từng chập trong đầu vẫn còn rõ nét nhưng không Phải là không chịu nổi. Cơn đau lan xuống tới ngực và chạy ngược lên tận cổ, kéo tôi về với thực tại. Tôi nhận ra ngay mình đang lâm tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nhất định Phải biết cái gì đã xảy ra, tôi cố lục soát phần hiểu biết còn lại trong ý thức để tự chẩn bệnh mình: “Cái gì đang xảy ra trong cơ thể? Bộ óc đã như thế nào rồi?”. Mặc dù ý thức tôi bị đứt quãng và mơ hồ, tôi cũng cố gắng giữ thăng bằng cơ thể. Bước ra khỏ bồn tắm, tôi như người say rượu. Thân nghiêng ngửa, chân nặng nề, bước chậm chạp. Câu hỏi trong đầu: ‘Tôi đang muốn làm gì bây giờ? Thay đồ. Thay đồ để đi làm”. Tôi vất vả lựa quần áo. Lúc đó đã 8:15 sáng, và tôi sẩn sàng
lái xe ra đi. Tôi nghĩ: “Được rồi, tôi đi làm đây. Tôi đi làm đây. Mà tôi có biết làm sao đến sở làm không? Tôi có thể lái được xe không?”. Trong khỉ tôi đang nghĩ đến con đường Phải lái xe từ nhà đến bệnh viện
McLean nơi tôi làm việc, tôi tự nhiên mất thăng bằng vì cánh tay Phải bị xụi thình lình một bên. Lúc đó, tôi mới hiểu ra: “Trời ơi! Tôi bị xuất huyết não! Tôi bị xuất huyết não!” Phút tiếp theo đó, một ý tưỏng thoáng chớp lên trong đầu: “Ô! Cái xuất huyết não này mới dễ thương làm sao!”. Tôi như bị rơi từ vùng ảo giác hạnh phúc, an lạc trỏ về thực trạng nguy hiểm của não bộ. Dù vậy, tôi vẫn luôn nghĩ: “ồ kìa, có bao nhiêu nhà khoa học được dịp may mắn quan sát sự vận hành và suy thoái của chính bộ óc mình từ trong ra ngoài?” Tôi đã để cả đòi tìm hiểu: Làm sao mà bộ óc con người tạo ra được sự hiểu biết cho chúng ta về những thực tại chung quanh? Và bây giờ, tôi được dịp trải nghiệm sự vận hành của Não bộ từ chính bộ óc của mình qua cơn Xuát huyết não.
Khi cánh tay Phải trỏ thành bại xụi, tôi có cảm tưỏng như sức sống của nó nổ tung ra. Nó nằm im xuôỉ xuống một bên vai mà tưỏng như đã bị chặt đút đâu mất. Về não bộ học, tôi biết rằng phần vỏ não về động tác tay chân đã bị ảnh hưỏng, và tôi may mắn là cánh tay chỉ chết trong vài phút rồi hơi cử động lại được, với sự đau tê dữ dội. Tôi như người bị thương. Cánh tay Phải như mất hết sức lực, tựa như khúc cây. Tôi tự hỏi không biết có bao giờ cánh tay sẽ trỏ lại bình thường. Ngó qua thấy cái giường ngủ ấm áp, nhất là vào buổi sáng mùa Đông lạnh lẽo ỏ vùng này, tôi muốn nằm. “ổi, tôi mệt quá rồi. Tôi đau quá rồi. Tôi muốn nghỉ ngơi. Tôi muốn nằm và ngủ một chút”. Nhưng tự trong thâm tâm tôi, một giọng nói như ra lệnh: “Không được nằm! Nếu ngươi nằm, ngươi sẽ chết!”. Kinh ngạc vì tiếng đe dọa, tôi thử phán định tình hình bấy giò. Nghịch lý thay, mặc dù tôi thực tế đang ỏ trong tình trạng khẩn cấp thúc giục tôi Phải gọi ngay cấp cứu đưa vào bệnh viện, một phần khác trong tôi vẫn cảm thấy thú vị vì đang sống trong cảm giác An vui và Thanh tịnh. Tôi bước ra khỏi ngạch cửa phòng ngủ, ngang qua tấm gương. Nhìn vào đôi mắt tôi phản chiếu trong đó, tôi ngừng lại một chút để tìm vài chỉ dẫn hiển lộ trong
ánh mắt của mình. Trong cái sáng suốt còn sót lại của một não bộ đã bị thương, tôi chợt hiểu ra là, qua thiết kế sinh học tuyệt vời của tạo hóa, cơ thể con người là một món quà quí giá và rất mong manh. Đối với tôi, cái thân thể này vận hành như một cánh cửa lớn qua đó năng lượng của cái ‘lôi” được chiếu rọi vào một khoảng trống gọi là không gian ba chiều.
Khối lượng tế bào của thân thể này cung cấp cho tôi cái gọi là “nhà” tạm thời nhưng rất hoành tráng. Và với bộ óc kỳ diệu, có khả năng kết nạp thực sự hàng tỉ của hàng ngàn tỉ dữ kiện mỗi phút, đã tạo cho tôi cảm tưỏng rằng có một không gian ba chiều không những là có thực mà còn là an toàn để sống trong đó. Trong cái ảo giác đó, tôi đã bị thôi miên vì khối lượng sinh học đã tạo ra hình dáng tôi,và kinh ngạc với sự vận hành vừa đơn giản vừa phức tạp của nó. Tôi đã nhận ra tôi chỉ là sự kết hợp của một hệ thống phức tạp và sống động, một tổng thể những tế bào có khả năng tập kết dữ kiện của thế giới bên ngoài qua những bộ phận nối kết nhau gọi là giác quan. Và khi hệ thống này vận hành thích hợp, nó sản sinh ra một ý thức có khả năng phân biệt ý nghĩa mọi thực trạng chung quanh. Tôi ngạc nhiên
tự hỏ tôi đã sống trong cái thân thể này đã nhiều năm, vói hình thức một nhà nữ bác học như vầy, mà sao đã không thực sự nhận ra rằng mình chỉ là ngưòi khách lạ từ nơi khác đến đây thăm viếng?
Ngay cả trong tình trạng như thế này, cái ngã ỏ bán cầu não Trái của tôi vẫn ương ngạnh giữ niềm tin rằng, mặc dù tôi đang bị bệnh ỏ não bộ nghiêm trong, tôi vẫn không sao! Cho nên, trong lúc lạc quan, tôi cũng tin sẽ hoàn toàn bình phục. RỒI hơi bực bội vì bệnh làm hỏng thòi khóa biểu làm việc sáng nay, tôi pha trò một mình: “Được rồi, tôi bị xuất huyết não! Phải rồi, tôl đang bị xuất huyết não!
Nhưng tôi là ngưòỉ bận rộn với công việc. Bỏi vì tôi không thể làm cho sự xuất huyết ngưng lại, tôi sẽ nghỉ một tuân. Tôi sẽ tìm hiểu xem làm sao mà bộ óc tôi có thể tạo ra ảo giác tôi là người rất bận rộn. Sau đó, tôi sẽ làm việc trỏ lại đúng như thời khóa biểu đã định. Bây giờ tôi Phải làm gì? Gọi cấp cứu. Phải gọi cấp cứu ngay tức khắc”.

CHƯƠNG 4
KHÓ KHĂN KHI TỰ MINH GỌI CẤP CỨU
Tôi không biết chính xác là tôi bị vỡ mạch máu loại nào, nhưng chỉ biết là mạch máu đang vỡ từ bán cầu não Trái và máu đang đổ ra từng khối lượng lớn. Khỉ máu tràn ngập qua vùng suy nghĩ những vấn đề phức tạp ỏ vỏ não Trái, tôi bắt đầu mất khả năng nhận thức về các sự kiện này. Tôi chỉ còn có thể nhớ được một điều là lúc bấy gio Phải làm sao đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhưng gọi cấp cứu để được đưa đến bệnh viện là cả một vấn đề. Bỏỉ vì tôi không còn khả năng tập trung ý thức vào công việc nào được nữa. Cái ý nghi “Phải gọi bệnh viện cấp cứu” cứ nhảy ra nhảy vô, lúc biến lúc hiện trong đầu tôi, khiến tôi không biết đó có Phải là “mệnh lệnh” nên làm hay không. Hai bán cầu não làm việc chung nhau bấy lâu nay như một dàn nhạc hợp tấu rất hài hòa, khiến tôi có thể sinh hoạt bình thường
trong thế giới này. Nhưng bây giờ, do vì sự khác biệt phần hành giữa hai bán càu, tôi cảm thấy khả năng ngôn ngữ và tính toán của bán càu Trái không còn nữa. Tôi không còn biết số nào là số điện thoại để gọi và gọi thì sẽ nói gì. Thay vào đó, tôi lại có cảm giác “an lành” len lỏi khắp người tôi, phát sinh từ bán cầu Phải.
Không còn cái biết “theo đường thẳng” (đã qua, bây giờ, sắp tới) và sự chỉ dẫn của bán cầu não Trái, tôi như Phải vật lộn để tìm hiểu thế giới bên ngoài. Tôi không còn phân biệt điều gì là quá khứ, hiện tại hay vị lai, mà chỉ thấy tất cả là những sự kiện riêng lẻ, biệt lập trong hiện tại, chẳng dính dáng gì đến nhau. Tôi cố gắng trong tuyệt vọng để lập lại sự hiểu biết thường ngày, để nối kết những sự kiện rời rạc thành một chuỗi tiến trình có ý nghĩa. Trong đầu lúc này tôi chỉ còn lặp đi lặp lại ý nghĩ: ‘Tôi đang cố gắng làm gì đây? Gọi cấp cứu! Tôi đang thảo một phương án gọi cấp cứu! Tôi đang làm gì đây? Tôi Phải soạn cho được một kế hoạch gọi cấp cứu. Được rồi. Tôi Phải gọi cấp cứu”. Trước buôi sáng bị xuất
huyết não này, bộ óc tôi biết phân loại, sắp xếp các dữ kiện đưa vào từ bên ngoài như sau: Tưỏng tượng như tôi đang ngồi giữa bộ óc với những tủ đựng “hồ sơ” xếp thành hàng dài. Khi tôi muốn tìm một ý nghĩ, ý tưỏng, hay một điều gì trong quá khứ, tôi sẽ nhìn qua các tủ “hò sơ” xem nó nằm ngăn nào. Khi đã tìm đúng tủ rồi, thì tôi biết tất cả “dữ kiện“ đều nằm trong đó và mỏ ra sử dụng. Nếu nhìn lần đầu mà không thấy ngăn tủ muốn tìm, tôi sẽ lặp lại lần nữa cho đến khỉ có mới thôi.
Nhưng buổi sáng này thì khác. Các ngăn đựng “hồ sơ” như bị đóng chặt và bị đẩy xa ra khỏ sự kiểm soát của tầm tay tôi. Tôi biết tất cả kiến thức của tôi nằm trong đó, nhưng không phân biệt được chúng đang ỏ ngăn nào. Tôi không biết làm sao nối kết lại với khả năng ngôn ngữ, kiến thức về đời sống, về những năm dài học hỏi. Tự nhiên tôi hơi buồn vì không biết mình có thể trỏ lại bình thường đượckhông.
Không còn khả năng ngôn ngữ và sự phân định thời gian, tôi như bị tách ròi khỏ cuộc sống và mọi sinh hoạt bình thường. Không còn ký ức, không còn khả năng phân tích và phê phán của não thùy Trái, tôi như người mà đầu óc bị che phủ bỏi một màn đen lớn, không biết mình là ai và có mặt trong đời này để làm gì!
Trong khi đó, nhịp máu đập ỏ đầu vẫn tiếp tục như búa bổ.
Và bây giờ, khi không còn liên hệ được với mọi vật quanh mình nữa, tôi có cảm tưỏng thân xác tôi đã tan chảy ra như chất loảng và hòa vào vũ trụ mênh mông.
Khi sự xuất huyết càng lúc càng trầm trọng thì sinh hoạt của não thùy Trái cũng ngừng bặt. Tôi không còn nhận thức gì được về các chi tiết và sự phân loại dữ kiện bên ngoài. Bán cầu não Phải giò không còn bị bán cầu não Trái chi phối nữa, nên đã tự do hoạt động. Như được giải thoát khỏi những lo âu, toan tính, phân tích, phê phán hằng ngày, bán cầu não Phải đã đưa nhận thức tôi đến một vùng trời kỳ
diệu của làn sóng ngắn “theta", và tôi cảm thấy an lạc vô cùng. Tôi không Phải là Phật tử và cũng không biết gì về Phật pháp, nhưng tôi có cảm tưỏng là tôi đã đạt tới cảnh giới mà người Phật giáo gọi là Niết Bàn, nơi mà tâm ý không còn bận rộn và mơ ước một điều gì nữa. Nơi đây, cảm giác của tôi là không còn toan tính, tranh đua, hơn thiệt; mà chỉ thấy thật thanh tịnh, bình an, đủ đầy phước báu và hòa làm một với vạn vật. Và hiển nhiên, một phần của con người tôi đang thích thú với cảm giác này. Nhưng còn phần khác trong tâm thức vẫn thúc giục tôi Phải kêu gọi cấp cứu vì cảm giác đau nhức ỏ đầu vẫn còn dữ dội. Nhờ sự thôi thúc không ngừng này mà cuối cùng tôi đã được giải cứu.
Tại sao tôi không nhấc điện thoại lên và gọi số cấp cứu 9-1-1 ? Vì phần não Trái liên hệ tới những con số đã bị máu tràn ngập. Các tế bào ỏ đây đã bị ngập máu nên ý niệm về con số đã không còn hiện hữu. Tại sao tôi không khập khểnh bước ra đường, ngoắc một người lạ và nhờ họ gọi cấp cứu ? Ý tưỏng này không thể có được vì não thùy Trái đã bị tê liệt. Trong tình trạng bất lực này, tôi chỉ còn một ý tưỏng mơ hồ là Phải làm sao để gọi cấp cứu! Những gì tôi có thể làm bấy giò là ngồi đó và đợi, ngồi kiên nhẫn với cái điện thoại bên cạnh và kiên nhẵn trong im lặng. Tôi ngồi đó một mình cô đơn trong ngôi nhà rộng với những ý tưỏng lạ lùng xâm chiếm tôi. Chúng thoắt hiện thoắt biến như trêu chọc. Tôi ngồi đó đợi chờ một giây phút tâm trí trỏ lại rõ ràng hơn, để tôi có thể nối kết hai ý nghĩ thành ý tưỏng cụ thể để có thể thực hiện kế hoạch cấp cứu. Tôi vẫn tiếp tục im lặng và tự hỏi “Tôi đang làm gì? Gọi cấp cứu. Gọi cấp cứu. Tôi đang cố gắng gọi cấp cứu đây!
Trong hi vọng đợi chờ phút “tâm trí rõ ràng” sẽ đến, tôi để cái điện thoại trên bàn viết trước mặt và chăm chăm nqó vào các con số. Ránn nhớ lại xem Phải gọi những số nào. Tôi cảm thấy não Trái tôi trống không và trên đầu rất đau khỉ tôi chăm chú muốn tìm cách nhớ lại. Mạch máu bên đầu gỉụt liên hồi... “Chúa ơi! Con đau đầu quá!”.
Thình lình, một số điện thoại loáng hiện lên. Đó là số của Mẹ tôi. Tôi mừng run vì đã có thể nhớ được số của bà. Thật là tuyệt diệu vì trí tôi đã có thể nhớ được số điện thoại, mà còn biết là của ai nữa. Nhưng cũng thật là vô dụng trong tình trạng khẩn cấp này. Nhà mẹ tôi cách đây mấy tiểu bang và xa hơn ngàn dặm; gọi bà vào lúc này và nói rằng tôi bị xuất huyết não, thì chắc bà Phải ngã ra bất tỉnh. ‘Tôi Phải tìm ra một kế hoạch nào khác!”. Rồi tôi nhớ đến văn phòng tôi ỏ trường Harvard. Phải rồi, tôi đã làm việc ỏ
phòng Nghiên cúu Não bộ của Đại học Harvard từ nhiều năm. Những khỉ đi khắp các tiểu bang diễn thuyết và kêu gọi mọi người hãy đóng góp bộ óc người chết cho Ngân hàng Não ỏ đây để dùng vào việc nghiên cứu, thì tôi bảo họ cứ gọi số miễn phí 1-800-... của trường. Nhưng buổi sáng này tôi không thể nhớ được gì rõ ràng cả! Tôi chỉ mơ hồ biết tôi là ai và đang muốn làm gì. Một màn sương phủ kín trí óc
tôi. Tôi cố gắng nhớ số điện thoại văn phòng. “Tôi Phải gọi bạn ỏ văn phòng.
Nhưng... số mấy?”.
Nơi làm việc, muốn liên lạc với nhau không bao giờ Phải gọi nguyên số. Chỉ càn bấm 4 con số chót. Thành ra trong bộ nhớ của óc tôi không bao giờ có nguyên số điện thoại của bất kỳ đồng nghiệp nào. Bỗng tôi nhận ra các danh thiếp để trên bàn. Ò, đây là danh thiếp của trường Harvard, vì nó có dấu hiệu đặc biệt. Cầm lên, tôi biết là danh thiếp của người bạn mà văn phòng sát bên tôi. Nhưng tôi không đọc được số điện thoại. Các con số bây giò, dưới mắt tôi, chỉ là những vệt đen vô nghĩa. Tên của người bạn, giáo sư tiến sĩ Stephen Vincent, cũng vậy. Tôi không còn khả năng nhận diện chữ nghĩa nữa.
