Một
thẩm phán bang California cho biết, các cửa hàng cafe tại California,
bao gồm Starbucks và các điểm bán cafe tự động, cần phải dán nhãn cảnh
báo nguy cơ gây ung thư, bởi vì chất hóa học Acrylamide có thể có trong
cafe, theo AP.
Thẩm
phán Tòa thượng thẩm Elihu Berle cho biết, quyết định được đưa ra sau
khi các nhà bán lẻ cafe đã thất bại trong việc chứng minh mối đe dọa từ
chất Acrylamide là không đáng kể, theo AP.
Hội
đồng Giáo dục và Nghiên cứu Độc dược (The Council for Education and
Research on Toxics), một tổ chức phi lợi nhuận, đã kiện Starbucks và
khoảng 90 công ty khác, bao gồm các cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng bán
lẻ – theo một đạo luật của tiểu bang – và tổ chức này yêu cầu cảnh báo
trên diện rộng về những chất hóa học có thể là nguyên nhân gây ra ung
thư. Một trong những chất đó là Acrylamide, một chất trong cafe, có khả
năng gây ung thư.
Acrylamide
là một chất hóa học mà California đã liệt kê vào hạng mục “là nguyên
nhân gây ung thư”. Tuy nhiên, theo tổ chức này, các hãng và cửa hàng bán
lẻ đã không dán các cảnh báo nguy cơ về Acrylamide, theo Business
Insider.
Các công ty có thể phải trả tiền phạt, nếu như họ không cảnh báo khách hàng về nguy cơ chết người có trong cafe mà họ bán ra.
Cafe là thức uống yêu thích của nhiều người. (Ảnh: Andrew Burton / Getty Images)
Chất Acrylamide và nguy cơ ung thư
Chất Acrylamide được các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện vào năm 2002, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Acrylamide
tự nhiên hình thành khi thực vật và ngũ cốc được nấu ở nhiệt độ cao.
Chất này được tạo ra trong quá trình được gọi là phản ứng Maillard (là
phản ứng khá phổ biến và có vai trò quan trọng trong sản xuất thực
phẩm), trong nhiệt độ cao, gây biến đổi đường và axit amin, trong phương
pháp thay đổi hương vị thực phẩm và có xu hướng biến thực phẩm thành
màu nâu, như khoai tây, bánh mì, bánh quy hoặc cafe. Nếu các loại thực
phẩm này được làm nóng quá mức, thì sẽ tạo nên Acrylamide. Mặc dù vậy,
hầu hết các bằng chứng khoa học cũng không đưa ra được lý do thuyết phục
để tin rằng Acrylamide trong cafe hoặc các thực phẩm khác có thể gây
nguy hiểm cho con người.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy với một lượng lớn, Acrylamide là chất gây ung thư cho một vài loài động vật. Thí
nghiệm trên động vật bằng việc đưa chất Acrylamide vào nước uống của
chuột, chúng đã bị ung thư sau khi uống nước nhiễm Acrylamide, mặc dù
liều lượng mà sử dụng cho những nghiên cứu đó chỉ là rất rất nhỏ, so với
chế độ ăn uống thông thường của con người, theo Business Insider.
Quá trình rang cafe tạo ra Acrylamide. (Ảnh: Christopher Jue / Getty Images)
Theo
Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu, “có thể chất Acrylamide đã có trong
thực phẩm kể từ lúc bắt đầu nấu”, bởi vì quá trình chiên, nướng, rang
đều có khả năng tạo ra Acrylamide (đối với trường hợp thực phẩm có nguồn
gốc từ thực vật, kể cả ngũ cốc, tuy nhiên không nhất định là với thịt
hoặc cá).
Nếu hít phải một lượng lớn Acrylamide phát sinh, cũng có thể gây nguy hiểm cho con người.
Acrylamide
là một trong nhiều chất hóa học được sản xuất trong công nghiệp thuốc
lá. Tuy nhiên, chất này phát sinh ở mức độ lớn hơn rất nhiều lần, so với
khi pha chế cafe hoặc nướng bánh mì. Trong các loại thực phẩm được nấu
chín, Acrylamide là không thể tránh khỏi. Chất này hiện diện trong
khoảng 1/3 lượng Calories mà người Mỹ hoặc người châu Âu tiêu thụ.
Con
người chuyển hóa chất nhiều hơn động vật, và trước đó, các nghiên cứu
cũng không tìm thấy bất cứ nguy cơ nào liên kết giữa việc tiêu thụ thực
phẩm chứa Acrylamide và các loại ung thư, và liều lượng của một chất hóa
học cũng là yếu tố quan trọng để xác định chất đó có lợi hay có hại,
cũng giống như chất Cafein được tìm thấy trong cafe có thể gây tử vong
nếu liều lượng cao.
Tuy
nhiên, với những dữ liệu mà Hội đồng Giáo dục và Nghiên cứu Độc dược
cho thấy thì những người tiêu thụ cafe nhiều có nguy cơ mắc các bệnh như
gan, tim, tiểu đường, đái tháo đường tuýp 2, và trầm cảm, và đặc biệt
quan trọng là nguy cơ ung thư.
An Hòa
(H.Phi chuyển)
Nên uống ít cà phê thôi
Trả lờiXóa