Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Ai nói ‘Tứ đại phát minh’ là của Trung Quốc?


Trung Quốc, tứ đại phát minh
Thanh toán di động đã phủ sóng tới các chợ của TQ. Trong ảnh, một phụ nữ đang thanh toán bằng cách quét mã QR trên điện thoại

Trung Quốc khẳng định phát minh ra đường tàu cao tốc, thanh toán di động, thương mại điện tử và xe đạp công cộng nhưng thực ra chúng bắt nguồn nhiều thập kỷ trước từ các nước khác.
Khẳng định: Trung Quốc phát minh ra đường tàu cao tốc, thanh toán di động, thương mại điện tử và xe đạp công cộng.
Thực tế: Trung Quốc không phát minh ra bất cứ công nghệ nào kể trên – nhưng đóng vai trò tiên phong trong việc triển khai rộng rãi các phát minh này.
Đây là ‘bốn phát minh’ được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông Trung Quốc từ 5/2017.
Nhưng những công nghệ này không bắt nguồn từ Trung Quốc mà được phát minh từ nhiều thập kỷ trước.
Khẳng định này đến từ đâu?

Trung Quốc, tứ đại phát minh
Khẳng định này dường như có xuất xứ từ cuộc khảo sát của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh 5/2017, yêu cầu những người trẻ tuổi đến từ 20 quốc gia liệt kê công nghệ mà họ ‘muốn mang về’ cho đất nước họ từ Trung Quốc.
Câu trả lời được nhiều người chọn nhất là đường sắt cao tốc, thanh toán di động, xe đạp công cộng và thương mại điện tử.
Kể từ đó, truyền thông và giới chức Trung Quốc đã nỗ lực quảng bá các công nghệ này như ‘bốn phát minh vĩ đại mới của Trung Quốc’ thời hiện đại.
Tại sao vẫn tiếp tục khẳng định?

Trung Quốc, tứ đại phát minh
Lễ kỷ niệm 50 năm tàu cao tốc Shinkansen tại Tokyo năm 2014
Thuật ngữ ‘tứ đại phát minh’ tương tự như ‘bốn phát minh vĩ đại’ của Trung Quốc cổ đại – làm giấy, thuốc súng, in và la bàn.
Trung Quốc tập trung vào phát triển công nghệ mới vì muốn trở thành ‘quốc gia sáng tạo’ vào năm 2020.
“Sau nhiều năm phụ thuộc vào quyền lực tối cao về công nghệ của các nước phát triển ở phương Tây, Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các công nghệ cốt lõi của riêng mình, vì chỉ làm như vậy mới có thể giành được độc lập và sự tôn trọng từ cả đối tác lẫn đối thủ”, Tân Hoa Xã nói.
Trung Quốc là nước có thu nhập lớn thứ hai trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sau Hoa Kỳ, chiếm 21% trong tổng số gần 2000 tỷ đôla vào năm 2015, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Đường sắt cao tốc
Trung Quốc, tứ đại phát minh
Đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến đầu tiên ở Gateshead: BàJane Snowball, 72 tuổi, sử dụng TV để đặt bơ thực vật, bắp và trứng từ siêu thị địa phương
Không có định nghĩa chuẩn về ‘đường sắt cao tốc’. Liên minh châu Âu định nghĩa ‘tốc độ cao’ ít nhất 250km / h trên đường ray mới và 200km / h trên đường ray cũ.
Theo Tổ chức Đường sắt Toàn cầu (UIC), dịch vụ tàu cao tốc đầu tiên bắt đầu vào năm 1964 – tàu Shinkansen cao tốc của Nhật Bản.
Trung Quốc mở đường sắt cao tốc đầu tiên năm 2008, từ Bắc Kinh đến Thiên Tân, ngay trước Thế vận hội Olympic.
Thanh toán di động
Một số thanh toán đầu tiên qua thiết bị di động được thực hiện vào năm 1997 tại Phần Lan, với máy hát tự động và máy bán hàng tự động – bao gồm một máy bán Coca-Cola tại sân bay Helsinki.
Tuy nhiên, một số người cho rằng công nghệ thanh toán di động thật sự bắt đầu khi Apple Pay ra mắt lần đầu năm 2014.
Thương mại điện tử
Michael Aldrich, người Anh, được cho là đã sáng tạo ra khái niệm mua sắm trực tuyến năm 1979.
Sử dụng công nghệ có tên là Videotex, ông Aldrich kết nối một chiếc TV thông thường với máy tính qua đường dây điện thoại.
Nhưng mãi cho đến những năm 1990 thương mại điện tử mới trở nên phổ biến, khi Amazon và eBay ra đời trang web của mình năm 1995.
Xe đạp công cộng
Cuối cùng, khái niệm chia sẻ xe đạp đầu tiên – được gọi là “kế hoạch xe đạp trắng” – được giới thiệu tại Amsterdam vào những năm 1960 bởi phong trào phản văn hóa Provo của Hà Lan.
Các chương trình xe đạp công cộng quy mô lớn đầu tiên bắt đầu vào những năm 1990 ở các thành phố châu Âu – Copenhagen được cho là thực hiện đầu tiên.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc như Mobike và Ofo là những người tiên phong trong việc xe đạp công cộng ‘không bến đỗ’. Đây là một hệ thống mới giúp người dùng định vị xe đạp bằng điện thoại thông minh và để chúng ở bất cứ đâu mà không cần phải gửi ở bến cụ thể.
‘Người chơi chính’
Trung Quốc đã vượt qua các nước khác trong việc áp dụng rộng rãi và thích nghi với tất cả bốn công nghệ.
Trung Quốc hiện có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới – khoảng 25.000 km – và mục đích mở rộng gấp đôi năm 2030.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, tổng thanh toán di động nước này trong 10 tháng đầu năm 2017 đạt 12,7 nghìn tỷ đôla, doanh thu lớn nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2017 của PricewaterhouseCoopers, với hơn 700 triệu người sử dụng internet, Trung Quốc cũng là thị trường thương mại điện tử lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Tháng 2/2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, có 400 triệu người đăng k‎ý sử dụng xe đạp công cộng và 23 triệu xe đạp công cộng được sử dụng ở Trung Quốc.
BBC

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...