錦瑟 CẨM SẮT
錦瑟無端五十弦, Cẩm sắc vô đoan ngũ thập huyền,
一弦一柱思華年. Nhất huyền nhất trụ tư hoa niên.
莊生曉夢迷蝴蝶, Trang Sinh hiểu mộng mê hồ điệp
蜀帝春心托杜鵑. Thục Đế xuân tâm thác đổ quyên.
滄海月明珠有淚, Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
藍田日暖玉生煙. Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.
此情可待成追憶, Thử tình khả đãi thành truy ức,
只是當時已惘然. Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.
李商隐
CHÚ THÍCH :
* Cẩm Sắt : Cẩm là Gấm, Sắt là Đàn, nên Cẩm Sắt là Cây Đàn Gấm. Ý chỉ Cây Đàn có hoa văn đẹp như gấm. Nói thêm về chữ SẮT 瑟: là cây đờn có 36 hoặc 50 dây được gỏ bằng 2 cây phím mà ta thường thấy trong các gánh hát Tiều hoắc hát Dù-Kê của Miên còn có tên là Tam thập Lục huyền cầm hay Ngũ thập huyền cầm. Trong bài thơ nầy là Ngũ Thập Huyền Cầm.
* Cẩm Sắt : Cẩm là Gấm, Sắt là Đàn, nên Cẩm Sắt là Cây Đàn Gấm. Ý chỉ Cây Đàn có hoa văn đẹp như gấm. Nói thêm về chữ SẮT 瑟: là cây đờn có 36 hoặc 50 dây được gỏ bằng 2 cây phím mà ta thường thấy trong các gánh hát Tiều hoắc hát Dù-Kê của Miên còn có tên là Tam thập Lục huyền cầm hay Ngũ thập huyền cầm. Trong bài thơ nầy là Ngũ Thập Huyền Cầm.
* Vô Đoan : là Khi khổng khi không, là Bỗng dưng... chỉ những điều không ngờ được, không tính trước được. Trong bài thơ có nghĩa Sao mà lại...
* Huyền là Dây đàn; Trụ là Trục đàn.
* Hoa Niên : Hoa là Tươi đẹp rực rỡ, nên Hoa Niên là Những năm tháng tươi đẹp rực rỡ, tức là chỉ Khoảng thời gian còn trẻ. Tuổi Hoa Niên là Tuổi lúc còn trẻ.
* Trang Sinh là Trang Chu tức là Trang Tử trong Đạo giáo, đạo tu để thành Tiên đó.
* Hiểu Mộng là Tỉnh Mộng, thức dậy sau một cơn mơ.
* Thục Đế là ông Vua nước Thục, còn được gọi là Vọng Đế. Người bị mất nước rồi hoá thành chim Đỗ Quyên là con chim Quốc ( con Cuốc ) của ta thường rống cổ kêu mãi suốt mùa hè rồi mửa máu mà chết. Như bà huyện Thanh Quan đã tả :
* Huyền là Dây đàn; Trụ là Trục đàn.
* Hoa Niên : Hoa là Tươi đẹp rực rỡ, nên Hoa Niên là Những năm tháng tươi đẹp rực rỡ, tức là chỉ Khoảng thời gian còn trẻ. Tuổi Hoa Niên là Tuổi lúc còn trẻ.
* Trang Sinh là Trang Chu tức là Trang Tử trong Đạo giáo, đạo tu để thành Tiên đó.
* Hiểu Mộng là Tỉnh Mộng, thức dậy sau một cơn mơ.
* Thục Đế là ông Vua nước Thục, còn được gọi là Vọng Đế. Người bị mất nước rồi hoá thành chim Đỗ Quyên là con chim Quốc ( con Cuốc ) của ta thường rống cổ kêu mãi suốt mùa hè rồi mửa máu mà chết. Như bà huyện Thanh Quan đã tả :
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
hay cụ thể hơn như trong thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến :
Khoắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ,
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng ngụyêt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ?
