Từ cảnh thiếu đói thời bao cấp,
nay hàng hóa tràn ngập khắp nơi. Nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu xem chúng
chứa những gì? Vì lợi nhuận mà nhiều nhà sản xuất đã cho vào đó lất
nhiều thứ nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Sau đây là một số thực phẩm, đồ uống đã bị cấm ở nhiều quốc gia nhưng lại được bày bán ở một số nước khác, trong đó có Việt Nam.
1. Phẩm màu nhân tạo
Theo các thống kê, trong khoảng 50 năm gần đây, lượng tiêu thụ phẩm màu nhân tạo đã tăng vọt lên gấp 5 lần.
Mặc dù mang lại bề ngoài bóng bẩy nhưng phẩm màu hóa học lại tiềm ẩn
nhiều độc hại. Một nghiên cứu của Cục quản lý tiêu chuẩn thực phẩm Anh
cho biết, việc dùng thường xuyên thực phẩm có màu công nghiệp sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến trí tuệ của trẻ, khiến chỉ số IQ giảm ít nhất 5,5
điểm.
Ngoài ra
trong nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy phẩm màu nhân tạo có thể làm
cho trẻ dễ bị tăng động hoặc gây ra các phản ứng dị ứng và mẫn cảm
nghiêm trọng cho một số người dùng, nếu tích lũy lâu dài có thể dẫn đến
ung thư.
Đó là lý
do tại sao một số thực phẩm xuất khẩu sang châu Âu không sử dụng phẩm
màu nhân tạo hoặc được thay thế bằng các phẩm màu tự nhiên như nghệ, cà
rốt, trà xanh…
2. Thuốc diệt cỏ chứa glyphosate
Glyphosate
là hợp chất có trong các loại thuốc diệt cỏ phổ biến như Round up của
tập đoàn Monsanto. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại glyphosate vào nhóm 2A (tức nhóm
có khả năng gây ung thư cao).
Hiện tại
đã có 5 nước là Malta, Sri Lanka, Argentina, Colombia và Hà Lan cấm sử
dụng thuốc diệt cỏ chứa glyphosate. Trong khi đó, tại Việt Nam, glyphosate là chất phổ biến trong các loại thuốc diệt cỏ. Nó nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép sử dụng và được bày bán tràn lan.
3. Kháng sinh tồn dư trong thịt cá
Tyson
Foods, một công ty sản xuất và phân phối thịt lớn nhất của Mỹ đã bị phát
hiện có sử dụng thuốc kháng sinh, các steroid và thuốc kháng viêm trong
chăn nuôi gia cầm. Do đó công ty này đã bị cấm phân phối thịt gà ở một
số nước Châu Âu, Nga, Na Uy và Úc. Sau đó Tyson Foods đã hứa sẽ chấm dứt
việc sử dụng những chất này trong hoạt động chăn nuôi.
Thịt lợn, gà tồn dư kháng sinh, chất tạo nạc cũng đang là vấn nạn rất phổ biến tại Việt Nam. Gia
súc khỏe mạnh được dùng kháng sinh góp phần tạo nên những chủng vi
khuẩn kháng thuốc. Thậm chí là gây đại dịch siêu vi khuẩn kháng thuốc đe
dọa toàn nhân loại. Bên cạnh đó người tiêu dùng ăn thịt tồn dư kháng
sinh, về lâu dài hiệu khi dùng kháng sinh để trị bệnh hiệu quả sẽ kém
đi. Một số loại kháng sinh còn làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Thực phẩm biến đổi gen (GM)
GM là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng, động vật chuyển gen.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất giống, GM giúp người dân không cần bỏ
nhiều vốn, ít sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu mà vẫn có được cây trồng
năng suất cao. Nhưng theo thời gian GM đang bộc lộ nhiều nguy hại. Chính
vì vậy, trong năm 2015 hơn một nửa các nước ở Châu Âu cấm nhập khẩu các
sản phẩm GMO với lý do GMO gây các phản ứng dị ứng, có nhiều độc tố và
làm sụt giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Tại Việt
Nam, GMO đang len lỏi trong bữa ăn mỗi gia đình Việt mà nhiều người
không hề hay biết. Ước tính, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 2 triệu
tấn ngô, 4 triệu tấn đậu nành chủ yếu từ Mỹ, Canada, Brazil.
Đáng lưu ý là ngô và đậu nành GMO đã được sử dụng làm thức
ăn chính cho gia súc và gia cầm như lợn, gà, tôm, cá, kể cả cho
bò nuôi lấy thịt và sữa ở các nước này.
5. Bánh mì chứa chất phụ gia
Kali
Bromat được biết đến như là chất phụ gia phổ biến trong nhiều loại bánh
thương mai. Nó làm bánh nở to, mềm và làm giảm thời gian nướng của bánh
mì nên hay được sử dụng trong các nhà máy sản xuất bánh công nghiệp.
Tuy
nhiên chất phụ gia này có thể gây ra đau đầu, nổi phát ban và các vấn đề
về tiêu hóa. Hiện nay Kali bromat đã bị cấm dùng ở Canada, Trung Quốc
và EU.
6. Đồ uống thể thao
Đồ uống
thể thao không hẳn là xấu, vì nó có chứa một số vitamin, muối khoáng
cũng như các yếu tố lành mạnh khác. Nhưng chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà
một số nhà sản xuất đã dùng dầu thực vật brominated (BVO) để tạo mùi và
tăng màu cho sản phẩm.
BVO bị cấm ở Nhật Bản và Châu Âu vì độc tính, nguy cơ gây ung thư vú và tuyến tiền liệt.
7. Sữa bò có chứa hormone tăng trưởng
Để tăng lượng sữa, một số con bò ở Mỹ đã được tiêm hormone tăng trưởng.
Hiệp hội
người tiêu dùng và Hiệp hội Phòng chống Ung thư đang lo ngại rằng, sữa
từ những con bò đã được tiêm thuốc tăng trưởng có thể gây hại cho con
người. Những người uống phải loại sữa này sẽ tăng nguy cơ về bệnh tim
mạch, ung thư và thiểu năng tuyến giáp. Đó là lý do tại sao loại sữa này
bị cấm ở NaUy, Thụy Sĩ, New Zealand, Nhật , Úc, và 29 nước Châu Âu.
Như vậy,
các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý phân biệt nguồn gốc sữa tươi cho con,
do đây là một trong những món ăn quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển
của trẻ.
8. Thuốc diệt cỏ chứa paraquat
Paraquat
là loại thuốc diệt cỏ độc hại có mối liên quan với bệnh Parkinson, gây
tổn thương thận và hệ hô hấp. Năm 2007, Liên minh Châu Âu đồng thuận cấm
paraquat. Năm 2012, Trung Quốc thông qua lệnh cấm paraquat.
Mãi đến
năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta mới ban hành
quyết định loại toàn bộ các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất 2,4D và
paraquat ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy vậy, Bộ
vẫn cho phép sản xuất, nhập khẩu tiếp trong tối đa 1 năm và cho buôn
bán, lưu hành trong tối đa 2 năm nữa. Việc ăn phải rau có tồn dư chất
này là cực kỳ độc hại, có thể gây ngộ độc ngay hoặc gây biến đổi gen làm
xuất hiện bệnh tật sau này.
Ngày
nay, khi khoa học và công nghệ phát triển đã tạo nên nhiều sản phẩm tiện
lợi với giá thành thấp hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào đi kèm với đó
là chất lượng cao và an toàn, do nhiều nhà sản xuất bất chấp lợi ích
người tiêu dùng chỉ vì lợi nhuận. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn cẩn thận hơn khi lựa chọn sản phẩm, để tránh rước thêm những độc hại vào cơ thể mình.
Theo Brightside
Tiểu Thiên
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa