Mưa Sài Gòn
- Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…
Mùa mưa Sài Gòn hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát
cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và
cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đảo lộn.
1. Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?
Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:
- Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;
- Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa;
- Đối với người bán hàng rong… mưa là nỗi cực hình mỗi khi di
chuyển. Những gánh hàng ế ẩm làm nản lòng bậc làm cha mẹ khi mang lượng
hàng dư thừa về nhà trong lúc đàn con nheo nhóc chờ đợi buổi cơm chiều
có thêm vài thức ăn chứa nhiều protein hơn là khoai sắn;
- Đối với người làm công, lao động tay chân… mỗi cơn mưa là một
sự hành hạ xác thân vì phương tiện di chuyển đi về nghèo nàn, có thể xảy
ra tai nạn bất cứ lúc nào; cũng như có thể bị té ngã và ướt át nếu một
xe “ô tô” của đại gia nào đó chạy tạt qua mau quá…!
- Đối với những người có cuộc sống dư thừa, và sống bên ngoài lề xã hội Việt Nam đang oằn oại dưới ách chuyên chính vô sản Bắc Việt, mưa càng làm tăng thêm tính vô cảm xơ cứng trong tâm thức của họ.
Vì sao? Vì mưa sẽ tạo thêm điều kiện cho họ để đốt đô la cướp đoạt của
dân tộc qua những cuộc “nhất dạ đế vương”, trong những phòng lạnh đầy
tiện nghi bên cạnh những thân xác của phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải bán
thân.
Đứng về phương diện môi sinh, mưa ảnh hưởng lên Sài Gòn qua hai phương diện khách quan và chủ quan:
- Về khách quan, vì mưa tự dưng đến và tự dưng đi không báo trước (đối
với CSBV). Thật ra, mưa có thể được dự phòng trước nếu có một chính
quyền biết lo cho dân. Do đó mưa sẽ làm cho sinh hoạt của Sài Gòn sẽ
không bị xáo trộn;
- Về chủ quan, mưa Sài Gòn là một minh chứng hùng hồn nói lên tính bất
lực của những người quản lý đất nước hiện tại, bất lực vì hiện tượng
ngập lụt ở Sài Gòn vì mưa xảy ra hằng năm, nhưng họ vì lý do này hay lý
do khác vẫn để hiện tượng trên xảy ra triền miên trong suốt 43 năm qua.
Và ngay cả những ngày không mưa, Sài Gòn vẫn bị ngập lụt mỗi khi triều
cường lên!
2. Mưa ảnh hưởng lên Sài Gòn hôm nay
Thành phố Sài Gòn trước kia có cung cách
xây dựng, kiến trúc, cũng như quy hoạch phát triển thành phố
(urbanization) dựa trên dân số khoảng nửa triệu dân vào những năm 50 của
thế kỷ trước. Cầu cống và kinh rạch thoát nước dự trù giải quyết cho
lượng nước mưa độ 2000mm/năm được điều tiết thẳng vào sông Sài Gòn chỉ
sau một thời gian ngắn ngưng đọng ở những vùng thấp hơn mặt biển.
Ngày nay, với dân số ước tính trên 8 triệu, với diện tích xây dựng khu
dân cư và đường xá chằng chịt thiếu hệ thống hóa khiến cho dòng chảy của
mưa bị ngăn chận trong nhiều khu vực trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Hệ
thống cống rãnh không được nới rộng hay sửa chữa ở những vùng nội thành
và ngoại ô trước khi trở thành khu đô thị; từ đó chuyện ngập lụt đường
phố sau mỗi cơn mưa là câu chuyện “hằng ngày ở huyện”.
Thậm chí, một số ống dẫn nước sinh hoạt vào nhà dân cư mới xây dựng
trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều đường ống “cái” thay vì nằm sâu
trong lòng đất, lại được cho lấp đặt bên trong các cống thoát nước! Từ
đó, một vấn nạn mới cho bà con là… nhiều khi nguồn nước sinh hoạt của mình có màu và mùi khác lạ, vì ống nước bị bể (không biết có cùng nghĩa với chữ “vỡ” hay không?) và nước cống tràn vào!!!
Chúng ta không quên, vùng Sài Gòn trong những năm vừa qua đã xảy ra ba
cơn động đất nhẹ, mặc dù căn cứ theo cấu tạo địa chất và lịch sử của
vùng đất mới Sài Gòn thì không thể nào có động đất được.
Nguyên do vì sao?
Hiện nay tuy chưa có một cuộc khảo sát sâu rộng nào để truy tìm nguyên do của sự động đất, nhưng chúng ta có thể nói:
- Việc xây dựng quá tải làm cho mặt đất bị lún;
- Việc xử dụng nguồn nước ngầm bừa bãi và lượng nước mưa cần thiết cho
việc tái tạo nguồn nước ngầm không đủ để điều hòa dòng nước nguyên thủy;
Từ đó, ngoài các nghi vấn về nguyên do động đất trên, thỉnh thoảng trên
mặt báo từ những năm gần đây thường hay xảy ra những hố sụp trên mặt
đường gây thương vong cho những người di chuyển trên đường phố. Thậm chí
có những hố sâu và lớn đến nỗi có thể làm sụp và che khuất một chiếc xe
vận tải lớn…
Tóm lại, mặt đất vùng Sài Gòn vốn đã thấp, ngày nay càng thấp hơn so với
mặt biển như những vùng: Quận 6, Quận 10, Bình Chánh, Lê Minh Xuân… mặt
đất thấp hơn mặt biển hàng 50cm.
3. Các hướng giải quyết: Việc xây đê bao cho Sài Gòn
Ở các nước tây phương như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc quy hoạch phát triển
thành phố cần phải đi đôi với việc phòng ngừa ngập lụt. Việc phòng ngừa
này căn cứ vào hệ thống cống rãnh, xây dựng những hệ thống thoát nước
mưa lộ thiên. Ngoài ra, còn có những vùng đất thấp dùng để trữ lượng
nước mưa tạm thời (inundation pond). Và đến khi mùa khô, nơi nầy có thể
biến thành công viên cho người đi dạo khi không có nước mưa ứ đọng; và
mỗi khi mưa to, công viên thấp này biến thành một hồ “chứa nước” từ
nhiều khu vực trong thành phố để rồi vài ngày sau đó nước mưa sẽ biến
mất qua hai hiện tượng:
- Bốc hơi do ánh nắng mặt trời;
- Nước mưa qua thẩm thấu (perculation) vào lòng đất và làm đầy dòng nước ngầm phía bên dưới.
Rất tiếc, hai điều trên không xảy ra cho
vùng Sài Gòn. Hệ thống sông ngòi và kinh rạch ở Sài Gòn giống như những
tĩnh mạch trong cơ thể con người, trong đó người dân di chuyển và luân
lưu trong những dòng huyết mạch trên. Ngày nay những dòng nầy đã bị ứ
đọng, tắt nghẽn vì cholesterol và triglyceride (qua xây dựng) làm cho
dòng chảy bị hạn chế. Do đó việc ngập lụt xảy ra là đương nhiên.
Để giải quyết vấn đề này, vào ngày 8 tháng 4 năm 2013, thành phố Sài Gòn
qua sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới (World Bank), một hội nghị giữa
những người lãnh đạo thành phố Sài Gòn và thành phố Dutch of Rotterdam (Hoà Lan)
nhằm nâng cấp hệ thống kinh rạch vùng nội thành để giải quyết nạn ngập
lụt và dự án Việt-Hoà Lan hình thành trong chiều hướng nhắm đến việc
thích ứng với hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Và cũng được biết, dự án bị
chấm dứt nửa chừng vì… vụ kiện của triệu phú chả giò (?)
Chúng ta được biết hơn phân nửa đất thành phố trong nội thành (inner
city) chỉ cao hơn trên mặt biển khoảng một mét mà thôi. Căn cứ vào một
số khảo sát khoa học gần đây, việc sử dụng nguồn nước ngầm quá tải càng
làm tăng thêm nguyên nhân ngập lụt thành phố. Theo kết quả thăm dò của Ngân hàng Phát triển Á Châu thì khoảng 70% đất thành phố có nguy cơ ngập lụt thường xuyên
và hiện tượng này ngoài những lý do nêu trên còn là một nguy cơ ảnh
hưởng lên sức khỏe của người dân qua việc nhiễm trùng kiết lỵ
(Dysentery) và thổ tả (Cholera).
Chuyên gia Melissa Merryweather, một cố vấn quy hoạch kiến trúc
của thành phố tuyên bố rằng với tình trạng thành phố Sài Gòn hiện tại,
ngay cả với một chuyên gia phát triển thành phố thượng thặng cũng không
thể nào giải quyết vấn nạn ngập lụt nơi đây. CQ.
ở thành phố đã từng khởi xướng một kế hoạch xây dựng đê bao vòng đai
dài 106 dặm (172km) với kinh phí 2 tỷ 6 đô la để ngăn chặn vùng phía tây
sông Sàigòn; và dự án này không được Ngân hàng Thế giới chấp thuận vì
phương cách giải quyết việc ngăn ngừa ngập lụt không được hữu hiệu dưới
cặp mắt của nhiều nhà chuyên môn đối với địa chất của vùng nầy.
Một hướng giải quyết khác được đề nghị do công ty tư vấn Hòa Lan Royal Haskoning
với kinh phí 1 tỷ 4. Dự án này tương đương như dự án ở New Orleans (Hoa
Kỳ) là Hồ Ponchartrain là một hồ chứa rất lớn (có đường kính 24 miles)
để điều tiết mực nước mỗi khi mưa lũ… Tuy nhiên bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam không thỏa mãn với dự án trên vì chi phí
nhỏ không đủ để chi dụng cho những công đoạn “mờ ám”. Theo ông Hồ
Long Phi, một giáo sư của Đại học tpHCM, việc xây dựng một hệ thống
phòng ngừa ngập lụt ở Sài Gòn cần phải có nhiều biện pháp dài hạn và
giải quyết theo chiều hướng thuận lợi với thiên nhiên. Tuy nhiên những
phương án dự trù hiện tại nhằm mục đích giải quyết việc ngập lụt trước
mắt có tính cách thiển cận.
