Một quả xoài
Nhật Bản nặng 350-400g bán ở Việt Nam với giá 1,7 triệu đồng, trong khi
đó 12 quả vải thiều Việt Nam bán ở siêu thị Nhật giá 430.000 đồng.
Nhiều người xót ruột khi phải ăn hoa quả nhập khẩu với giá đắt đỏ, trong
khi xuất khẩu với giá rẻ mạt.
Vải thiều :400.000đ / 12 quả |
Không phải đổ
đống rồi bán theo cân, tại một số cửa hàng hoa quả nhập khẩu ở Việt Nam,
từng quả xoài Nhật Bản bọc riêng trong những chiếc túi nilon, lót thêm
một lớp lưới xốp chống dập nát và cuối cùng là đặt trong một chiếc hộp
nhựa trong suốt có dán tem mác, mã vạch đầy đủ, bán theo quả.
Đáng chú ý, một
quả xoài đỏ Nhật Bản nặng chỉ từ 350-400 gram nhưng giá bán lên đến 1,7
triệu đồng. Nếu tính theo cân, xoài Nhật đắt gấp cả 100 lần giá xoài
của Việt Nam.
Theo chị Lê Thị
Phương, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu ở phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà
Nội), không chỉ xoài Nhật, nhiều loại hoa quả nhập khẩu khác cũng được
bán theo quả, theo hộp chứ không bán theo cân như các loại hoa quả nội.
Cầm trên tay
hộp đào, chị Phương nói: “Đây là đào lông Nhật Bản, một hộp hai quả có
giá 1,1 triệu đồng (hơn nửa triệu đồng/quả), loại hộp 6 quả nhỏ giá 2,3
triệu đồng. Hay, các loại nho Nhật cũng bán theo chùm, giá từ
800.000-1,5 triệu đồng, tùy loại”.
Nhiều người
thấy mức giá siêu đắt đỏ như vậy thì nghĩ ngay rằng đó là hàng có xuất
xứ từ Nhật, mà hàng gắn “mác Nhật” được xếp vào loại nông sản cao cấp.
Thế nên, giá cao là chuyện không quá lạ. Chị Phương chia sẻ, đối tượng
mua các loại hoa quả trên đều là khách khá giả, khách bình dân chủ yếu
là ngắm, thi thoảng mới cắn răng mua khi có nhu cầu biếu tặng.
Thực tế, không
phải hoa quả “mác Nhật” mới có giá đắt đỏ. Hoa quả Việt giá cũng đắt
không kém. Song, nghịch lý là, các loại quả Việt đó, sau khi được các DN
nước ngoài bảo quản, đóng gói, dán tem phiếu, chúng được bán ở “trời
Tây” với mức giá khó tưởng tượng.
Cụ thể, mới
đây, một du học sinh Việt Nam tu nghiệp tại Nhật Bản, kể câu chuyện, lần
đi siêu thị mua hàng mới đây, anh thấy có bày bán vải thiều Việt Nam
giá 1.980 Yên Nhật (12 quả), tương đương khoảng 400.000 đồng, cộng thêm
thuế thì chúng có giá 430.000 đồng.
430.000 đồng để
mua 12 quả vải thiều. Một mức giá mà bất cứ người nông dân trồng vải
của Việt Nam nào cũng phải mơ ước. Bởi, 1-2 năm gần đây, loại vải thiều
xuất sang Nhật cũng chỉ có giá vài chục ngàn đồng một cân, không khác gì
so với giá vải thương lái Trung Quốc thu mua tại vườn. Ví dụ, nếu
thương lái trả 30.000 đồng/kg vải thì người nông dân phải hái gần 15kg
mới mua được 12 quả vải thiều tại siêu thị Nhật.
Chế biến kém, nông sản Việt thiệt thòi
Trao đổi với
PV. VietNamNet về vấn đề trên, ông Trần Văn Nam, chủ một công ty xuất
nhập khẩu trái cây ở Hà Nội, cho biết, cùng là quả vải thiều, ở Việt Nam
được túm thành chùm với trọng lượng vài ba cân, trong đó quả xấu, quả
sâu, quả xanh, quả chín lẫn lộn.
Còn ở Nhật, vải
thiều được đóng vào hộp với mẫu mã sang trọng, chất lượng quả đồng đều.
Từ đó có thể giải thích được tại sao hoa quả Việt bán với giá rẻ, còn
sang Nhật giá lại đắt đỏ đến thế.
Xoài Nhật được bán tại thị trường Việt với giá 1,7 triệu đồng/quả |
Ông Nam chia
sẻ, ông đã ăn thử rất nhiều loại hoa quả Nhật Bản thấy mùi vị không khác
mấy so với các loại quả cùng loại trồng ở Việt Nam. Nhưng sang Nhật Bản
khảo sát thị trường, ông thấy một điểm chung là hầu hết các loại hoa
quả của nước này, dù bán ở chợ hay trong siêu thị đều được sơ chế đóng
gói rất đẹp mắt, tem mác rõ ràng. Trong khi đó, hoa quả Việt Nam bán đổ
đống ngoài chợ, không bao bì, không nhãn mác.
“Mình yếu ở
khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch nên hoa quả thường xuất tươi”, ông
Nam nói. Bản thân doanh nghiệp trực tiếp thu mua hoa quả để xuất khẩu
sang Mỹ, Nhật, mang về cũng chỉ sơ chế qua nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kiểm
dịch thực vật của các thị trường. Khi sang tới các nước, DN ở Mỹ, Nhật
mới sơ chế, đóng gói lại và bán với giá cao ngất ngưởng.
Hoa quả Việt yếu khâu chế biến và đóng gói sau thu hoạch là lý do dẫn giá rẻ
Nhắc đến quả
vải thiều, ông Vũ Đào, giám đốc một công ty ở Hà Nội có thu mua vải
thiều Bắc Giang để xuất khẩu cho hay, vải thiều Lục Ngạn nhiều năm rơi
vào tình cảnh “được mùa mất giá” và có sự phụ thuộc lớn vào thị trường
Trung Quốc. Thương nhân Trung Quốc còn tái xuất vài thiều Việt Nam đi
các nước khác và coi như vải thiều của họ. Theo ông Đào, chúng ta đang
tắc ở khâu sơ chế, đóng gói và bảo quản quả vải sau thu hoạch.
Tại buổi làm
việc với một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản trước
đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, chế biến và bảo
quản sau thu hoạch là khâu yếu nhất của nông sản Việt Nam, chưa kể yếu
tố thương hiệu.
Vì thế, 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện chỉ là xuất dưới dạng thô hoặc sơ chế đơn giản.
Ông dẫn chứng,
tại Hưng Yên và Bắc Giang có hai loại quả chủ lực là nhãn và vải thiều,
với giá trị xuất khẩu mỗi năm lên tới 2.000-5.000 tỷ đồng. Song, do tính
mùa vụ, chỉ chín trong vòng một tháng nên chính vụ vẫn xảy ra tình
trạng bán tống bán tháo, trong khi nếu chế biến sau thu hoạch tốt có thể
để được cả năm.
vô lý quá
Trả lờiXóa