Kỷ niệm Thầy Trò
Sáng nay,lúc 8h30 ngày 7-9-2016, tôi đi đưa đám tang Thầy Mai Văn Sít, về cực lạc Thái Bình,
Về nhà, lúc sau, trời mưa to, mây đen vần vủ....Thương tiếc một người
Thầy hiền hậu, hòa ái, cựu GS Trường THCL-TN, đã về cỏi vĩnh hằng.....
Kỷ niệm thời học sinh chợt trở về...
Trường THCL-TN, thành lập từ đầu năm học 1955,khoa đầu tiên 1955-56 ,phải học nhờ trường Tiểu học tỉnh lỵ TN.
Năm sau, 1956-57 có trường mới,8 phòng,1 trệt 1 lầu tại ngả Ba Đồn
Qua đệ nhị cá nguyệt, Thầy Tạ Cao Huê,Tô Thảo, Cô Hồng Vân,Nguyễn văn Vinh,Nguyễn An Khương,Vỏ văn Tam....là những
Thầy Cô đứng lớp Đệ Thất đầu tiên. Do thiếu GS, nên một Thầy Cô dạy nhiều môn khác nhau.Thầy Mai văn Sít dạy Pháp văn, Lý, Toán.Vạn vật
Trong một lớp Pháp văn, giờ Thầy, một học sinh đọc bài. Do
không biết đọc, từ" M.Vincent", anh ta hỏi bạn ngồi gần cách đọc. Anh
bạn bảo đọc y như vậy. Khi nghe đọc, Thầy hỏi: " Cái gì
M.Vincent...Zero...về chổ...." Cả lớp cười rần rần...
Sau năm
1975,tôi đi học cải tạo về, phải bôn ba kiếm sống. Một lần, đi thồ đường
tán, tôi gặp Thầy, đang làm quản lý cho một ông chủ lò đường, dân Củ
Chi. Hôm đó, lò hư máy ép mía, ông chủ đang lui cui sửa máy, quay lại
bảo Thầy" Anh lấy cho tôi cái mỏ lết" Thầy mang lại cái kềm bấm....Ông
chủ lắc đầu" Đúng là ông Thầy giáo...!!"
Gần đây, sau lần tai biến MM não lần
1, Thầy đã chậm chạp, nhưng tinh thần vẫn minh mẫn. Một buổi chiều, chạy
xe gắn máy qua Thương Binh, tôi gặp Thầy đứng bên lề đường. Tôi dừng
xe, chào Thầy" Thầy đi đâu vậy..?" Thầy bảo" Tao đi góp tiền Dân phòng
khu phố" Tôi bật cười" Thầy già rồi, để người khác làm..." Tôi đưa Thầy
qua đường, về nhà...
Lần gặp cuối cùng, vỉnh viễn giữa Thầy và Trò.....Ôi, một kiếp phù du, hữu sinh, hữu hoại.....
Ý kiên 1 người đồng môn THTN khác:ph
Anh K.Dũng có kể lai chuyện Thầy Sít nhầm lẫn giũa cái "mỏ lết" (cle' ) và "cây kiềm" (glaive).
Thật ra có lý do (ko phải làm thầy gíao là ko biết gì các dụng cụ cơ khí)
là thầy nghe không rõ và tâm trạng lúc đó không tốt lắm.
Các bạn biết sau 1975,tại các tỉnh,thầy gíao (chế độ cũ) thường bị xem rẻ nên hầu hết ở trong tâm trạng bất an.
Sau ngày 30/4/1975,ở các lớp đệ nhị cấp có tổ chức HSGP.các em hay ghi chép các phát biểu đối lập ngoài bài học của thầy cô và báo cáo với ban Quân quản do đó nhiều Thầy Cô cũng mặc cảm,mất hứng thú giảng dạy vì sợ.,thêm nữa,gánh nặng gia đình .
Có một điều tôi phải nhắc lại là Thầy Cô hồi đó khi đi dạy học rất hết lòng với học trò,không phân biệt địa vị học sinh,giàu nghèo đều đối xử như nhau,khong vì bạn nầy là con ông nọ bà kia mà biệt đãi.
Cha mẹ thì lo làm lụng vất vã mưu sinh nên đâu có dịp gặp thầy hỏi han về con cái (cá nhân tôi cũng ko cho việc nầy là tốt đâu ).Tôi xin kể 1 chuyện cá nhân :
Khi tôi tốt nghiệp TH.Đệ nhất cấp kỳ 2 (1960,) được đọc tên trên Radio,Thầy Vỏ văn Tam đi chợ Long Hoa, đã tới nhà báo tin cho gia đình tôi hay.Lúc đó mẹ tôi mới biết Thầy ở trường THCLTN.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
CON ĐƯỜNG "HOÀNG TUYỀN LỘ" BỊ CẤM 400 NĂM CỦA TRUNG QUỐC: CON ĐƯỜNG THÔI MIÊN KHÔNG AI DÁM ĐẶT CHÂN TỚI
Tưởng chừng tiến bộ khoa học có thể làm mờ dần đi những ám ảnh của con người về thế giới siêu nhiên, nhưng trong thế giới rộng lớn này, vẫn ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét