Chuyện đã xảy ra thậm chí với những móng bò, móng trâu, râu bắp, ốc
bươu vàng... rồi đến những dưa hấu, thanh long, trái vải, hành tím, thịt
heo... Rất tiếc, không ít người dân trong nước vì hám
lợi trước mắt nên cũng “chạy theo phong trào”, đến khi sực tỉnh thì đã
muộn! Khổ nỗi là bài học học mãi nhưng vẫn không thuộc nên họ lại bị
gạt lần thứ hai, lần thứ ba...
Ông bà ta có câu: “Cha nó lú còn có chú nó khôn!”. Lẽ ra, khi người
dân thật thà, chất phác, thậm chí vì ít học nên suy nghĩ không đến nơi
đến chốn thì sẽ có những cá nhân hoặc cơ quan có trách
nhiệm cảnh báo, can thiệp, hướng dẫn hoặc làm “trọng tài”, không để
người dân cứ ở thế “nắm dao đằng lưỡi”. Nhưng trên thực tế, người dân
luôn phải “tự bơi” trong bể thương trường với các đối tác
gian xảo, nham hiểm. Đến khi mọi việc trở nên tồi tệ, Nhà nước, các
đoàn thể, các hội nhóm có lao vào “giải cứu” cũng không kịp nữa. Ly nước
đổ không thể hốt lại cho đầy!
Theo tôi, bài học chưa bao giờ cũ ở đây là phải hết sức cảnh giác,
biết người biết ta khi làm ăn với “đối tác”. Và một khi vẫn còn sự hạn
chế trong nhận thức nơi người dân, Nhà nước hãy cố gắng thể
hiện vai trò là “người chú khôn”, tránh để dân lâm vào cảnh trắng tay,
“mất cả chì lẫn chài”!
Theo TBKTSG
bài học rất giá trị
Trả lờiXóa