Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

10 cặp từ ai cũng hay nhầm lẫn trong tiếng Việt, dùng đúng hết vốn từ của bạn thật ‘cao thủ’

Có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.” Quả thật vậy, đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Ngay cả nhiều người Việt cũng hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ. 10 cặp từ dưới đây chúng ta sử dụng thường ngày nhưng không ít người vẫn hay mắc sai sót.
1. Chia sẻ hay chia xẻ
tu7a-1461255274441
Từ “chia sẻ“, “chia” có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, “chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).
Từ “Chia xẻ” – “chia” vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó “xẻ” nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).
2. Giả thuyết hay giả thiết
tu9-1461321695242
Từ”giả thuyết” được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.
Còn từ “giả thiết” được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán đó.
3. Độc giả hay đọc giả
tu1d-1461254490505 (1)
Cần chỉ rõ rằng, “độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” mang ý nghĩa “đọc” hay “học” và “giả” mang ý nghĩa “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.
Trong khi đó, từ “đọc giả” được một số người sử dụng với nghĩa “người đọc” hay “bạn đọc” – bao gồm “đọc” là một từ thuần Việt và “giả” là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.
 Vậy nên “độc giả” mới là từ đúng.
4. Chín mùi hay chín muồi
tu2d-1461298160718
Từ “chín muồi” có nghĩa là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ “chín mùi”. Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu “chín muồi” là…. chín mùi như một cách nói tắt.
Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là “chín muồi”.
5. Tựu chung hay tựu trung
tu3a-1461254490518
Trường hợp đúng ở đây phải là “tựu trung”. Tuy nhiên, không ít người dùng “tựu chung” hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của “chung” trong “tựu chung” giống trong từ “chung quy”.
Thật ra, từ “tựu trung” – “tựu” có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, cái cốt lõi. “Tựu trung” có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.
6. Vô hình chung hay vô hình trung
tu4-1461255302329
Theo nghĩa Hán Việt, “vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”. Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: “vô hình trung” được giải thích là “tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến).” Ví dụ: Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó.
Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ “vô hình chung” cả. Vì thế, “vô hình trung” là từ đúng; còn “vô hình chung” là sai.
7. Nhậm chức hay nhận chức
tu5-1461255274409
Theo nghĩa Hán Việt, “nhậm” trong từ “nhậm chức” là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; “chức” là chức trách, việc quan, bổn phận. “Nhậm chức” là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.
Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, “nhận” là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên “nhận chức” không có nghĩa.
Do đó, từ đúng phải là “nhậm chức”.
8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán
tu6-1461255274454
Từ “chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). Ví dụ: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.
Trong khi đó, “chuẩn” trong từ “chuẩn đoán” lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ “chuẩn” chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.
Vì vậy, “chẩn đoán” mới là từ đúng.
9. Tham quan hay thăm quan
tu8-1461255274469
Từ “thăm quan” được gắn nghĩa từ “thăm” – đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ “quan” – quan sát.
Trong khi từ “tham quan” (động từ) – theo gốc Hán thì “tham” có nghĩa là thêm vào; “quan” là quan sát, nhìn nhận. Do đó, “tham quan” nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.
Vây, “tham quan” mới là từ chính xác.
10. Sát nhập hay sáp nhập
 tu10-1461324558642
Từ “sáp nhập” có nghĩa là nhập chung lại, tức là từ đúng. Còn “sát nhập” là từ biến âm từ từ “sáp nhập” thôi bạn nhé!
Có bao nhiêu cặp từ ở trên bạn từng nhầm lẫn, hy vọng bài viết mang lại nhiều hữu ích cho bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...