Tùng Thiện vương là con trai thứ 10 của Minh Mạng, sinh ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão (tức 11 tháng 12 năm 1819) tại cung Thanh Hòa trong cấm thành Huế. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu (阮氏寶), người Bình Chương, Gia Định, con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu (阮克紹), rất giỏi chữ nghĩa.
Thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Hiện (晛). Đến năm 1832, khi
đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm (阮福绵审).
Ông nội ông là Gia Long rất vui mừng, thưởng liền 10 lạng vàng. Khi còn
nhỏ, tính hay khóc, Thục tần rất lo mà không biết thế nào. Bỗng có đạo
sĩ nói rằng: "Đây là sao Thái Bạch Kim Tinh giáng sinh, làm lễ tiễn thì
khỏi.". Sau làm lễ, quả nhiên khỏi hẳn.
Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc công (從國公), mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế.
Năm 1854, ông được gia phong Tùng Thiện công (從善公). Năm 1858, ông mua
12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường.
Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự
biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu
Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu
Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng
và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư
xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên
Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội.
Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: "Chọn rể không cẩn thận để mất thanh
danh, nay trừ bổng trong tám năm". Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông
lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con
phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày.
Ông
mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51
tuổi. Thụy là Văn Nhã (文雅). Năm 1878, ông được Tự Đức gia tặng là Tùng
Thiện Quận vương (從善郡王).
Năm 1936, Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện vương (從善王), tước vị mà ngày nay người ta quen gọi.
Tùng Thiện Vương là bạn thơ chí tình của Cao Bá Quát
Vua Tự Đức, ông vua rất có văn tài đã từng khen :
"Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán 文如超适無前漢,
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường" 詩到從绥失盛唐。
Sau đây ta hãy thử so sánh thơ của Tùng Thiện Vương với các nhà thơ lớn của các đời Đường, để thấy được cái hay của mỗi bên và để thấm thía hơn với lời bình phẩm nhận xét của ông vua tài hoa văn nghệ : " Thi đáo Tùng,Tuy thất thịnh Đường !".
1.
柳 LIỄU
去歲春殘黃鳥歸, Khứ tuế xuân tàn hoàng điểu quy,
秋容憔悴月明知. Thu dung tiều tụy nguyệt minh tri.
東風昨夜吹何處, Đông phong tạc dạ xuy hà xứ ?
更惹新愁上曉眉. Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu my.
去歲春殘黃鳥歸, Khứ tuế xuân tàn hoàng điểu quy,
秋容憔悴月明知. Thu dung tiều tụy nguyệt minh tri.
東風昨夜吹何處, Đông phong tạc dạ xuy hà xứ ?
更惹新愁上曉眉. Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu my.
CHÚ THÍCH :
* Khứ Tuế : là Năm Ngoái, năm trước, giống như chữ Khứ Niên vậy.
* Hoàng Điểu : là Con chim vàng, chỉ chim Hoàng Oanh.
* Nhạ : là Vây đến, Đụng đến, Ghẹo đến... cũng có nghĩa là Nhuốm lấy, Rước lấy...
* Hiểu My : là Chân mày buổi sáng( chưa kịp vẽ )
* Khứ Tuế : là Năm Ngoái, năm trước, giống như chữ Khứ Niên vậy.
* Hoàng Điểu : là Con chim vàng, chỉ chim Hoàng Oanh.
* Nhạ : là Vây đến, Đụng đến, Ghẹo đến... cũng có nghĩa là Nhuốm lấy, Rước lấy...
* Hiểu My : là Chân mày buổi sáng( chưa kịp vẽ )
Diễn Nôm :
LIỄU
Năm ngoái xuân tàn oanh vội bay,
Dáng thu tiều tụy mảnh trăng soi.
Đêm qua gió cuốn về đâu nhỉ ?
Lại rước thêm sầu liễu sáng nay !
Lục bát :
Xuân tàn oanh vội bay về,
Nét thu tiều tụy não nề trăng soi.
Đêm qua gió thổi nhà ai,
Sáng nay sầu đượm nét ngài ủ ê !
Xuân tàn oanh vội bay về,
Nét thu tiều tụy não nề trăng soi.
Đêm qua gió thổi nhà ai,
Sáng nay sầu đượm nét ngài ủ ê !
* Sau đây là bài " Mộ xuân quy cố sơn thảo đường 暮春歸故山草堂 của Tiền Khởi 錢起 đời Đường :
谷口春殘黃鳥稀, Cốc khẩu xuân tàn hoàng điểu hi,
辛夷花盡杏花飛。 Tân di hoa tận hạnh hoa phi.
始憐幽竹山窗下, Thủy lân u trúc sơn song hạ,
不改清陰待我歸。 Bất cải thanh âm đãi ngã quy.
CHÚ THÍCH :
* Cốc : là Sơn Cốc, là Thung lủng núi. Nên Cốc Khẩu là Đường đi vào thung lủng núi.
* Hoàng Điểu : chỉ Chim Hoàng oanh.
* Tân Di Hoa : là Hoa của cây Mộc lan, còn gọi là Vọng Xuân Hoa 望春花, nở trước hoa Hạnh.
* Lân : ở đây không có nghĩa là Tội nghiệp, mà là Thương, là Thích.
* Thanh Âm : là Hình dung từ, chỉ Cây cối xanh tươi mát mẻ.
DIỄN NÔM :
Cửa núi xuân tàn oanh biếng ca,
Tân Di hoa rụng hạnh la đà.
Thương thay song cửa rừng tre trúc,
Mát mẻ như xưa đợi đón ta.
Lục Bát :
Xuân tàn núi vắng oanh ca,
Mộc lan rụng hết hạnh hoa bay đầy.
Trước song rừng trúc phủ dày,
Thanh u mát mẻ đợi ngày đón ta !
Đỗ Chiêu Đức
Cửa núi xuân tàn oanh biếng ca,
Tân Di hoa rụng hạnh la đà.
Thương thay song cửa rừng tre trúc,
Mát mẻ như xưa đợi đón ta.
Lục Bát :
Xuân tàn núi vắng oanh ca,
Mộc lan rụng hết hạnh hoa bay đầy.
Trước song rừng trúc phủ dày,
Thanh u mát mẻ đợi ngày đón ta !
Cũng là chim hoàng oanh, nhưng khi xuân tàn chim hoàng oanh của Tùng
Thiện Vương bay về tổ chỉ còn lại nét thu tiều tụy dưới bóng trăng soi,
lại không biết gió xuân tối đêm qua thổi về đâu, nên sáng nay lại rước
thêm nổi sầu bâng quơ lên mi mắt ! Còn Tiền Khởi đời Đường thì khi xuân
tàn đã vắng tiếng chim hoàng oanh thì ông quay về bên song cửa sổ giữa
rừng tre trúc mát mẻ luôn luôn sẵn sàng chào đón ông về khi ngoài trời
hoa Mộc Lan đã tàn và hoa hạnh đang la đà bay theo gió !
Mỗi người mỗi vẻ đều nên thơ và có nét thi vị riêng của mình.
Mỗi người mỗi vẻ đều nên thơ và có nét thi vị riêng của mình.
2.
淥水 LỤC THỦY
淥水青山常在, Lục thủy thanh sơn thường tại,
孤雲野鶴同飛。 Cô vân dã hạc đồng phi.
短艇柳邊客釣, Đoản đĩnh liễu biên khách điếu,
小橋月下僧歸。 Tiểu kiều nguyệt hạ tăng quy.
孤雲野鶴同飛。 Cô vân dã hạc đồng phi.
短艇柳邊客釣, Đoản đĩnh liễu biên khách điếu,
小橋月下僧歸。 Tiểu kiều nguyệt hạ tăng quy.
CHÚ THÍCH :
* Lục Thủy : là Dòng nước trong. Chữ LỤC 淥 có 3 chấm thủy 氵, có nghĩa là Trong trẻo. Chữ LỤC 綠 có bộ Mịch 糸 là sợi tơ mới có nghĩa là Màu Xanh.
* Đoản Đĩnh : là chiếc xuồng con.
DIỄN NÔM :
Nước biếc núi xanh còn đó,
Mây đơn hạc lẻ cùng bay.
Xuồng con thả câu bờ liễu,
Sư về cầu nhỏ trăng lay !
Lục Bát :
Núi xanh nước biếc còn đây,
Hạc đơn mây lẻ cùng bay ven trời.
Xuồng con bờ liễu câu hời,
Dưới trăng cầu nhỏ sư hồi thiền môn.
Mây đơn hạc lẻ cùng bay.
Xuồng con thả câu bờ liễu,
Sư về cầu nhỏ trăng lay !
Lục Bát :
Núi xanh nước biếc còn đây,
Hạc đơn mây lẻ cùng bay ven trời.
Xuồng con bờ liễu câu hời,
Dưới trăng cầu nhỏ sư hồi thiền môn.
Thi
Tiên Lý Bạch đời Đường cũng có một bài LỤC THỦY KHÚC, nhưng mượt mà ướt
át hơn của Tùng Thiện Vương nhiều. Mời xem bên dưới :
* Sau đây là bài LỤC THỦY KHÚC của Lý Bạch đời Đường :
淥水曲 Lục Thủy Khúc
淥水明秋月, Lục Thủy minh thu nguyệt
南湖採白蘋。 Nam hồ thái bạch tần.
荷花嬌欲語, Hà hoa kiều dục ngữ,
愁殺盪舟人。 Sầu sát đãng chu nhân.
李白
CHÚ THÍCH :
* Lục Thủy Khúc :Là Tên của một khúc hát xưa, có nghĩa là Khúc hát về Dòng Nước Trong.
* Nam Hồ : là Phía nam của Động Đình Hồ.
* Bạch Tần : Một loại rau nổi trên mặt nước có hoa màu trắng như rau muống, rau ngổ vậy.
* Hà Hoa : là Hoa Sen, tức là Liên Hoa 蓮花 đó.
* Sầu Sát : chữ SÁT 殺 đứng sau Động từ là Trạng từ chỉ Mức độ, có nghĩa như Rất, Rất là. Nên Sầu Sát có nghĩa là Rất buồn, là Buồn muốn chết !
* Đãng Chu Nhân : là Người chèo thuyền, người bơi xuồng.
NGHĨA BÀI THƠ :
Dòng nước trong trẻo làm cho trăng thu như sáng hơn lên, ta thả thuyền ở phía nam Hồ Động Đình để hái rau bạch tần. Nhìn thấy bông sen nở trên hồ thật đẹp thật sống động như muốn nói chuyện cùng ta, làm cho ta cảm thấy buồn muốn chết đi được vì ta không thể nào đối thoại được với hoa.
Dòng nước trong trẻo làm cho trăng thu như sáng hơn lên, ta thả thuyền ở phía nam Hồ Động Đình để hái rau bạch tần. Nhìn thấy bông sen nở trên hồ thật đẹp thật sống động như muốn nói chuyện cùng ta, làm cho ta cảm thấy buồn muốn chết đi được vì ta không thể nào đối thoại được với hoa.
DIỄN NÔM :
LỤC THỦY KHÚC
LỤC THỦY KHÚC
Nước trong sáng trăng thu,
Bạch tần hồ nam hái,
Sen đẹp như muốn nói,
Sầu chết người đãng chu !
Lục bát :
Nước trong làm sáng trăng thu,
Rau tần tìm hái bên hồ phía nam.
Lá xanh bông trắng nhị vàng,
Tựa như muốn nói sầu sang người chèo !
Nhưng bài thơ của Tùng Thiện Vương là bài thơ 6 chữ, lại làm cho ta nhớ đến bài "Quy Sơn Tác 歸山作" của Cố Huống 顧況 đời Đường :
心事數莖白髮, Tâm sự sổ kinh bạch phát,
生涯一片青山。 Sanh nhai nhất phiến thanh sơn
空林有雪相待, Không lâm hữu tuyết tương đãi,
古道無人獨還。 Cổ đạo vô nhân độc hoàn.
CHÚ THÍCH :
* Quy Sơn : là Về núi, ý nói đi ở ẩn.
* Kinh : là Sợi. Sổ Kinh : là Mấy sợi.
* Sanh Nhai : là Mưu sinh để sinh sống.
DIỄN NÔM :
Tâm sự, lơ thơ tóc bạc,
Sinh nhai, một dãy núi xanh.
Bầu bạn, núi không tuyết trắng,
Đường về, một bóng vắng tanh.
Tâm sự, lơ thơ tóc bạc,
Sinh nhai, một dãy núi xanh.
Bầu bạn, núi không tuyết trắng,
Đường về, một bóng vắng tanh.
Âm điệu của thơ 6 chữ vừa dứt khoát vừa khẳng định một cách mạnh mẽ, chính xác, cứng rắn nhưng cũng không kém phần thi vị.
3.
金井怨 KIM TỈNH OÁN
美人照金井, Mỹ nhân chiếu kim tỉnh,
井底華顏冷。 Tỉnh để hoa nhan lãnh..
空房夜不歸, Không phòng dạ bất quy,
月轉梧桐影。 Nguyệt chuyển ngô đồng ảnh.
CHÚ THÍCH :
* Kim Tỉnh : Giếng vàng, là giếng của các nhà quyền qúy, trên mặt miệng giếng có dát vàng. Trong Kiều khi chuyển mùa Nguyễn Du cũng đã viết :
Thú quê thuần hức bén mùi,
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.
* Hoa Nhan : là dung nhan của tuổi hoa niên, chỉ nét mặt son trẻ.
DIỄN NÔM :
Người đẹp soi giếng vàng,
Dưới giếng dung nhan lạnh.
Phòng không cũng chẳng màng,
Trăng soi ngô đồng ảnh.
Lục Bát :
Săm soi người đẹp giếng vàng,
Lạnh lùng nhan cắc ngỡ ngàng tái tê.
Phòng không đêm chẳng buồn về,
Ánh trăng lay động đã xê ngô đồng !
* Sau đây là bài KIM TỈNH OÁN 金井怨 của Tào Nghiệp 曹鄴 đời Đường :
西風吹急景, Tây phong xuy cấp cảnh,
美人照金井。 Mỹ nhân chiếu kim tỉnh.
不見面上花, Bất kiến diện thượng hoa,
卻恨井中影。 Khước hận tỉnh trung ảnh !
DIỄN NÔM :
Gió tây thổi bàng hoàng,
Người đẹp soi giếng vàng.
Chẳng thấy hoa trên mặt,
Chỉ hận ảnh ngỡ ngàng !
Lục Bát :
Gió tây vi vút lạnh tràn,
Bâng khuâng người đẹp giếng vàng săm soi.
Nét hoa đâu chẳng thấy cười,
Âu sầu lại hận ảnh người giếng kia ! Đỗ Chiêu Đức
Gió tây vi vút lạnh tràn,
Bâng khuâng người đẹp giếng vàng săm soi.
Nét hoa đâu chẳng thấy cười,
Âu sầu lại hận ảnh người giếng kia !
Một
người đẹp soi bóng xuống giếng nước xong, thấy dung nhan mình lạnh lẽo
buồn bã nên không muốn về phòng, thơ thẩn để nhìn bóng ngô đồng đang lay
chuyển như tâm sự của mình đang lay chuyển vậy; còn một người đẹp soi
xuống giếng xong lại hận cho dung nhan của mình đã tàn phai đã già nua
theo năm tháng trong lúc gió tây đang giục vù thổi mạnh.
Mỗi bài đều nêu lên một trạng thái tâm lý độc đáo và rất nhân bản thực tế của phái đẹp.
Mỗi bài đều nêu lên một trạng thái tâm lý độc đáo và rất nhân bản thực tế của phái đẹp.
4.
南溪 NAM KHÊ
亂山深處一溪橫, Loạn sơn thâm xứ nhất khê hoành,
十二年前駐馬情。 Thập nhị niên tiền trú mã tình
流水自知人事異, Lưu thủy tự tri nhân sự dị,
潺湲不作昔來聲。 Sàn viên bất tác tích lai thinh
CHÚ THÍCH :
* Khê : Ta nói là Khe, là dòng nước từ trong núi chảy ra, là con sông nhỏ được hình thành bởi các dòng suối, mà ta quen gọi là SƠN KHÊ 山溪.
* TRÚ : là Trú đóng, là dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống, cắm trại... khác với Đình Mã 停馬 là chỉ dừng chân một chút rồi đi.
* Sàn Viên : từ Tượng Thanh, chỉ tiếng Róc ra róc rách của nước chảy.
DIỄN NÔM :
Khe Suối Nam
Khe Suối Nam
Ngổn ngang ngàn núi dòng khe cũ,
Dừng ngựa mười năm tình ấp ủ.
Nước chảy như tình người đổi thay,
Róc ra róc rách không như cũ !
Lục Bát :
Vắt ngang trong suối dòng khe,
Mười hai năm trước ấp e hàm tình.
Nước trôi nhân sự điêu linh,
Chẳng còn róc rách hàm tình như xưa !
* Sau đây là bài Di Gia Biệt Hồ Thượng Đình 移家别湖上亭 của Nhung Dục 戎昱 đời Đường :
好是春風湖上亭, Hảo thị xuân phong hồ thượng đình,
柳條藤蔓系離情。 Liễu điều đằng mạn hệ ly tình.
黃鶯久住渾相識, Hoang oanh trú cửu hồn tương thức,
欲別頻啼四五聲。 Dục biệt tần đề tứ ngũ thinh.
CHÚ THÍCH :
DI GIA : là Dời nhà, dọn nhà, đổi chỗ ở.
BIỆT HỒ THƯỢNG ĐÌNH : Chia tay với cái đình ở trên hồ.
ĐẰNG MẠN : là dây leo, dây chùm gởi.
HỆ : là Trói, buộc, ràng buộc.
HỒN 浑 : HỒN có 3 chấm Thủy, nghĩa gốc là NƯỚC ĐỤC. Nghĩa bóng là ĐẦN ĐỘN. Ở đây HỒN là TRẠNG TỪ nên có nghĩa là : Rất, cả thảy.
HỒN TƯƠNG THỨC : Rất là quen biết nhau.
TẦN 频 : là Thường, là Liên Tục.
TẦN ĐỀ : Hót liên tục.
DIỄN NÔM :
Gió xuân hây hẩy trước hồ đình,
Cành liễu dây leo buộc lấy tình.
Oanh vàng quen biết nên ly biệt,
Hót liền mấy tiếng đoạn làm thinh !
Lục bát :
Gió Xuân mát mẻ hồ đình,
Dây leo nhành liễu buộc tình biệt ly !
Oanh vàng quen biết từ khi...
Chia tay hót tặng người đi mấy hồi !
Gió xuân hây hẩy trước hồ đình,
Cành liễu dây leo buộc lấy tình.
Oanh vàng quen biết nên ly biệt,
Hót liền mấy tiếng đoạn làm thinh !
Lục bát :
Gió Xuân mát mẻ hồ đình,
Dây leo nhành liễu buộc tình biệt ly !
Oanh vàng quen biết từ khi...
Chia tay hót tặng người đi mấy hồi !
Cả hai bài thơ, cuối câu 2 và cuối câu 4 đều cùng gieo vần TÌNH 情 và
THINH 聲 giống nhau, cùng sử dụng thủ pháp Nhân Cách Hoá sự vật giống
nhau, cùng tả tình như nhau, nhưng mỗi bài lại nêu lên một tình huống
trái ngược lẫn nhau; Tùng Thiện Vương cho là nước biết được nhân sự thay
đổi cho nên cũng thay đổi tiếng róc rách khi chảy, còn Nhung Dục thì
bảo là con chim oanh vì ở lâu nên như là rất thân thiết, cho nên khi sắp
chia tay lại hót liên hồi như để tiễn biệt.
5.
聞蟬 Văn thiền
聞蟬 Văn thiền
送君曾此地, Tống quân tằng thử địa,
一別忽經年。 Nhất biệt hốt kinh niên.
愁殺長亭柳, Sầu sát trường đình liễu,
秋風起暮蟬。 Thu phong khởi mộ thiền.
CHÚ THÍCH :
* Văn Thiền : Nghe tiếng Ve kêu.
* Tằng : Từng, đã từng.
* Sầu Sát : là Buồn thúi ruột, buồn muốn chết.
* Mộ Thiền : Tiếng ve kêu trong buổi chiều tà.
DIỄN NÔM :
Nghe Tiếng Ve Kêu
Nơi nầy từng đưa bạn,
Bỗng chốc đã tròn năm.
Buồn sao bờ dương liễu,
Ve sầu gió thu căm !
Lục Bát :
Tiễn người đi ở nơi đây,
Biệt ly thoáng chốc đã đầy một năm.
Gió thu nổi lạnh căm căm,
Trường đình vẳng tiếng ve ngâm chiều tà !
Bài " Văn Thiền " của Tùng Thiện Vương lại là cho ta nhớ đến bài " Ỷ Hồ " của Thi Phật Vương Duy...
* Sau đây là bài "Ỷ Hồ 欹湖" của Thi Phật Vương Duy 王維 đời Đường :
吹簫凌極浦, Xuy tiêu lăng cực phố,
日暮送夫君。 Nhựt mộ tống phu quân.
湖上一回首, Hồ thượng nhất hồi thủ,
山青卷白雲。 Thanh sơn quyển bạch vân.
CHÚ THÍCH :
* Lăng : là Lướt, là Vượt lên trên.
* Cực Phố : Ở cuối bờ, cuối bãi.
DIỄN NÔM :
Thổi tiêu cuối tận bờ,
Tiễn chàng chiều ngẩn ngơ.
Bên hồ quay nhìn lại,
Núi xanh mây trắng mờ !
Lục Bát :
Thổi tiêu vẳng tận bến bờ,
Trời chiều lòng thiếp ngẩn ngơ tiễn chồng.
Quay đầu lòng những bâng khuâng,
Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng !
Đỗ Chiêu Đức
Quay đầu lòng những bâng khuâng,
Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng !
" Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !" Cả 2 bài thơ đều tả cảnh ly biệt
của người vợ tiễn chồng. Một nàng đến nơi tiễn chồng hồi năm trước để
chỉ còn thấy những cành liễu buồn nơi trường đình năm cũ và tiếng ve
cuối mùa đang rít tàn hơi trong gió thu hiu hắt; còn một nàng thì thổi
tiêu ra tận bờ hồ để tiễn chàng đi, nhưng khi người đà khuất bóng vẫn
còn lưu luyến nhìn theo để chỉ còn thấy " Núi xanh quyện lấy bạch vân
ngỡ ngàng " mà thôi !
6.
夜泊月瓢 Dạ bạc Nguyệt Biều
夜泊月瓢 Dạ bạc Nguyệt Biều
竹陰涼處夜停船, Trúc âm lương xứ dạ đình thuyền,
水月江風未忍眠。 Thuỷ nguyệt, giang phong, vị nhẫn miên,
隔岸鐘樓天姥寺, Cách ngạn chung lâu Thiên Mụ tự,
聲聲捎破遠汀煙。 Thanh thanh sao phá viễn đinh yên.
Tùng Thiện Vương
CHÚ THÍCH :
* Nguyệt Biều : là một làng cổ thuộc phường Thuỷ Biều, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 7km. Phường Thuỷ Biều có ba mặt giáp sông Hương. Làng Nguyệt Biều xưa nổi tiếng về thi ca khoa bảng.
水月江風未忍眠。 Thuỷ nguyệt, giang phong, vị nhẫn miên,
隔岸鐘樓天姥寺, Cách ngạn chung lâu Thiên Mụ tự,
聲聲捎破遠汀煙。 Thanh thanh sao phá viễn đinh yên.
CHÚ THÍCH :
* Nguyệt Biều : là một làng cổ thuộc phường Thuỷ Biều, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 7km. Phường Thuỷ Biều có ba mặt giáp sông Hương. Làng Nguyệt Biều xưa nổi tiếng về thi ca khoa bảng.
NGHĨA BÀI THƠ :
Đêm Đậu Thuyền ở Bến NGUYỆT BIỀU
Dưới bóng tre yên lặng, ở nơi mát mẻ, chiếc thuyền đậu lúc ban đêm,
Trăng dưới nước, gió trên sông, chưa đành ngủ, Bờ bên kia, có lầu chuông
Thiên Mụ, Dội vang từng tiếng, phá tan làn khói ngoài xa, trên mặt
sông.
DIỄN NÔM :
Dưới bóng mát tre đêm đậu thuyền,
Gió trăng sông nước ngủ nào yên.
Cách bờ Thiên Mụ lầu chuông vọng,
Văng vẳng xua tan khói sóng thuyền !
Lục Bát :
Dưới bóng tre, đêm đậu thuyền,
Trăng soi sông nước ngủ yên được nào.
Cách bờ Thiên Mụ chuông cao,
Ngân nga khói sóng tan vào hư không.
Đỗ Chiêu Đức
Dưới bóng mát tre đêm đậu thuyền,
Gió trăng sông nước ngủ nào yên.
Cách bờ Thiên Mụ lầu chuông vọng,
Văng vẳng xua tan khói sóng thuyền !
Lục Bát :
Dưới bóng tre, đêm đậu thuyền,
Trăng soi sông nước ngủ yên được nào.
Cách bờ Thiên Mụ chuông cao,
Ngân nga khói sóng tan vào hư không.
* Bài thơ nầy của Tùng Thiện Vương lại làm ta nhớ đến bài "Phong Kiều Dạ Bạc" 楓橋夜泊 của Trương Kế 張繼 đời Đường :
月落烏啼霜滿天, Nguyệt lạc Ô đề sương mãn thiên
江楓漁火對愁眠。 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
姑蘇城外寒山寺, Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự,
夜半鐘聲到客船。 Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.
DIỄN NÔM :
Trăng tà lạnh, tiếng quạ kêu sương xuống
Giấc sầu miên, sông vắng, đối lửa chài
Chùa Hàn San ngoại thành Cô Tô ấy
Nửa đêm buồn, chuông vẳng đến thuyền ai !
Đỗ Chiêu Đức
Lục Bát :
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Tản Đà
Trăng tà lạnh, tiếng quạ kêu sương xuống
Giấc sầu miên, sông vắng, đối lửa chài
Chùa Hàn San ngoại thành Cô Tô ấy
Nửa đêm buồn, chuông vẳng đến thuyền ai !
Lục Bát :
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Một người vì thuyền đậu dưới bóng tre, có trăng thanh gió mát mà không
đành lòng ngủ đi trước cảnh trí hữu tình. Thức để ngắm nhìn và để đắm
mình vào cảnh đẹp khi thêm vào đó là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ bên
kia sông ngân nga vang động làm lung linh và tan biến những làn khói
sóng trên sông Hương thơ mộng... Còn một người vì ưu thời mẫn thế, nằm
nhìn cây bến lửa chài mà sầu không chợp mắt để rồi lại chìm đắm vào
tiếng chuông văng vẳng vọng từ chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô mà viết
nên một bài thơ tuyệt tác...
Cả 2 bài thơ đều đề cập đến tiếng chuông một cách mầu nhiệm nên thơ, đã điểm xuyết chấm phá cho một bức tranh đêm êm ả tuyệt đẹp trên bến sông với những làn khói sóng tan biến theo tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Còn tiếng chuông kia vẳng đến lúc nửa đêm như vuốt ve như khuyên lơn an ủi giữa cảnh lửa chài hiu hắt, lúc trăng lặn qụa kêu sương xuống đầy trời dưới hàng phong lặng lẽ, xoa dịu thêm lòng người lữ thứ trong một đêm dài không sao chợp mắt....
Cả 2 bài thơ đều đề cập đến tiếng chuông một cách mầu nhiệm nên thơ, đã điểm xuyết chấm phá cho một bức tranh đêm êm ả tuyệt đẹp trên bến sông với những làn khói sóng tan biến theo tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Còn tiếng chuông kia vẳng đến lúc nửa đêm như vuốt ve như khuyên lơn an ủi giữa cảnh lửa chài hiu hắt, lúc trăng lặn qụa kêu sương xuống đầy trời dưới hàng phong lặng lẽ, xoa dịu thêm lòng người lữ thứ trong một đêm dài không sao chợp mắt....
Lời Kết :
Qua các so sánh nêu trên, ta thấy thi tài của Tùng Thiện Vương Miên
Thẩm qủa không thua sút với các thi nhân nổi tiếng như Lý Bạch, Vương
Duy, Trương Kế...dưới đời nhà Đường, chả trách vua Tự Đức đã dám cả
quyết mà phê rằng :
"Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán 文如超适無前漢,
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường" 詩到從绥失盛唐。
Xin được nghiêng mình trước các bậc tiền nhân lỗi lạc trong đất nước có
bốn ngàn năm văn hiến. Thiết nghĩ, nếu biết phát huy hết cái sức mạnh
tiềm ẩn của dân tộc thì Việt Nam sẽ không thua một đất nước nào trên thế
giới nầy cả !
Nội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa