Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

FM974 Úc Châu :Ấn Độ: Gian Lận Thi Cử Là Chuyện Bình Thường

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09/04/2018

Vài phút, trước khi tới giờ làm bài thi toán cuối năm tại trường trung học Delhi, Raghav xin phép đi tiểu, vào phòng vệ sinh, Raghav dùng điện thoại di động, gởi bản bài thi mà anh ta lén chụp được trước đó, cho người đã cho anh ta số điện thoại tuần rồi, không đầy mấy phút sau, Raghav có đầy đủ bài giải trên màn ảnh của điện thoại. Bà mẹ của Raghav, Sunita cho rằng, việc này không phải là chuyện gian lận, vì bà đã trả số tiền 16 ngàn đồng ru- pi Ấn, khoảng 300 Mỹ kim đàng hoàng.

Trong tháng qua cũng như tuần vừa rồi, mùa thi cuối năm trung học ở Ấn Độ đã gây ồn ào không ít cho người dân và chính quyền, với hàng chục triệu học sinh đi thi, mong muốn làm sao đậu cho được để có thể là một trong những sinh viên trong con số có giới hạn được vào các trường đại học, từ đó nảy sinh ra một loại dịch vụ mà người ta gọi là “gian lận mafia”, đây là tổ chức của một mạng lưới bất hợp pháp rộng lớn, nhắm vào việc làm cho học sinh và giới phụ huynh đạt kết quả cao trong kỳ thi, trước một tương lai khoảng chừng hơn 17 triệu người dành nhau tìm việc làm ở tỷ lệ chỉ có thêm 5,5 triệu mỗi năm. Tuần qua, bài thi của hai kỳ thi cuối năm trung học đã bị lộ, đăng lên trên trang mạng “WhatsApp” trước giờ thi một tiếng rưỡi đồng hồ, hơn 2, 8 triệu học sinh ở Dehli và các vùng phụ cận buộc phải ngồi thi lại cuối tháng tư này. Kirath Kaul, 15 tuổi, một học sinh ở phía đông Dehli, là một trong số học sinh phải thi lại môn toán, đã bực bội cho rằng đây là một sự tra tấn tinh thần, vì cô ta đã học hết không bao nhiêu ngày cho kỳ thi này ngay cả phải thức đêm.

Gian lận thi cử ở Ấn Độ là chuyện có tổ chức hẳn hoi, tại Bihar, một trong các tiểu bang nghèo nhất Ấn, hơn 1000 học sinh đã bị đuổi vì gian lận trong tháng 2. Năm rồi, anh học sinh đổ đầu của tiểu bang về môn Nghệ thuật, lại là một người đàn ông 42 tuổi, người học sinh có điểm cao nhất, cũng môn học này năm 2016 đã bị hủy bỏ kết quả sau khi có tin gian lận và trong buổi phỏng vấn trên đài truyền hình địa phương, cô giải thích, khoa học chính trị theo cô hiểu là môn học về nấu nướng. Chuyện thi cử ở tiểu bang Bihar, trong năm 2015 cũng trở thành tin hàng đầu trên thế giới, khi một đoạn phim ngắn được chiếu cho thấy cha mẹ học sinh đã trèo đứng trên các khung cửa sổ của cao ốc đang là phòng thi để ném câu trả lời cho học sinh ngồi bên trong. Năm nay, để bảo đảm chuyện gian lận không xãy ra, bộ giáo dục cho gắn máy thâu hình trong các phòng thi và hành lang cũng như học sinh phải bỏ giày và vớ để ngoài cửa vào.

Sunita liên lạc với “nhóm tổ chức gian lận mafia” qua sự giới thiệu của trung tâm dạy thêm, nơi con bà, Raghav học thêm trước kỳ thi cuối năm, thầy dạy cho bà biết Raghav còn kém quá, và vì Raghav không thích học cho nên bà không muốn anh ta ở lại lớp, người thầy dạy giới thiệu cho bà chỗ mà người ta có thể gởi bài giải đề thi môn kinh tế, và toán cho nó, bảo đảm không ai biết người gọi tới và trả lời trên điện thoại là ai, bà liền đồng ý ghi tên yêu cầu cùng bốn năm gia đình khác, bà thản nhiên coi đây là chuyện hoàn toàn thông thường khi phải trả số tiền cho ai đó. Cái gọi là kỹ nghệ gian lận thi cử đã thu hoạch được lợi tức đáng kể không thua gì các loại lường gạt có tổ chức khác tại Ấn như “trung tâm gọi cung cấp dịch vụ giả”, giới trẻ Ấn hiện chạy theo các trang mạng xã hội điện tử, nhạc tây phương một cách nhanh chóng và cuồng nhiệt, từ đó, các thứ này đã lôi kéo họ lăn mình vào việc thỏa mản ham muốn bằng lừa lọc gian lận.

Nhờ vào gian lận bài thi mà Raghav đã đậu tất cả các môn, anh ta hiện đang học ngành nhiếp ảnh trong khi đó, Kaul học hết sức mình lại phải ngồi thi lại lần nữa vào cuối tháng 4, cô vẫn lo ngại những học sinh gian lận sẽ làm bài nhiều điểm hơn mình, cô học hành siêng năng nhưng người ta chỉ xem kết quả mà không cần biết họ có gian lận hay không. Bộ trưởng bộ giáo dục Ấn, Prakash Javadeka, cho biết cuộc điều tra về việc lộ đề thi toán và kinh tế, đăng trên trang mạng “WhatsApp” đang tiến hành, thủ phạm gây ra vụ này sẽ phải chịu trừng phạt nặng nề và ông ta đoan chắc cảnh sát sẽ bắt được họ trong nay mai, riêng chính quyền sẽ thi hành nhiều biện pháp nữa nhằm cải thiện hệ thống thi cử để không có chuyện này xãy ra trong tương lai.

Rahul Gandhi, lãnh tụ dối lập đảng Congress, dùng việc lộ đề thi vừa qua, chỉ trích chánh phủ của thủ tướng Modi, khi ông ta chế nhạo là, 2.8 triệu học sinh phải đi thi nữa, chuyện giỡn hay sao, ai chịu trách nhiệm cho việc này đây. Cảnh sát phụ trách việc điều tra vụ lộ đề thi ở Dehli nói rằng, 25 người bao gồm học sinh và giáo viên đã được hỏi tới nhưng cho tới nay không bắt giữ một ai cả, vì hầu hết họ đều chỉ đọc trên trang mạng mà thôi. Gian lận thi cử là chuyện rất bình thường ở Ấn Độ kể cả việc hối lộ một số tiền lớn để có trước đề thi cũng như bài giải đáp, năm 2015, hàng trăm người bị bắt tại miền đông tiểu bang Bihar vì tội trèo lên tường, đưa bài giải và tài liệu cho người thân trong giờ thi. Tháng 5 năm ngoái, nhiều người dân đã phản đối giới chức có thẩm quyền của trường học dữ dội vì đã ra lệnh, buộc một cô nữ sinh phải cởi bỏ áo nịt ngực tại nơi công cộng trước khi vào phòng thi, để cầm chắc là cô không giấu tài liệu trong đó.

Tại một trung tâm khảo thí hôm thứ tư rồi, từ sáng sớm người ta thấy hàng trăm đôi giày đủ loại, xếp hàng dài, đầy cả một khoảng sân trước mấy dãy phòng thi, thi hành đúng theo quy định mới của hội đồng khảo thí tiểu bang Bihar ban hành năm nay, người tổng giám thị của một trường ở Munger nói rằng, nhiều máy thâu hình tại các trung tâm được gắn lần đầu tiên trong năm ngoái nhưng theo ông, xem ra không đủ để bảo đảm không có gian lận vì học sinh có thể đi phòng vệ sinh và trong đó họ lấy tài liệu ra xem được, giày và vớ là chỗ mà người ta tin rằng, tài liệu bài thi giấu ở đó nhưng chắc không phải là số nhiều, dù sao ít nhất quy dịnh này sẽ giúp làm giãm bớt chuyện giấu tài liệu trong giày vớ thí sinh, bộ giáo dục tiểu bang kêu gọi học sinh và phu huynh nên chấp hành quy định này một cách nghiêm chỉnh.

Gần 17.7 triệu học sinh thi kỳ thi tốt nghiệp trung học tại 1,426 trung tâm khảo thí trên khắp tiểu bang Bihar, theo quy định mới, thí sinh không được phép mang giày vào phòng thi, tuy nhiên được mang dép, tại trường nữ sinh Kamla Nehru ở Gardanibagh, thí sinh mang loại giày hở phân nửa, không có vớ cũng bị buộc phải bỏ ra, có một số học sinh phản đối, một cô giáo có nhiệm vụ trông coi ngoài cửa chính của trung tâm cho biết, bà ta không có đủ thời giờ để xem xét từng đôi giày của mỗi một thí sinh, cho nên bảo họ cổi ra, để đó khi xong trở ra lấy lại, bà cũng nói thêm, đã có 53 thí sinh bị đuổi khỏi phòng thi vì gian lận hôm thứ tư. Đứng nhìn vào trong từ xa, Rohit Kumar, người ở thôn Buxar, có đứa em gái Swati Kumar đi thi hôm nay nói rằng, anh ủng hộ quy định mới của chính quyền tiểu bang, bộ giáo dục đã cho phổ biến, giải thích cho công chúng nhiều tháng trước đây, phụ huynh không có gì bàn cãi nữa, không có gì sai trong việc này, ít nhất tại đây không còn có chuyện hủy bỏ kết quả thí sinh đổ đầu như trường hợp Ruby Rai, người học sinh đã gian lận thi cử hai năm trước đây, trước khi bước vào hành lang tới phòng thi thi môn Anh văn, Sawti gật đầu đồng ý những gì anh cô nói.

Cũng trong ngày thi hôm thứ tư, tại trường trung học Ram Laklam Singh Yadav ở Punaichak, Amarnath Choudhary, người ở quận Masuarhi, đưa con trai đi thi, lại chỉ trích quy định mới này, anh ta bực bội cho rằng, “bây giờ là chuyện giày vớ, rồi mai đây chính quyền sẽ bảo hội đồng giáo dục tiểu bang thông qua quy định khác, bắt buộc thí sinh chỉ được mặc quần sọt vào phòng thi không chừng”, nhưng biết làm sao hơn, chuyện gian lận thi cử ở xứ này là chuyện ai cũng biết nhưng biết để mà biết vậy thôi.


Thuyên Huy

Monday 09.04.2018

2 nhận xét:

HỒN XUÂN MUỘN - Thơ Tranh Ngọc Ánh