Cuối cùng, sau gần một tiếng đồng hồ cố gắng trong mệt mỏi và đau nhức, với những chớp lóe sáng ngắn ngủi trong đàu, tôi đã bấm được mấy số trên điện thoại mà có hình dạng giống như số trên danh thiếp. Cầm ống nghe lên tai, tiếng nói quen thuộc của Vincent - đồng nghiệp ngồi sát văn phòng tôi - sao nghe như tiếng của một con dã nhân, tôi không hiểu gì cả. Và tôi cũng lên tiếng, nhưng không ra
tiếng. Tôi cố dùng hết hơi sức từ trong buồng phổi hét lớn: “Tôi là Jillẽ Tôi cần giúp đỡ”, Về sau, Vincent kể lại là anh ta cũng chẳng nghe tôi nói được gì, chỉ nghe tiếng “gầm gừ‘ của dã thú; nhưng Vincent nhận ra giọng của tôi và thấy tôi trể hơn nửa giờ rồi, biết là tôi có chuyện nên đã vội mang xe đến đón. Thì ra tôi đã không còn khả năng ngôn ngữ đọc, viết, nói... gì nữa, sau khi các tế bào não Trái
bị tràn ngập trong vũng máu. Nhờ vào não bộ Phải, tuy tôi không hiểu Vincent nói gì, nhưng nghe ra “cách nói” nhẹ nhàng và quan tâm của anh, tôi yên trí anh hiểu tôi nói gì và sẽ đến giúp. Cho nên lúc ấy tôi thấy an tâm. Tôi đã làm hết sức mình một công tác thật “khó khăn” và tôi đả thành công.

CHƯƠNG 5
KHI BÁN CẦU NÃO TRÁI NGỪNG HOẠT ĐỘNG
Trong lúc ngồi chờ bạn đồng nghiệp đến chỏ đỉ bệnh viện, tôi chợt nhớ là Phải gọi bác sĩ gia đình. Tôi ít khi đi bác sĩ vì tình trạng sức khỏe-quá tốt và cũng vì tôi rất bận rộn. Bây giờ Phải báo cho bác sĩ của tôi biết là tôi Phải vào “cấp cứu”. Tôi mới đi bác sĩ cách đây 6 tháng, nên danh thiếp vẫn còn trong xấp trên bàn viết và vì cái dấu hiệu Harvard rất dễ nhớ. Dễ nhớ, nhưng không Phải dễ tìm. Tôi quên là tôi không còn khả năng phân biệt chữ nghĩa hoặc con số. Tôi nhìn mãi các danh thiếp nhưng không thể chọn ra tấm nào là của bác sĩ tôi. Tất cả chữ nghĩa và con số trên danh thiếp chỉ còn là những chấm đen dưới mắt tôi bấy giờ. Chán nản lẫn hãi hùng, tôi nhận ra là khả năng tiếp xúc với ngoại vật của tôi đã tồi tệ hơn tôi tưỏng. Mắt tôi không còn phân biệt được hình dáng và màu sắc của mọi vật thể xung quanh. Ngay cả thân thể tôi, tôi cũng không phân biệt nó là thể đặc hay thể lỏng, nên không còn dám di động từ chỗ này sang chỗ khác. Và trí nhớ dài hạn hay ngắn hạn cũng không còn. Thật là một công việc đáng sợ khi Phải chỉ ngồi yên đó với một đầu óc im vắng, trống không như lặng chết, trong tay cầm một xấp danh thiếp và cố gắng nhớ xem mình Phải làm gì! “Tôi là ai? Tôi đang làm gì đây?” là câu hỏ không có
câu trả lời, bỏi đầu óc không còn hiểu được thực trạng của ngoại cảnh. Và tôi cũng mất đi cảm giác Phải gấp rút tới bệnh viện. Nhưng cũng kỳ lạ thay, phần tiền đình của não bộ Trái vẫn còn giữ được ý tưỏng là tôi Phải đến bệnh viện. Cơn đau nhói trẻn đầu thỉnh thoảng đưa lại những giây phút “sáng suốt” khiến tôi nối kết được với thực tại, biết Phải làm gì và làm thế nào. Cuối cùng, tôi đã lựa ra được tấm danh thiếp của bác sĩ riêng nhờ vào dấu hiệu trường Harvard ỉn trên góc Trái. Ở thời điểm này, cái ý nghĩ “nói chuyện qua điện thoại” cho tôi cảm giác thật là kỳ lạ. Sao mà khó hiểu quá vậy? Làm sao mà chỉ bấm vào mấv con số. mà môt người ngồi ỏ đâv lai có thể nói chuyện với một người ỏ xa trong một không gian khác biệt? Và người này nói mà người kia nghe và hiểu?
Vi tôi sợ sẽ mất sự chú ý về công việc đang làm, tôi đẩy xấp danh thiếp qua một bên. Não bộ tôi đang đi dần vào sự phân hóa trầm trọng, sự hiện hữu của các con số trước mắt tôi dàn trỏ nên kỳ lạ như chưa tùng thấy bao giờ. Tôi ngồi đó, im lặng, thần trí như tỉnh như mê. Tôi nhìn nhũng con số lạ lùng trên danh thiếp và trên điện thoại, rồi cố gắng bấm đều đặn từng con số ngoằn ngoèo trên danh thiếp
giống với con số ngoằn ngoèo trên điện thoại. Tôi Phải lấy ngón tay trỏ của bàn tay Trái che lại những số vừa bấm xong, để ngón tay trỏ của bàn tay xụi bên Phải không lẫn lộn. Tôi Phải làm như vậy vì không còn nhớ được cái gì mới vừa làm. Cảm giác mệt mỏi vì đã làm một việc quá sức khó, tôi còn lo âu là tôi sẽ quên mát mình đang muốn làm gì. Tôi Phải lặp đi lặp lại trong đầu: “Đây là Jill Taylor. Tôi đang bị xuất huyết não. Đây là Jill Taylor. Tôi đang bị xuất huyết não”. Nhưng khi điện thoại đàu kia reo và tôi cố gắng lên tiếng, tôi chết điếng cả ngưòỉ khi khám phá ra tôi không còn nói được. Tôi vẫn nghe được câu tôi muốn nói vang lên trong đàu, nhưng thực tế âm thanh không phát ra ỏ miệng vì thanh quản đã không còn làm việc. Ngay cả tiếng ồ ồ như dã nhân mà tôi đã gọi bạn đồng nghiệp mới đây, cũng không còn. “Chúa ơi! Con không thể nói. Con không thể nói nữa”. Sợ đầu dây kia nghĩ rằng đây là có người gọi “phá đám” và họ sẽ gác máy, tôi vội cố hết sức bình sinh từ buồng phổi, hét lên: “Đừng gác máy; xin đừng gác máy”. Thì tôi chỉ nghe được: “Uhhhh, ahhh, thhhhhhh, thhhhììzzzzăa...”.
Nhưng rồi điện thoại cũng được chuyển cho bác sĩ. Cũng may, bác sĩ của tôi mới vào tới văn phòng. Nghe một hồi, bà cũng đoán được tình trạng của tôi, nên đã bảo tôi đi đến bệnh viện Mount Auburn. Nhưng tôi nghe mà không hiểu được gì. Bà Phải ôn tồn kiên nhẫn lặp lại thật chậm mấy lần, tôi mới hiểu. Thì ra, khi nghe tiếng nói của ngưòi khác, tôi không còn khả năng phân biệt được âm thanh và nghĩa lý của âm thanh. Tôi có cảm giác càng lúc tôi càng không thể liên lạc được với thế giới bên ngoài. Lần đầu tiên, tôi nhận ra mình không Phải là không thể bệnh, là “bất tử’. Không Phải như cái máy vi tính bị “yếu” hay “chậm” thì tắt nó đi, rồi “mỏ”trỏ lại thì nó sẽ mạnh và nhanh hơn. Tôi nhận ra con người sống không Phải chỉ nhờ các tế bào cơ thể khỏe mạnh, mà còn Phải có bộ óc với các tế bào thần kinh
liên lạc với nhau một cách thích hợp và hữu hiệu.
Bây giờ thì tôi cảm thấy cái chết đã gần kề. Mặc dầu não bộ bên Phải cho tôi cảm giác an lành vô hạn, tôi thực sự chưa muốn chết. Tôi vẫn cố gắng trong tuyệt vọng nắm giữ những gì còn cung cấp được cho tôi từ não thùy Trái. Tôi biết hiện trạng đã làm tôi không còn là người bình thường. Ý thức của tôi đã trỏ nên mơ hồ, không còn khả năng phân biệt, phân tích và phán đoán những dữ kiện xảy ra
chung quanh. Không còn sự vận hành của não thùy Trái để nhận biết ra tôi là một cá nhân với hệ thống sinh học đặc biệt gồm những cơ phận riêng lẻ kết hợp, não thùy Phải đã tự do đưa tôi vào một vùng tâm thức “bình an và vui tươi” chưa bao giò được biết.
Trong khi ngồi im lặng nghĩ đến cái chết trong an lạc, tôi tự hỏ mình có thể trỏ nên bất lực đến mức độ nào khi bộ óc Trái bị hư hại đến không thể cứu vãn được. Tôi thử ước đoán có bao nhiêu mạch thần kỉnh đã bị hư hỏng, ảnh hưỏng đến phần trí tuệ cấp “cao” và liệu có hi vọng gì thiết lập chúng lại. Tôi không muốn bao năm đã bỏ công ra ăn học đến trình độ này, rồi bỗng dưng Phải chết ỏ cái tuổi đời
rất trẻ, hoặc bị liệt bại trí năng thành người vô dụng. Nghĩ đến đây, tôi gục đầu vào tay và bật khóc. Rồi tôi cầu nguyện thầm thì trong tâm, “Lạy Chúa, đừng bắt con chết; đừng để con chết!...”. Trong sự ỉm vắng vô cùng đó, tôi nghe văng vẳng lời khuyên, “Hãy bình tĩnh; yên lặng, và chờ đợi...”. Tôi thấy an ổn trong tâm hơn.
Ngồi trong phòng khách chò bạn đến cứu mà tôi tưỏng như vô tận. Nhưng rồi anh bạn cũng đến. Tôi không nói được gì, chỉ dùng tay Trái đưa ra tấm danh thiếp bác sĩ gia đinh. Anh gọi ngay bác sĩ để hiểu rõ lời chỉ dẳn, rồi chỏ tôi gấp tới bệnh viện Mount Auburn.
Sau một hồi chậm chạp để điền giấy tò theo thủ tục, tôi được đưa di chụp hình bộ óc. Bấy giờ tôi vẫn còn tỉnh đôi chút để nghe được kết quả đúng như tôi đã tự chẩn đoán lúc ỏ nhà, là tôi đã bị một loại tai biến đứt mạch máu rất ít khi xảy ra, ỏ não thùy Trái, khiến não thùy này hiện đang bị tràn ngập trong vũng máu. Tôi được cho uống sơ khởi một thứ thuốc cầm máu và chống sưng, rồi được bỏ lên xe cấp cứu đưa sang bệnh viện lớn chuyên khoa gần bên. Tôi còn nhớ được người y tá theo xe lo cho tôi rất tận tình với tấm lòng của người lương y. Anh ta sửa lại chiếc mền đắp cho tôi ấm và che bớt ánh sáng cho tôi không bị nhức mắt. Anh lại vỗ nhẹ vai tôi và an ủi, “Cô không sao, không sao đâu!”. Những cử chỉ này thật quý giá đối với bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp.
Sau đó, hình như tôi đã mê man. Tôi đã thoát khỏ mọi lo âu, phiền muộn.
Chuyên chết sống bây giò là chuyện của bệnh viện và các bác sĩ chuyên khoa ỏ đó. Tôi đã làm hết mọi sự tôi có thể làm. Tôi chỉ biết rằng suốt buổi sáng này tôi đã chứng kiến từng giai đoạn suy thoái của cơ thể và các mạch thần kinh ỏ não bộ Trái của tôi.
Trong suốt 37 năm nay, lúc nào tôi cũng vui vẻ và hãnh diện vì các DNA của tôi đã tinh vi sắp xếp cho tôi có một cơ thể khỏe mạnh, lỉnh hoạt và đầy sức sống. Nhưng giờ thì hình như các mạch năng lực của khối tế bào cơ thể đang sắp dừng hoạt động. Sáng hôm nay, trước trưa ngày 10 tháng 12 năm 1996, các dòng điện trong cơ thể tôi như tắt dàn. Khi cảm thấy năng lượng thoát ra từng khối lớn khỏi cơ thể, thì ý thức của tôi cũng dần dần không còn điều động hay liên hệ gì được với các giác quan và tứ chi. Tôi biết tôi không còn là người đạo diễn của cái thân thể này nữa. Chung quanh tôi bây giò trỏ nên thật im lặng. Trong cái vắng bặt của hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cảm giác, tôi không còn chút gì lo sợ và đau đớn nữa. Và cũng như phần lớn mọi người sắp chết, tôi ước ao được tỉnh táo trỏ lại để được chứng kiến mình về đâu trong sự chuyển tiếp trọng đại này.

CHƯƠNG 6
CHỈ CÒN NÃO TRÁI HOẠT ĐỘNG
Đến bệnh viện chuyên khoa, tôi được đưa vào trung tâm cấp cứu mà nơi đó ồn ào như một tổ ong khổng lo. Thân thể tôi đã trỏ nên nặng nề và bất động. Nó đã mất hết tất cả nội lực, giống như cái bong bóng xì hơi và xẹp hẳn. Nhân viên bệnh viện bu quanh tôi. Ánh đèn chói chang và âm thanh ồn ào đã làm cho thân tôi đau đớn như bị một đám côn đồ hành hạ. Tôi như đã gần chết mà họ cứ hỏi những câu tôi không hơi sức đâu để trả lời. Mà ví tôi có muốn trả lời, họ cũng không thể nghe và hiểu được.
‘Điền những câu trả lời vào bản này; cầm và bóp Trái banh này; ký tên vào đây...”. Họ bảo với tôi như vậy khi tôi đang nửa tỉnh nửa mê. Và tôi đã nghĩ, “Thật là vô lý. Các người không thấy tôi đang gần chết rồi đây hay sao? Hãy chậm chậm với tôi và hãy kiên nhẫn một chút. Các người làm đau tôi quá”. Họ càng cố mạnh tay để làm cho tôi tỉnh lại thì tôi càng ráng trốn sâu vào nội tâm để tránh sự thô bạo của họ. Tôi cảm giác như bị họ nắn bóp, đâm, chém, và đau đớn như một con đĩa bị rắc vôi. Tôi muốn la lên, “Hãy để tôi yên!” nhưng tiếng la không thoát được ra khỏi cửa miệng. Rồi tôi bất tỉnh, như một con vật bị thương đã tuyệt vọng thoát ra khỏi những bàn tay đang cấu xé nó.
Khi tôi tỉnh dậy một lúc sau bữa trưa hôm đó, tôi rất ngạc nhiên thấy mình vẫn còn sống. (Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn các bác sĩ và y tá đã hết sức cứu tôi sống lại, mặc dù không ai biết làm sao tôi có thể hồi phục và hồi phục tới mức độ nào.) Tôi đang mặc áo của nhà thương và nằm ỏ phòng riêng. Vì không còn chút hơi sức nào, tôi nằm như một đống sắt vụn nặng nề không thể nhúc nhích. Tôi không
cảm nhận được thân thể tôi dài ngắn tới đâu. Vì không còn ý niệm về không gian ba chiều, tôi tưỏng như tôi bao trùm cả vũ trụ. Nhịp máu trên đầu vẫn còn làm tôi đau như búa bổ. Mỗi hơi thỏ hít vào như cực hình ỏ be sườn. Còn ánh đèn chói vào mắt thì như lửa đốt trong bộ óc. Không thể kêu với ai, vì không nói được, để tắt bớt ánh sáng, tôi trỏ mình một cách khó khăn úp mặt vào tấm trải giường. Tôi không nghe được gì ngoài nhíp tim đều đặn. Những nhịp tim này mạnh và lớn đến nỗi làm bộ xương rung động theo và nhức nhối các thớ thịt. Tôi muốn oà khóc như một đứa bé sơ sinh thình lình Phải tiếp xúc với một môi trường hỗn tạp. Không còn khả năng nhận biết mình là ai, quá khứ đã làm gì và hiện tại ra sao, tôi như đứa trẻ trong cơ thể một người lớn. Chỉ vì não thùy Trái của tôi không còn hoạt động!
Rồi có hai chuyên viên bước vào phòng. Họ xì xào những gì thì tôi không thể hiểu. Nhưng nhìn cách họ nói với các điệu bộ thì tôi biết tình hình của tôi thật nghiêm trọng. Vói những tấm ảnh chụp não bộ của tôi có cái lổ hổng trắng khổng lồ ỏ giữa não, không cần Phải là một tiến sĩ chuyên môn về giải phẩu não bộ cũng biết rằng lổ hổng kia không nên có ỏ vị trí đó. Bộ óc Trái của tôi như vậy là đã bị máu tràn ngập và nguyên cả não bộ sưng lên vì đã bị thương. Trong ỉm lặng, tôi cầu nguyện: “Tôi không nên ỏ lại đây lâu hơn nữa! Tôi buông bỏ tất cả! Sức sống của tôi không còn và sự sống của tôi cũng đã ra đi. Thật là không Phải khi tôi còn quyến luyến ỏ lại đây. Lạy Chúa toàn năng, con bây giò đã là Một cùng với vũ trụ. Con đã hòa đồng với dòng sông Vĩnh cữu tới mức độ không thể trỏ lại đòi sống này được nữa. Vậy mà con hãy còn bị ràng buộc ỏ đây. Bộ óc mong manh của cái thùng chứa sinh học này đã hư hỏng và không còn thích hợp cho một cá thể thông minh nữa! Con không còn thích hợp ỏ lạỉ đây!”.
Không còn bị ràng buộc tình cảm vói bất cứ người nào và vật gì xung quanh, tiềm thức của tôi đã tự do trôi theo dòng sông An lạc. “Thả tôi ra. Để tôi đi. Tôi buông bỏ tất cả!”. Tôi muốn chạy trốn khỏ cái thân xác đau đón và rối loạn vận hành này. Trong một thóang, tôi cảm thấy hết sức tuyệt vọng rằng mình đã còn sống sót. Toàn thân tôi bây giờ lạnh ngắt, nặng nề và đau đớn vô cùng. Những mệnh lệnh
từ bộ óc đến thân thể đã không còn hữu hiệu đến nỗi tôi không còn nhận ra hình thể vật chất của tôi. Tôi có cảm giác tôi là một sinh vật bằng điện mà có một bộ phận bị chạm mạch nên bốc khói và tan chảy. Tôi trỏ thành vật phế thải, bị bỏ qua một bên. Nhưng tôi vẵn còn ý thức. Ý thức này khác với cái ý thức tôi biết trước kla. Bỏi vì cái ý thức trước kia giúp tôi biết được thế giới bên ngoài. Những chi tiết này được sắp xếp và cất giữ trong các mạch điện của não bộ. Bây giờ các mạch điện đó ngừng hoạt động, tôi trỏ nên bất động và vụng v'ê với cái ý thức mới. Làm sao tôi có thể là tiến sĩ Jill Taylor khi tôi không biết cô ta là ai, đã làm gì, kiến thức ra sao và ưa thích những gì trong cuộc sống này?
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên bị xuất huyết não với nỗi hãi hùng cay đắng nhưng ngọt ngào. Khi não thùy Trái không còn hoạt động bình thường được nữa, tôi mất đi ý thức về giới hạn của thân thể vật chất. Tôi cảm thấy mình như vị thân trong cổ tích, bị nhốt ngàn năm trong lọ nhỏ, vừa thoát ra khỏi lọ và lớn trùm trong không gian. Năng lượng tỉnh thàn thoát ra khỏi thân xác, ò ạt như con cá voi khổng lồ đang lướt nhanh trên mặt đại dương với sức sống mãnh liệt. Khi cơ thể vật chất không còn giới hạn, tôi cảm thấy một niềm an vui trùm khắp mà tôi chưa từng thấy trong đòi. Và với tâm thức đang cuồn cuộn trong dòng chảy an lành và thanh tịnh đó, tôi thấy rõ ràng là không làm sao tôi có thể bắt ép cái khối năng lượng lớn lao này quay trỏ lại vào tấm thân nhỏ bé của tôi. Được vào cảnh giới Cực Lạc là một sự trốn chạy tuyệt vời của tôi khi não Trái bị tàn phá. Tôi như đang hiện hữu ỏ một vùng trời thật xa lạ - xa lạ hẳn vói những thông tin mà tôi được biết lâu nay. Một điều rất rõ ràng là trong thế giới này, cái
“Tôi” không còn nữa! Cái “Tôi” mà tôi được dạy dỗ Phải giữ gìn và trau chuốt từ bé đến lớn, đã không còn sống sót sau tai họa xuất huyết. Tôi cũng biết là tiến sĩ Jill Taylor đã chết vào buổi sáng xuất huyết não này rồi. Vậy ai còn sống sót?
Không còn cái Trung tâm ngôn ngữ ỏ bán cầu Trái bảo “Tôi là tiến sĩ Taylor, là nhà nghiên cứu tế bào não bộ; tôi ỏ địa chỉ này và có thể liên lạc bằng số điện thoại này...”, tôi thấy mình không có bổn phận đóng vai cô ta nữa. Điều này cũng thật kỳ lạ về mặt cảm giác; nhưng bỏi vì không còn mạch thần kinh nào nói cho tôi biết cô ấy tính tình thế nào, ưa gì, ghét gì, cái Ngã của cô ra sao, có hay chỉ trích, phê bình người khác không? Tôi thật không có chút ý niệm gì về cô ấy cả! Lại thêm, trên thực tế, với những thiệt hại lớn lao về mặt sinh học - một nửa bộ óc đã không còn hoạt động- tôi càng không nên bắt chước giữ vai trò cô ta. Cô tiến sĩ Jill Taylor thực sự không còn hiện hữu. Tôi đã không biết gì về cuộc đòi cô,những liên hệ bạn bè, việc làm, thành công, thất bại của cô thì làm sao tôi đóng vai cô được?
Mặc dù tôi buồn rầu về cái chết của não thùy Trái và về cô gái đó, hiện tại tôi cảm thấy được giải thoát và rất nhẹ lòng. Được biết cô tiến sĩ Taylor đã lớn lên trong nhiều phiền muộn, sân hận và cả một đời mang theo những mối hỉ nộ mà chắc cô phải tốn kém rất nhiều năng lượng để nuôi dưỡng chúng! Cô đã nhiệt tình trong công việc, với lý tưỏng và rất năng động. Nhưng dù cô có dễ thương hay đáng kính, trong cái hình hài hiện tại của tôi, tôi không thể tiếp tục cuộc sống như cô.
Tôi đã không còn nhớ đến người anh bệnh hoạn, đến cha mẹ tôi đã ly dị từ lâu và những công việc làm đã mang lại cho tôi rất nhiều ưu tư và áp lực. Tóm lại là tôi không còn chút trí nhó nào về quá khứ. Tôi cảm thấy vừa giải thoát, vừa an lạc.
Trong suốt cuộc đời 37 năm qua, hình như lúc nào tôi cũng nhiệt tình lo làm đủ mọi thứ việc, mà thứ nào cũng phải hoàn tất theo hạn kỳ. Trong ngày đặc biệt hôm nay, lần đầu tiên tôi học được ý nghĩa của bài học về sự sống: Chỉ là đơn giản... sống!
Khi não thùy Trái không còn làm việc và trung tâm ngôn ngữ đã đóng, đồng hồ sinh học trong tôi cũng ngừng. Thời gian không còn được phân chia ra từng giờ phút ngắn ngủi nữa. Thòi gian với tôi bây giờ là thời gian “mỏ“, không có kỳ hạn; nên tôi không còn phải gấp gáp cho việc gì cả. Tương tự như dạo chơi trên bãi biển hay chỉ thơ thẩn ngoài vườn hoa, tôi bây giờ đổi từ ý thức phải làm đúng giờ theo thời biểu đã định của não thùy Trái, thành ý thức chỉ “là” sống, “là” hiện hữu của não thùy Phải. Tôi siêu việt chính mình từ cảm thấy nhỏ nhoi và biệt lập sang vĩ đại và hòa đồng với vũ trụ. Tôi không còn suy nghĩ bằng ngôn ngữ, lo lắng về quá khứ hay tương lai; mà chỉ còn khả năng hiểu biết bằng hình ảnh trong hiện tại, ỏ đây và bây giờ. Và cái hiện tại, ỏ đây và bây giò... luôn luôn đẹp vô cùng!
Khi tôi không còn thấy mình là một vật thể cứng rắn, có hình dáng cô' định, một đơn vị sinh học riêng biệt với các hữu thể chung quanh, thì tất cả ý niệm về cái “Tôi” cũng hoàn toàn biến mất. Về phương diện sinh học, ỏ trình độ hiểu biết sơ đẳng nhất, con người chỉ là một hiện hữu có dạng chất lỏng. Thật vậy, tôi là một chất lỏng! Mọi thứ chung quanh chúng ta, giữa chúng ta, trong chúng ta, về chúng ta, hay chính bản thân ta đi nữa...đều chỉ là những nguyên tử và phân tử của những chát lỏng đang rung động trong không gian. Vậy thì cái “Tôi”, cái “Ngã” của chúng ta nằm ỏ chỗ nào? Mặc dù trung tâm ngôn ngữ ỏ não thùy Trái thích định nghĩa “ngã” là TỒI, một cá nhân riêng biệt, một khối đặc và cụ thể, nhưng người có học nào cũng biết chúng ta đều được hình thành như nhau bằng hàng ngàn tỉ li tỉ tế bào với nước trong đó và tất cả chúng ta đang “là” trong sự rung động không ngừng với tần số cực kỳ nhanh.
Não bộ Trái của tôi đã được huấn luyện từ bao nhiêu năm để sản sinh ra một nhận thức rằng tôi là một cá thể cứng rắn, độc nhất và khác biệt với mọi người. Bây giờ, bỏ đi sự kiểm soát của các mạch thần kinh ỏ não bộ Trái, não bộ Phải được tự do sinh hoạt theo cách nhìn của chân lý vĩnh cữu. Tôi nhận ra mình không phải là một sinh vật nhỏ bé, riêng biệt và cô độc. Tôi không phải hiện hữu độc lập mà là “liên lập” với mọi người. Tâm hồn tôi mỏ lớn ra cùng vũ trụ và bay lượn vui tươi trong khắp biển tròi tự do. Đối với nhiều người, cái ý tưỏng cá nhân chúng ta chỉ là hợp chất lỏng, bỏ vào bình chứa hình gì sẽ ra dạng đó và tâm hồn chúng ta rộng lớn như vũ trụ... làm cho cảm thấy không được “yên ổn”. Chỉ vì ý thức từ não bộ Trái và giáo dục sai lầm đã tạo ra. Nhưng rõ ràng khoa học đã chứng minh rằng mỗi con người chúng ta là do tỉ tỉ nguyên tử vật chát hợp lại và nhẹ nhàng rung động. Chúng ta được kết hợp
bằng hàng tỉ túi nhỏ đầy chất lỏng trong một thế giới chất lỏng và ỏ đó tất cả đều hiện hữu trong sự rung động. Các hiện hữu có khác nhau chỉ do mật độ tập hợp phân bào khác nhau. Nhưng nói chung thì tất cả đều là tập hợp của âm điện tử, dương điện tử, trung hòa tử... hài hòa trong một vũ điệu tuyệt vời. Giữa bạn và tôi, và cả khoảng cách không gian nữa, dù là một phần nhỏ đến đâu, cũng chỉ là
nguyên tử vật chất và năng lượng mà thôi. Tan ra là năng lượng, hợp lại là nguyên tử vật chất.
Thật sự mắt tôi không còn “thấy” các sự vật rời rạc nữa, mà là thấy năng lượng của các vật thể quyện lẫn vào nhau, tương tự như những tranh vẽ của trường phái Ấn Tượng. Tâm thức tôi lúc này thật tỉnh táo và tôl nhìn thấy mọi hiện hữu đều có năng lượng quyện lấy nhau, di động cùng nhau như cùng chảy trong một dòng sông. Tôi không còn nhận ra vật thể có ba chiều trong không gian và cũng không phân biệt màu sắc nữa. Ngay cả khi nhìn con người, tôi chỉ thấy họ là những khối năng lượng di động không màu sắc, dù họ có mặc y phục nhiều màu.
Những ngày trước kia, trước buổi sáng này, khỉ tôi còn hiểu con người là một vật thể rần, tôi có khả năng cảm thấy đau buồn vì mất mát, hoặc về thể chát - chết hay bị thương, hoặc về tình cảm - thiệt thòi hay mất mát. Bây giờ chỉ còn não thùy Phải hoạt động, tôi không còn thấy đau buồn hay mất mát gì cả. Mà thấy tất cả chỉ là sự chuyển đổi từ vật chất ra năng lượng, chứ nào có mất mát đi đâu. Cho nên hiện tại dù bị thương nặng ỏ đầu, một cảm giác không thể quên được đã xâm chiếm hồn tôi là sự bình an cùng cực. Vì vậy, tôi rất yên tâm.
Nhưng rồi tôi lại nghĩ ra như vậy tôi là người “bất thường”. Làm sao tôi giải thích cho mọi người hiểu được rằng những điều tôi nói trên là sự thật
...

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...