Ban đêm róng rả kêu ai đó ?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ !
*
Châu Hữu Lệ : là những hạt châu có những giọt lệ trong đó. Theo Thần
Tiên Truyện, giao nhân( người cá ) trong đêm trăng sáng ngước nhìn vào
bờ mà rơi hai hàng lệ, và mỗi giọt nước mắt đều là những hạt châu rơi
xuống biển xanh.
* Ngọc Sanh Yên : Theo tích xưa ở hụyên Lam Điền chuyên nuôi trồng và sản xuất ngọc. Vì tránh sự tranh giành của sai nha và quan lại địa phương, thần tiên đã mách bảo cho dân nghèo là nơi nào có khói bốc hơi nhè nhẹ trong núi là nơi đó có thể trồng ngọc được.
* Võng Nhiên : Không có để tâm đến, phớt lờ cho qua.
* Ngọc Sanh Yên : Theo tích xưa ở hụyên Lam Điền chuyên nuôi trồng và sản xuất ngọc. Vì tránh sự tranh giành của sai nha và quan lại địa phương, thần tiên đã mách bảo cho dân nghèo là nơi nào có khói bốc hơi nhè nhẹ trong núi là nơi đó có thể trồng ngọc được.
* Võng Nhiên : Không có để tâm đến, phớt lờ cho qua.
NGHĨA BÀI THƠ :
Cây đàn gấm sao khi không lại có tới năm mươi dây. Mỗi một dây mỗi một trục đều làm cho người ta nhớ lại tuổi hoa niên. Như Trang Tử sau khi thức giấc cứ mơ màng hoài không biết là mình mơ được hóa bướm hay là bướm đã hóa ra mình. Cũng như Thục Đế lòng xuân chưa dứt nên hóa ra chim Đỗ quyên kêu khóc suốt đêm thâu. Hay như giao nhân ngắm trăng sáng mà rơi thành châu lệ, hay như Lam Điền nắng ấm nên ngọc mới bốc khói mờ. Trong tình huống, tình cảnh nầy đáng lẽ phải được người ta nhớ đến, tiếc thương đến, nhưng không biết vì sao trong lúc đó người ta lại phớt lờ và quên mất tiêu luôn !
Bài thơ nầy đã đươc Nguyễn Du mượn ý để tả lại tiếng đờn của cô Kiều đờn khi Kim Kiều tái hợp :
... Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh ?
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đổ Quyên ?
Trong sao châu rỏ thuyền quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đong !
DIỄN NÔM :
CẨM SẮT
CẨM SẮT
Năm chục dây đàn gấm tuyệt vời,
Mỗi dây mỗi trục nhớ xuân thời.
Trang Chu tỉnh mộng còn ngờ bướm,
Thục Đế lòng xuân cuốc gọi trời.
Trăng sáng biển xanh châu rướm lệ,
Lam Điền nắng ấm ngọc thành hơi.
Tình nầy ý ấy hoài ghi nhớ,
Sao lúc bấy giờ lại để lơi ?!
Lục bát :
Đàn gấm có năm mươi dây,
Mỗi dây mỗitrục chứa đầy tuổi xuân,
Trang Sinh ngỡ bướm hóa thân,
Cuốc kêu Thục Đế âm thầm xót xa.
Lệ rơi thương hải châu sa,
Lam Điền nắng ấm ngọc đà bay hơi.
Tình nầy dằng dặc khôn nguôi,
Chỉ vì lúc ấy không người cảm thông !
Sao lúc bấy giờ lại để lơi ?!
Lục bát :
Đàn gấm có năm mươi dây,
Mỗi dây mỗitrục chứa đầy tuổi xuân,
Trang Sinh ngỡ bướm hóa thân,
Cuốc kêu Thục Đế âm thầm xót xa.
Lệ rơi thương hải châu sa,
Lam Điền nắng ấm ngọc đà bay hơi.
Tình nầy dằng dặc khôn nguôi,
Chỉ vì lúc ấy không người cảm thông !
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa