Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

GIỌT NƯỚC MẮT


         Nước mắt là một dung dịch dạng lỏng (nước) được tiết ra từ bộ phận mắt trên cơ thể thông qua tuyến lệ. Về mặt sinh học, nước mắt là dung dịch dùng để làm lau sạch những bụi bẩn bám ở con ngươi, khi tuyến lệ tiết ra nước mắt để làm ướt và trôi đi các bụi bẩn ở mặt do bụi bay vào mắt, nước bẩn tiếp xúc với mắt, hơi cay làm khô mắt nên tuyến lệ tiết nước mắt để làm ướt mắt. Ngoài ra, khi con người hoặc động vật ngáp thì tuyến lệ cũng tiết nước mắt. Nước mắt cũng có thể tiết ra do kích thích mắt liên tục như chớp mắt, dụi mắt, chạm vào mắt...

        Về mặt tâm lý, nước mắt của con người là những biểu hiện sinh động cho trạng thái tâm lý đặc biệt là khi người ta khóc (có thể khóc do buồn, đau khổ, mất mát hoặc có thể khóc do hạnh phúc, vỡ òa trong sung sướng...). Những giọt nước mắt được gọi là giọt lệ, được tiết ra và thông thường được tiết ra rất nhiều. Ngoài ra trong nhiều trường hợp khi người ta cười cũng tiết ra nước mắt.

        Nước mắt hay giọt lệ là đề tài trữ tình và thơ mộng của văn chương, thơ ca, hội họa, phim ảnh, âm nhạc, ca kịch.... đặc biệt nhiều phim ảnh theo thể loại tâm lý, tình cảm, xã hội nhất là phim Hàn Quốc thường có nhiều cảnh đặc biệt tả cảm xúc của các nhân vật khi họ khóc, rơi lệ...tạo sự đồng cảm và lôi cuốn người xem. Còn nước mắt không chân thành, nhằm biểu diễn một trò lừa mị hay đánh bóng cá nhân mình thì người ta thường dùng thuật ngữ "nước mắt cá sấu" dùng để chỉ về những kẻ giả nhân, giả nghĩa đó.

        Dưới kính hiển vi của các nhà khoa học, toàn bộ thành phần của nước mắt hiện lên sống động như thể những con sông, những tòa nhà trên mặt đất khi bạn ngắm từ máy bay. Đây là công trình mang tên The Topography of Tears của nhiếp ảnh gia Mỹ Rose-Lynn Fisher. Với một kính hiển vi gắn máy ảnh, cô đã ghi lại hình ảnh cực ấn tượng về nước mắt của hi vọng và niềm tin......hay nước mắt của niềm vui. Cơ duyên đưa Fisher đến với dự án đặc biệt này là khi cô rơi nước mắt khóc thương một người thân đã mất.

        Thay vì lau sạch nước mắt chảy tràn, Fisher quyết định tìm hiểu xem, khóc vì hạnh phúc hay đau khổ, khóc vì hành cay hay nuối tiếc khác nhau như thế nào. Trong các ảnh cô trình bày là nước mắt của sự đoàn tụ. Một giọt nước mắt của sự khởi đầu và kết thúc nhìn như thể một cánh rừng nguyên sinh. Điều kinh ngạc là ảnh chụp nước mắt dưới kính hiển vi đẹp và lạ như ảnh chụp Trái đất từ trên cao. Fisher soi và chụp ảnh nước mắt qua kính hiển vi dựa trên ba loại cơ bản bao gồm: nước mắt thông thường - tạo ra mỗi lần chớp mắt và trải đều trên bề mặt mắt để giữ mắt không bị khô.
       Thứ hai là nước mắt do tác động của những nhân tố gây khó chịu như hành cay.

       Và thứ ba là những giọt nước mắt hạnh phúc hay đau khổ, nuối tiếc hay hi vọng, được tạo nên tùy theo tâm trạng và cảm xúc của con người. Thường tình giọt nước mắt là biểu hiện của buồn đau, thương tiếc. Nhưng không ít trường hợp nước mắt rơi vì quá sung sướng, hạnh phúc. Như cha mẹ gặp lại con, đôi tình nhân lâu ngày xa vắng cách trở, bỗng tình cờ hội ngộ thì nước mắt xúc cảm chân thành lại chảy ra không ngăn chận hay kềm chế được. Người ta gọi đó là giọt nước mắt xuất ra từ trái tim thật. Theo tôn giáo, như Phật giáo, đã dạy: Nước mắt của thế gian đổ tràn như biển cả vì khổ đau.

        Người ta nói nhiều nhất về những giọt nước mắt rơi từ những người phụ nữ: người mẹ, người tình nhân, người con…v…v.. Thật ngẫu nhiên, khi mùa Ngâu lại trùng với mùa Mẹ. Nói đến Ngâu là nói đến nước mắt, nói đến nỗi buồn. Và cũng giống như trái tim người Mẹ, cả đời lo lắng cho đàn con, nên ngay cả khi Mẹ vui nhất, thì trong ánh mắt hạnh phúc ấy, cũng lấp lánh những giọt nước mắt. Nhưng cuộc đời của Mẹ, thường là nỗi buồn ngự trị, ngay cả khi đó là một người Mẹ may mắn, có đời sống hạnh phúc. Từ khi còn là cô gái, sự nhạy cảm của “phái yếu” khiến nỗi buồn có thể đến bất cứ lúc nào. Bố mẹ mắng: buồn. Bạn bè giận: buồn. Thậm chí không làm được bài tập cũng buồn bã, khóc lóc. Khi lớn lên, lúc biết chớm yêu thì nỗi buồn càng nhiều. Trái tim của một thiếu nữ luôn mong manh, yếu đuối. Đã thế, người con gái luôn sở hữu một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, nên chỉ cần một chiếc lá vàng rơi trong buổi chiều hoàng hôn cũng đủ để tâm hồn ấy bay theo những cơn gió, mênh mang buồn.

       Rồi yêu, ấy là lúc nhiều buồn vui, hờn giận nhất. Trái tim mong manh được sưởi ấm bởi tình yêu của một chàng trai. Nhưng trong tình yêu cũng có nhiều bất trắc. Và bất cứ mối tình nào cũng mang nhiều trạng thái cảm xúc, khi thì hạnh phúc tột đỉnh nhưng cũng lắm lúc thất vọng, ê chề. Và thường khi nỗi buồn đến len lỏi trong tâm thức, song lắm lúc lại ào ạt như sóng biển dâng trào. Vì vậy khi yêu, người con gái thường mang theo cả những nỗi buồn, rồi ngay cả đến khi hạnh phúc nhất.

        Và cô gái đi lấy chồng, rồi làm Mẹ. Biết bao những thăng trầm, gian khó của những ngày tập tành làm dâu. Có những người vợ, chỉ đến lúc lên giường, được chồng đầu ấp tay gối, mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc. Còn lại là những chuỗi thời gian dài căng thẳng, đầy áp lực của “bổn phận” làm vợ, làm con… Và rồi, niềm hạnh phúc nhất của người phụ nữ, đó là làm Mẹ. Niềm vui khi biết mình mang giọt máu của tình yêu. Sau đó là chuỗi 9 tháng 10 ngày với biết bao nhiêu sự hồi hộp, lo lắng, buồn vui lẫn lộn. “Cửa sinh là cửa tử” - điều mà bất kỳ người mẹ nào trước lúc nở nhuỵ khai hoa cũng hiểu, đấy cũng là một áp lực vô cùng to lớn, thậm chí là nỗi sợ hãi của nhiều bà mẹ trẻ. Rồi những đứa con ra đời là niềm hạnh phúc tột đỉnh của người mẹ. Nhưng niềm vui ấy cũng chẳng dài lâu, vì Mẹ sẽ lại lo lắng, không biết con mình sẽ như thế nào trên đường đời phía trước. Ốm đau, gầy yếu, còi cọc, sài đẹn…là những điều Mẹ luôn lo lắng, trăn trở. Vì thế, đồng hành với niềm vui, hạnh phúc khi con lớn lên từng ngày, cũng là những nỗi lo lắng, buồn phiền luôn thường trực trong trái tim Mẹ. Bởi ông trời đã sinh ra Mẹ với một trái tim rộng lớn và tình yêu bao la dành cho những đứa con của mình, ví như nước nguồn biển cả mênh mông!

        Những đứa trẻ dần lớn lên trong vòng tay của Mẹ, rồi chúng “đủ lông, đủ cánh” tung bay trên bầu trời của cuộc sống rực rỡ đủ mọi sắc màu. Lúc đó, Mẹ sẽ chỉ lặng lẽ dõi theo, buồn vui của con, cũng là vui buồn của Mẹ. Rồi theo chân Mẹ, cũng là thuận theo lẽ tự nhiên, con cái trưởng thành dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, Mẹ trở thành bà nội, bà ngoại, lại lấy kiến thức và kinh nghiệm cuộc đời mình chăm sóc các cháu thay con. Nỗi lo cũng lại nảy sinh với những đứa cháu bé bỏng, y như lúc bà lo lắng cho cha mẹ chúng. Tiếp nối, tiếp nối và cứ mãi tiếp nối….

       Nhưng buồn nhất, đối với Mẹ, ấy là khi tuổi đã xế chiều. Khi mắt Mẹ đã mờ, chân Mẹ đã bước đi những bước chậm không còn vững. Đàn con cháu ở xa, thỉnh thoảng chúng mới về. Thế là lúc nào Mẹ cũng mong. Mẹ nhớ chúng, Mẹ buồn nhưng Mẹ đâu còn khoẻ như lúc trẻ để khi muốn là Mẹ có thể băng băng lên đường ra thăm con cháu. Mẹ chờ đợi khoảnh khắc đàn cháu ùa vào sân nhà, sà vào lòng bà, đặt những chiếc hôn thơm lên đôi má nhăn nheo của bà, giọng rổn rảng: Con chào bà ạ! Lúc ấy Mẹ sung sướng nhất, hạnh phúc nhất. Nụ cười của Mẹ sẽ rạng rỡ nhất, dù biết rằng, chỉ vài khoảnh khắc ấy, chúng lại kéo nhau đi xa, để lại nỗi nhớ không nguôi trong lòng Mẹ. Nước mắt Mẹ lại rơi buồn khôn tả. Đời mà!!!

    Quả thật, cuộc đời Mẹ cũng như cánh cò trong câu ca dao, khi thì lặn lội trong đêm “gánh gạo nuôi chồng”, lúc lại mải miết bay trên những cánh đồng, rồi sà xuống mò cua bắt ốc. Cánh cò ấy chở bao nhiêu ước mơ, hoài bão của đàn con nhỏ. Vươn mình trong giông bão chở che cho mái ấm gia đình. Cánh cò ấy cứ mải miết bay mãi, như số phận đã an bài, cả cuộc đời bươn chải lo toan. Lúc nào cũng chỉ biết nghĩ cho con cháu, và chỉ mong chúng sống bình yên, hạnh phúc. Và niềm sung sướng nhất, chính là khi thấy con cháu trưởng thành, sống hiếu nghĩa và luôn nhớ về nguồn cội, nơi có ông bà, cha mẹ luôn trông ngóng đàn con trở về. Chỉ cần thế thôi, cánh cò ấy sẽ lại thấy mình khoẻ khoắn, dang rộng cánh bay trên bầu trời để tiếp tục che chở đàn con. Không một ai mà không khóc, nước mắt chảy dầm dề khi thấy hình ảnh chiến tranh Việt nam: Đứa bé ôm bú vú mẹ đang nằm chết trên xa lộ kinh hoàng Quãng Trị trong ngày chạy khỏi miền Trung.

       Vì thế, mới có câu nói: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”.(!)

       Suốt dọc con đường của cuộc đời có biết bao giọt nước mắt đã rơi, có những giọt nước mắt buồn, cũng có những giọt nước mắt vui,… nhưng dù thế nào thì cũng phải vượt qua để đích đến cuối cùng là một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc. Vì thế ta cần xác định cho mình một tiêu chí để xây dựng cuộc đời này. Tiêu chí của một cuộc sống tiến bộ là luôn sống hết mình vì niềm vui, hạnh phúc của bản thân, gia đình và những người xung quanh. Chúng ta phải sống làm sao để: “Khi sinh ra là lúc sơ sinh ta khóc trong khi mọi người đang cười, hãy sống sao cho lúc chết đi bạn cười trong khi mọi người đang khóc. Họ khóc vì được biết đến ta và thương ta”. Khi đã biết được những điều này thì bản thân mỗi chúng ta cũng không ít lần rơi nước mắt. Nhưng giờ thì chúng ta hẳn đã biết giá trị của những giọt nước mắt đã rơi, đang rơi và sẽ rơi. Và chúng ta không cần phải dằn vặt chính bản thân mình nữa.

      Mỗi con người đều tự vạch cho mình một con đường, một lối đi riêng cho cuộc đời này. Và mong rằng ai cũng cần bỏ ra nhiều hơn một chút thời gian để suy nghĩ và nhìn nhận nó để trau chuốt, gọt giũa nó để trở thành một con đường chân lý của riêng mình và hãy làm sao để sau này mỗi lần nghĩ lại những gì đã trãi qua mình không hề thấy hối tiếc vì bất cứ việc gì. Và luôn chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

       Nhưng điều quan trọng nhứt là giọt nước mắt phải để cho nó tự xuất phát từ trái tim rung động chân thành thật sự, trong lúc xúc động thật sự, chứ không phải là sự biểu hiện từ sự giả dối, lừa phỉnh, biểu diễn nhắm mục đích vụ lợi mà người đời cho là “Giọt nước mắt cá sấu”. Được vậy, giọt nước mắt mới được trân quý như giọt ngọc lưu bích long lanh. Có một sự cảm nhận gần như linh diệu là khi nhìn những giọt nước mắt chân thành chảy từ trái tim, dù nhỏ ra ít ỏi, nhưng ai nhìn cũng thấy sự chân thành, đau đớn hay hạnh phúc lớn lao thầm kín ẩn sâu. Ngược lại, nhìn một người dù nước mắt đầm đìa nhưng không chân thật, mà ẩn chứa sự dối trá, dù diễn xuất hay thế mấy, người ta khi nhìn bằng sự linh cảm thì vẫn dễ nhận ra là sự dối trá. Linh diệu là ở chỗ đó, nên có thể kết luận: nước mắt chân thật được rút kết từ tận sâu trái tim chân thật.

      Xin tặng bài thơ thứ 1 trong 3 bài thơ nhỏ lệ của thi sĩ Hồ Xuân Hương khóc Tử Minh còn gọi là Cả Tân. Tử Minh vốn người tài hoa, vào trạc bốn mươi tuổi, văn chương học vấn thật là tú khẩu cẩm tâm, nhả ngọc phun châu. Tử Minh và bà Hồ Xuân Hương đi lại thâm tình. Tình sâu keo sơn, nghĩa tựa chi lan. Khi Tử Minh chết, bà Hồ Xuân Hương đau đớn vô cùng, nên làm ba bài thơ điếu. Lời thơ chứa lệ chân thành.

KHÓC TỬ MINH 

Ơi hi ơi hi chết C Tân!
Suy ra t
o hóa ác vô ngn.
Ba gian nhà h
c t đây vng,
M
y lp khoa thi nhng vng dn.
Chăm cháu th
y Tư đau chín khúc,
Th
ương con bác Sáu kh trăm phn.
Kêu cha lăn lóc, trông đàn tr
.
Su
t h ai là chng dm chân.

·         HỒ XUÂN HƯƠNG

HỌA: KHÓC THAN VỈNH BIỆT

Than ơi! Tri đã dt đi Tân,

Kh quá tim tôi xót thm ngn.

Nhà hc t đây thôi thiếu bóng,

Lp thi nay cũng vng đi dn.

Thy Tư chăm cháu đau tng khúc,

Bác Sáu thương con kh vn phn.

Lăn lóc nh cha nhìn lũ tr,

Ai mà trong h chng chn chân.

                               * HỒ NGUYỄN (03-4-18)



HỒ XƯA sưu tầm nhiều nguồn sắp xếp, bố cục viết lại_

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...