Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Đa phần người Việt đều bỏ qua những dấu hiệu suy tim rất nguy hiểm sau

Suy tim có thể còn được gọi là suy tim sung huyết. Tình trạng này xảy ra khi cơ tim không bơm đủ lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Suy tim cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân nhất định như động mạch bị thu hẹp ở bệnh nhân mắc bệnh tim, hoặc huyết áp cao.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân gây suy tim đều có thể được đảo ngược, tuy nhiên, việc điều trị tích cực có thể cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng suy tim, giúp bạn sống lâu hơn. Thay đổi từ lối sống như tập thể dục, giảm natri trong chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng và giảm cân có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Đó cũng là cách để phòng ngừa suy tim, ngăn ngừa và kiểm soát các chứng bệnh gây suy tim như bệnh động mạch vành, huyết áp cao, tiểu đường hoặc béo phì.
Dấu hiệu, triệu chứng suy tim
Theo Mayoclinic, suy tim có thể ở trạng thái mãn tính hoặc cấp tính. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim có thể bao gồm:
- Khó thở khi bạn vận động hoặc lúc nằm
- Mệt mỏi và đuối sức
- Sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân
- Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường
- Giảm độ bền khi tập luyện
- Ho dai dẳng hoặc thở khò khè kèm theo đờm màu trắng hoặc hồng
- Tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm
- Trướng bụng
- Tăng cân nhanh và giữ nước
- Buồn nôn
- Khó tập trung và giảm sự tỉnh táo
- Khó thở đột ngột, ho nghiêm trọng và khạc ra chất nhầy bọt
- Đau ngực
Đa phần người Việt đều bỏ qua những dấu hiệu suy tim rất nguy hiểm sau - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể diễn tiến thầm lặng, âm thầm phá hủy sức khỏe của bạn. Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nào dưới đây, bạn buộc phải tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp:
- Tức ngực
- Ngất xỉu hoặc suy yếu nặng
- Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều liên quan đển thở dốc, đau ngực hoặc ngất xỉu.
- Khó thở đột ngột, ho ra chất nhầy bọt.
Phân loại suy tim
Phân loại suy tim theo chức năng tim
- Suy tim tâm thu: Là khi cơ tim yếu đi do bị giãn rộng, không thể bơm máu ra khỏi tim.
- Suy tim tâm trương: Là khi cơ tim trở nên dày và cứng, khó giãn rộng ở thời điểm máu đổ đầy tim.
Phân loại suy tim theo vị trí
- Suy tim trái: Nếu phía bên trái của tim, bao gồm nhĩ trái và thất trái, bơm và trữ máu không hiệu quả hoặc co bóp không đồng bộ, máu sẽ ứ tại phổi. Bạn sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, và bị ho khan kéo dài (đặc biệt là vào ban đêm), đôi khi ho có đờm lẫn máu.
- Suy tim phải: Nếu phía bên phải của tim, bao gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải, bị suy yếu, máu từ tĩnh mạch trở về tim khó khăn. Nó tích tụ trong các tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài, gây phù bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân.
- Suy tim toàn bộ (suy tim sung huyết): Suy tim sung huyết xảy ra khi nó tiến triển nặng hơn. Máu lưu thông với tốc độ chậm làm thoát dịch ra ngoài mạch máu và ứ lại ở tất cả các cơ quan, gây phù phổi, phù gan, thận.
Sự tích tụ chất lỏng ở thận làm ảnh hưởng đến khả năng đào thải muối (natri) và nước, có thể dẫn đến suy thận. Sau khi suy tim được điều trị, chức năng của thận thường được cải thiện.
Phòng ngừa
Chìa khóa để ngăn ngừa suy tim là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn có thể kiểm soát hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim – huyết áp cao và bệnh động mạch vành bằng cách thay đổi lối sống kèm theo sự hỗ trợ của bất kỳ loại thuốc nào được bác sĩ kê.
Các yếu tố thay đổi lối sống bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Không hút thuốc
- Kiểm soát huyết áp cao và tiểu đường
- Duy trì hoạt động thể chất
- Ăn thực phẩm lành mạnh
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
- Giảm và kiểm soát căng thẳng

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...