Đây sẽ là một nguy cơ cho các thế hệ về sau.
4. Thay lời kết
Nhân Ngày Nước Thế Giới 22/3 năm nay, Liên Hiệp Quốc lấy chủ đề là “Giải Pháp Cho Nước Dựa Vào Thiên Nhiên”
và mở hội nghị về hướng xử dụng và bảo vệ nguồn nước cho hợp lý và hợp
với thiên nhiên. Những khuyến cáo nêu ở phần trên, thiết nghĩ Việt Nam
cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa. Lý do là:
- Việt Nam tuy là một quốc gia có trữ lượng nước mặt và nước ngầm rất
lớn, nhưng vẫn thiếu nước căn cứ theo uớc tính của LHQ. Cũng theo đánh
giá trên, nguồn nước mặt và nước ngầm có dấu hiệu cạn kiệt.
Hiện nay lượng nước trung bình tính theo đầu người trên thế giới là
4.000 m3/người/năm, nhưng Việt Nam chỉ đạt được 3.800 m3/người/năm mặc
dù vũ lượng ở VN trung bình từ 1500 đến 2000 mm/năm. Phân bộ Khoa học
Nước thuộc UNESCO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) luôn luôn đặt trọng tâm
lên quyền bảo vệ trẻ em, để giúp đở trẻ em có đủ nhu cầu nước tối thiểu
trong đời sống để phát triển. Do đó một Phân bộ của Quỹ nầy là Chương trình Nước, Môi trường, và An toàn Vệ sinh
(Water, Environment, and Sanitation Program) đặt biệt theo dõi tình
trạng và nhu cầu nước của trẻ con và phụ nữ để làm thống kê và thông báo
cho thế giới những tin tức cập nhật về vấn đề nầy.
- Trong lúc đó, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) có mục đích giúp đỡ các quốc gia cố gắng đạt được sự phát triển con người bền vững bằng cách
trợ giúp phương tiện tài chính cũng như những chương trình phát triển
khác trong đó nạn cứu đói giảm nghèo là chính. Các chương trình liên
quan về nước của UNDP là:
1. Giúp đỡ các quốc gia trong cung cách quản lý nguồn nước;
2. Thành lập những trung tâm phát triển vùng khô;
3. Thiết lập hệ thống quản trị nguồn nước ngọt và môi trường như: phẩm
chất nước, hệ thống dẫn thủy nhập điền, nước ngầm, quản trị nguồn nước
giữa các quốc gia, nước và hệ sinh thái, nạn hạn hán và ngập lụt, và
việc quản lý nước trong các thành phố;
4. Quan trọng hơn cả là khuyến khích tư nhân hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ môi trường nhất là ở các thành phố lớn.
Còn Tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) đặt trọng tâm đến việc tăng trưởng
nguồn dinh dưỡng và tiêu chuẩn cho đời sống cũng như tăng khả năng sản
xuất trong nông nghiệp và điều kiện sống của người dân khắp nơi. Và để
thực hiện các chương trình trên, việc chính yếu phải làm là quản
lý và phát triển nguồn nước cho nông nghiệp để đi đến một sự phát triển
bền vững hầu tạo ổn định và nâng cao đời sống người nông dân.
Tạp chí IBTimes, Anh đã đăng tải lại những hình ảnh mang thông
điệp mạnh mẽ để nhắc nhở chúng ta rằng cứ 10 người lại có 1 người không
được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.
Nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn, là
nền tảng cho đời sống con người. Vì thế, hãy sử dụng nguồn nước một cách
có trách nhiệm, đừng lãng phí nó.
Chúng ta, những người con Việt quốc nội và hải ngoại cần phải lưu ý
khuyến cáo về những vấn đề trên vì vùng đất chúng ta đang cư ngụ hiện
tại cần phải được bảo vệ và bảo trì, nếu không, đây sẽ là một món nợ mà chúng ta đã vay mượn của các thế hệ về sau.
Mùa Lễ Lá 2018
Mai Thanh Truyết - Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Liệu tên Sài Gòn có bị mất tên không? liệu lấy lại được tên không?
Trả lờiXóaVì sao người Trung Quốc ngu thế?
Có phải do Bộ giao thông vận tải chưa được đi du học
Cảnh cửa địa ngục đang mở chờ Trung Quốc
Tin tức nóng hổi
ôi nghĩ ngày xưa mà vui thiệt đó :( sài gòn thật zui zui
Trả lờiXóamộ đá đẹp, da ga truc tuyen online, đá gà trực tuyến online
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa