Trong đó, kể cả chuyện không mấy vệ sinh lắm là cách chúng "giải quyết nỗi buồn" cũng được những bộ não vĩ đại của nhân loại điều tra kĩ lưỡng.
Sau một quá trình dài hơi ẩn thân và bí mật theo dõi như ninja, cuối cùng họ cũng đã tập hợp được danh sách những chiến lược "đi nặng" bá đạo nhất của các loài vật mà chúng tôi xin giới thiệu bên dưới đây.
1. Chim cánh cụt "ị" làm tan băng Nam Cực
Vào mùa xuân hàng năm tại Nam Cực, loài chim cánh cụt Gentoo đều tụ tập thành đàn - lên tới hàng ngàn con. Địa điểm tập kết là tại các bờ biển băng, và mục đích là để bắt đầu quá trình sinh sản.
Các chuyên gia cho biết, màu nâu sẫm của phân chim có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn so với băng trắng xung quanh. Và khi hấp thụ đủ nhiệt, lượng phân khổng lồ của đàn chim khiến băng ở khu vực làm tổ nhanh chóng tan chảy hết.
"Ị" tới đâu băng tan tới đó!
Thế nhưng coi thế chứ cánh cụt Gentoo cũng là một loài tương đối biết giữ vệ sinh. Chúng không muốn bị ngập trong phân của chính mình, nên phát triển thêm khả năng "bắn phân" ra xa để giữ cho tổ sạch sẽ.
Có điều nếu một chú chim cánh cụt khác hay nhà quay phim xui xẻo nào đó vô tình chắn ngang quỹ đạo "đạn" bay thì sẽ lãnh đủ!
Cẩn thận "đạn" lạc!
Hà mã được xem là một trong những động vật nguy hiểm nhất châu Phi. Đừng vội nhìn dáng vẻ lù khù của chúng mà coi thường, mỗi năm có 3.000 người chết vì bị loài vật này tấn công cao hơn hẳn con số 10 người/năm của cá mập.
Lí do cho hành động "bất lịch sự" này là bởi hà mã dùng phân như một tín hiệu đánh dấu lãnh thổ. Khi đại tiện, hà mã đực phẩy qua phẩy lại chiếc đuôi bé tí để hất phân văng ra khắp xung quanh, nhằm mục đích thông báo cho các con hà mã khác rằng "Ta là ông chủ ở đây".
Có thể với con người hành động này thật kinh dị, nhưng hà mã đực thì cho rằng đây là một điều vô cùng... lãng mạn.
"Sexy" quá đi thôi
3. Gấu Koala - thức ăn đầu đời chính là phân
Gấu Koala sống tại châu Úc sở hữu một vẻ đáng yêu khó cưỡng. Nhưng nếu bạn biết được chúng đã ăn những gì thì có lẽ độ dễ thương của chúng cần phải xem xét lại.
Vì thế, sau khi vừa mới cai sữa, Koala non không thể ăn trực tiếp lá bạch đàn mà phải gián tiếp qua... phân của mẹ.
Đây có thể xem như cách có 1-0-2 mà Koala mẹ chuẩn bị cho cuộc sống tự lập của con mình.
4. Kền kền có máy điều hòa nhiệt độ làm từ... phân
Kền kền là loài chim thường sống ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng bức quanh năm, vì thế một trong những vấn đề quan trọng với chúng là làm mát cơ thể.
Tuy nhiên, cơ thể kền kền phủ đầy lông vũ và cũng chẳng hề có tuyến mồ hôi như người, vậy chúng giải nhiệt bằng cách nào?
Vậy nên, kền kền thường chọn một biện pháp tối ưu hơn: tự "ị" lên chân mình.
Ngoài ra, trong chất thải còn có acid uric, khi khô đi tạo thành lớp vỏ màu trắng bao bọc chân kền kền có tác dụng phản xạ lại ánh nắng vô cùng tốt.
5. Con lười - mỗi lần "đi" là một lần mạo hiểm
Con lười, đúng với tên gọi - là động vật chậm nhất trên Trái đất, chậm còn hơn cả loài sên.
Vì quá lười di chuyển, biện pháp tự vệ duy nhất của chúng là ngụy trang, bằng cách gần như bất động cùng có một lớp tảo xanh phủ trên bộ lông khiến cho chúng dường như hòa lẫn hoàn toàn vào môi trường rừng nhiệt đới.
Trong thời gian này, lười vô cùng dễ bị tổn thương, và thực tế chứng minh hơn phân nửa số lười bị chết là do thú săn mồi tấn công trong khi "giải quyết nỗi buồn".
Một cuộc nghiên cứu tiến hành vào năm 2014 đã giải đáp được câu hỏi này. Các chuyên gia thuộc ĐH Wisconsin (Mỹ) đã cho rằng lười chấp nhận mạo hiểm để đảm bảo sự cộng sinh của một số loài bướm đêm trên cơ thể.
Bướm đêm cộng sinh trên cơ thể lười
Các loài bướm như Cryptoses choloepi, Bradyphila garbei,… gần như dành trọn đời sống trong bộ lông của lười. Chúng đóng vai trò như người làm vườn, cung cấp các chất dinh dưỡng để tảo phát triển tốt hơn, tạo lớp áo ngụy trang đồng thời cũng là nguồn thực phẩm bổ sung cho lười ngoài lá cây.
Có điều ấu trùng bướm chỉ có thể sống bằng phân của vật chủ, vì vậy mục đích khiến lười phải trèo xuống đất "ị" là giúp bướm đêm có thể tiếp cận nhanh gọn nhất với phân tươi để đẻ trứng. Sau khi ấu trùng bướm trưởng thành lại bay lên làm tổ trong lông lười, hoàn tất một chu trình cộng sinh.
Nguồn: Cracked.
Minh Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét