Trong chiến tranh thế
giới thứ 2 , có 1 người đã âm thầm chịu nguy hiểm tánh mạng , hết lần
này đến lần khác liều mình để cứu hơn 800 người xa lạ , mà không 1 lần
nói ra và cũng không chịu nhận mình là anh hùng .
Đó là tay đua xe đạp đường trường nổi tiếng của Ý , ông Gino Bartali .
Sanh
ra trong 1 gia đình nghèo khó ở Ý , ông Gino theo đạo Công giáo và hết
lòng tin tưởng Chúa Giesu , suốt cuộc đời mình ông luôn cố gắng sống
theo lời Chúa dạy. Ông có tài đua xe đạp , và đã nhiều lần đoạt giải
quán quân Ý .
Khi
chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ , chủ nghĩa Phát xít của Hitler phát
triển mạnh , từ Đức lan sang Ý . Mussolini là Thủ tướng Ý lúc bấy giờ ,
cũng là lãnh đạo tối cao của đảng Phát xít Ý . Mussolini theo tư tưởng
của Hitler , muốn dân tộc Ý cũng thuộc vào hàng cao cấp , nên rất o bế
các vận động viên có khả năng đoạt huy chương vàng quốc tế , để đem lại
vinh dự cho quốc gia , trong số đó có ông Gino Bartali .
Năm
1943 , khi quân đội Đức thắng lớn ở Châu Âu , Hitler điều quân vào đóng
ở 2 miền Trung và Bắc nước Ý , rồi bắt đầu ra lệnh vây bắt người Do
Thái ở đây , bắt được là toàn bộ giết hết bất kể già trẻ , gái trai .
Cho đến thời điểm đó , Hitler đã tàn sát trên 1 triệu người Do Thái ở
Đức .
Trước sự tàn
sát quá dã man này , nhà thờ Thiên Chúa Giáo không thể làm ngơ . Mặc dù
khác đạo , nhưng các Linh mục Công giáo đều cố gắng hết sức để cứu người
Do Thái . Đức Tổng Giám Mục giáo phận Florence , ông Elia Dalla Costa ,
bí mật cho in giấy tờ giả , thay đổi tên họ và quốc tịch của những
người Do Thái để biến họ thành người Ý . Nhưng họ sống rải rác khắp nơi
trên nước Ý , làm sao đưa giấy tờ giả đến cho họ mà không bị quân Hitler
phát giác ?
Đức
Tổng Giám Mục Elia Costa liền gọi ông Bartali đến , và nhờ ông làm người
đưa thư , đem các giấy tờ giả này đến cho các gia đình người Do Thái .
Ông Bartali liền vui vẻ nhận lời , dù rằng mỗi chuyến đi là 1 lần nguy
hiểm tánh mạng , nếu chẳng may bị phát giác bị bắt , thì ông sẽ lập tức
bị xử tử ! Không những thế , mà cả gia đình ông cũng sẽ bị xử chết theo !
Nhưng
nhờ là 1 tay đua nổi tiếng và còn là người được Mussolini sủng ái , nên
ông Bartali đã không bị nghi ngờ . Ông nhét giấy tờ vào trong tay lái
và khung xe đạp , và đạp xe đi khắp nơi giả bộ như đang tập luyện cho
giải đua sắp tới . Mỗi khi bị dừng tại trạm khám xét , ông yêu cầu không
phá chiếc xe của ông vì nó cần được lắp ráp đặc biệt để chạy nhanh hơn .
Cứ
như vậy hết ngày này qua ngày khác , ông Bartali đã âm thầm đem giấy tờ
giả đến cho từng gia đình , cứu được sanh mạng của hơn 800 người Do
Thái .
Thế nhưng cả
cuộc đời ông , ông không bao giờ hé răng nói cho ai biết ngoài con trai
của mình . Khi ông Bartali đã rất già và chế độ Phát xít Hitler đã sụp
đổ từ lâu , con trai ông muốn đem câu chuyện ra kể , thì ông vẫn gạt đi ,
và nói với con rằng :
"
Việc tốt là để làm , không phải để kể . Huy chương cao đẹp nhất là huy
chương mà chúng ta có thể đeo trong tâm hồn , chứ không phải là thứ mà
chúng ta đeo trên ve áo ! "
Chỉ
mới khoảng vài năm trước đây , sau khi ông Bartali đã qua đời được gần
10 năm , qua lời kể của nhiều gia đình Do Thái rằng họ đã được cứu như
thế nào , thì người ta mới biết đến hành động dũng cảm phi thường và
lòng nhân ái vô biên của ông Bartali .
Khi các gia đình này tìm đến con trai của ông Bartali để tạ ơn và vinh danh ân nhân , thì con trai ông đã nói :
"
Cha tôi không nhận lời tôn vinh ông ấy là anh hùng đâu . Ông ấy dặn tôi
rằng : Con phải nhớ cha không phải là anh hùng , cha chỉ là 1 người đua
xe bình thường . Khi mình làm việc tốt mà mình đem ra kể lể để được
khen thưởng hay được người đời ca tụng , thì là mình đã lợi dụng sự khốn
khó hay tai họa của người khác để kiếm lợi cho bản thân . Những người
anh hùng thật sự là những người đã phải chịu những mất mát to lớn về
tinh thần và xác thịt , chứ không phải là người có chút liều như cha đâu
! "
Thật là 1 tấm gương sáng ngời cho chúng ta suy ngẫm và học hỏi !
Nhờ
đâu mà ông Bartali có được đức tánh thánh thiện dường ấy ? Phải chăng
là nhờ ông đã làm theo lời dạy của Chúa Giesu , chứ không phải vì đã học
theo " tấm gương đạo đức của 1 lãnh tụ chính trị nào ?
( Ngoc Nhi Nguyen phỏng dịch )- Minh Lâm chuyển.
ảnh từ Wikipedia,Gino Bartali và chiếc xe đạp ,1950
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét